milo_buffo

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Những yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhất. (Nghiên cứu trường hợp tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên) : Luận văn ThS. Đo lường và đánh giá trong giáo dục : 60 14 01 20
Nhà xuất bản: Viện đảm bảo chất lượng giáo dục
Ngày: 2014
Miêu tả: Luận văn ThS. Luận văn ThS. Đo lường và đánh giá trong giáo dục - Viện đảm bảo chất lượng giáo dục -- . Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014

Ngôn ngữ: vie
Kiểu: Text
Định dạng: 97 tr. + CD-ROM + Tóm tắt
Text/pdf
Bảo hiểm: Thư viện nhà C1T - 144 Xuân Thủy – Cầu Giấy – Hà Nội
Quyền: Access limited to members
Link tải Free download cho anh em kết nối:
Tài liệu đang trong kho của Ket-noi, ai cần thì trả lời để mods up lên cho

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................1
2.Mục đích nghiên cứu............................................................................................2
3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài............................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................3
4.1. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu ...............................................................3
4.2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................3
4.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................4
4.4. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................5
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN..............................................6
1.1.Cơ sở lý luận .....................................................................................................6
1.1.1.Hoạt động học tập của sinh viên................................................................6
1.1.2. Hứng thú..................................................................................................11
1.1.3. Hứng thú học tập của sinh viên ..............................................................16
1.2. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề nghiên cứu ..............................................25
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới...................................................................25
1.2.2.Các nghiên cứu ở Việt Nam.....................................................................28
CHƢƠNG II: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................34
2.1. Sơ lược về địa bàn và khách thể nghiên cứu..................................................34
2.1.1. Địa bàn nghiên cứu .................................................................................34
2.1.2. Mẫu nghiên cứu.......................................................................................35
2.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................36
2.3.Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................36
2.3.1. Phương pháp điều tra .............................................................................36
2.3.2. Phương pháp phỏng vấn .........................................................................37
2.3.3. Phương pháp thống kê toán học .............................................................38
2.4. Đánh giá bộ công cụ thử nghiệm ..................................................................38
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG ..............................41
3.1. Thực trạng hứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhất..............................41
3.1.1. Nhận thức về mục đích học tập...............................................................41
3.1.2. Thái độ của sinh viên đối với học tập .....................................................453.1.3.Biểu hiện hứng thú học tập qua hành vi của sinh viên ............................48
3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhất.65
3.3. Một số biện pháp nâng cao hứng thú học tập cho sinh viên năm thứ nhất
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên...................................................74
3.3.1. Thực trạng biện pháp nâng cao hứng thú học tập của sinh viên năm thứ
nhất....................................................................................................................74
3.3.2.Một số đề xuất về các biện pháp để tự nâng cao hứng thú học tập cho
sinh viên năm thứ nhất ......................................................................................78
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................83
1. Kết luận .............................................................................................................83
1.1. Hứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhất Trường Cao đẳng Kinh tế -
Kỹ thuật Điện Biên chưa cao. ...........................................................................83
1.2. Hứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhất chịu ảnh hưởng bởi các yếu
tố khách quan và chủ quan khác nhau...............................................................84
1.3. Nhìn chung, sinh viên năm thứ nhất đã có những biện pháp để làm tăng
hứng thú học tập để đạt hiệu quả như: ..............................................................85
2. Khuyến nghị ......................................................................................................85
2.1. Về phía xã hội.............................................................................................85
2.2. Đối với nhà quản lý trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên ........85
2.3. Về phía giảng viên......................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................88
PHỤ LỤC.................................................................................................................90
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phii
DANH MUC̣ CÁ C BẢ NG
Bảng 2.1. Các thông số về độ tin cậy ...........................................................................40
Bảng 3.1. Nhận thức về mục đích học tập của sinh viên năm thứ nhất ....................41
Bảng 3.2. So sánh nhận thức về mục đích học tập của sinh viên .............................43
năm thứ nhất giữa các nhóm .....................................................................................43
Bảng 3.3. Thái độ của sinh viên đối với học tập.......................................................45
Bảng 3.4: So sánh thái độ học tập của sinh viên năm thứ nhất giữa các nhóm ........47
Bảng 3.5. Kết quả đánh giá của sinh viên về hành vi hoc̣ tâp̣ trên lớp.....................49
Bảng 3.6. So sánh hành vi học tập trên lớp giữa các nhóm sinh viên ......................51
Bảng 3.7. So sánh hành vi học tập ngoài lớp bắt buộc của sinh viên .......................54
Bảng 3.8. So sánh hành vi học tập ngoài lớp bắt buộc giữa các nhóm sinh viên .....58
Bảng 3.9. So sánh hành vi học tập ngoài lớp bắt buộc giữa các nhóm sinh viên .....59
Bảng 3.10. Hành vi học tập ngoài lớp không bắt buộc của sinh viên.....................60
Bảng 3.11. So sánh hành vi học tập ngoài lớp không bắt buộc ................................63
giữa các nhóm sinh viên............................................................................................63
Bảng 3.12. Các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập của sinh viên ..................65
Bảng 3.13. Các biện pháp nâng cao hứng thú học tập của .......................................74
sinh viên năm thứ nhất ..............................................................................................74
Bảng 3.14. So sánh biện pháp nâng cao hứng thú học tập giữa các ngành học........77
Bảng 3.15. Ý kiến đề xuất về các biện pháp nâng cao hứng thú học tập..................78
Bảng 3.16. So sánh ý kiến đề xuất của sinh viên ......................................................81
về các biêṇ pháp nâng cao hứng thú hoc̣ tâp̣ ............................................................81ii
DANH MUC̣ CÁ C BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo sát thái độ học tập của sinh viên ....................................46
Biểu đồ 3.2. So sánh hành vi học tập trên lớp của sinh viên giữa các ngành học ....53
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại đã đặt ra những yêu
cầu cao về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Tổ chức UNESCO đã khẳng định
“Nền giáo dục hiện nay và tương lai phải dựa trên bốn trụ cột: Learning to Know –
Học để biết; Learning to do – Học để làm; Learning to be – Học để khẳng định
mình; Learning to live together – Học để cùng chung sống” (Đề xướng của
UNSECO về giáo dục thế kỷ XXI). Vì thế nắm được những tri thức khoa học cơ
bản, đặc biệt họ có khả năng tự học, tự nghiên cứu, có kỹ năng, kỹ xảo để đáp ứng
được sự phát triển nhanh chóng của thực tế, là vấn đề luôn được coi trọng.
Sinh viên là đội ngũ tri thức tương lai của đất nước, sự phát triển của đất
nước đòi hỏi phải có lực lượng lao động có trình độ khoa học, tay nghề cao. Hoạt
động học tập ở bậc đại học là một hoat động tâm lý được tổ chức một cách độc đáo
nhằm mục đích giúp sinh viên trở thành những người phát triển toàn diện, sáng tạo
và có trình độ chuyên môn cao. Do đó hứng thú học tập giữ một vai trò đặc biệt
quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của các quá trình học tập.
Hứng thú học tập chính là thái độ, nhận thức đặc biệt của chủ thể đối với học
tập, vì sự cuốn hút về mặt tình cảm và có ý nghĩa thiết thực của nó trong đời sống
cá nhân. Nhờ hứng thú, sinh viên có thể giảm bớt mệt mỏi, căng thẳng, tăng sự chú
ý, thúc đẩy tính tích cực tìm tòi, sáng tạo trong quá trình học tập và dễ dàng thành
công trong học tập.
Thực tế cho thấy sinh viên năm thứ nhất nói chung và sinh viên năm thứ nhất
ở trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên nói riêng phần lớn là học sinh
đang thực hiện bước chuyển tiếp từ môi trường học tập ở phổ thông sang môi
trường học tập ở trường cao đẳng. Với những khác biệt về khối lượng, nội dung
kiến thức, phương pháp giảng dạy, hình thức học tập..... Ngoài ra hầu hết sinh viên
của trường xuất thân là con em đồng bào các dân tộc thiểu số từ các bản, làng khác
nhau, với môi trường, điều kiện kinh tế khác biệt so với nhịp sống của thành
phố.Tất cả những khác biệt đó đã gây ra không ít những khó khăn khiến sinh viên
rất dễ chán nản, sao nhãng công việc học tập hay không theo kịp, không đáp ứng2
được yêu cầu học tập. Vì vậy việc chuyển tiếp từ bậc học phổ thông lên cao đẳng
có những biến đổi mạnh mẽ đã ảnh hưởng nhất định đến việc học tập, hứng thú học
tập của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên.
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên là một trong những trường
chuyên nghiệp trọng điểm của hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu. Do đó vấn đề chất
lượng đào tạo luôn được quan tâm hàng đầu, nên việc tìm hiểu những yếu tố ảnh
hưởng đến hứng thú học tập và tìm ra những biện pháp nâng cao hứng thú học tập
của sinh viên năm thứ nhất là việc làm cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả học
tập của họ. Trong thời gian qua cũng đã có các công trình nghiên cứu về hứng thú
học tập của học sinh, sinh viên với một môn học cụ thể nào đó. Nhưng vấn đề tìm
hiểu nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập của sinh viên nói
chung và sinh viên năm thứ nhất nói riêng với những thay đổi về môi trường học
tập mới vẫn chưa được quan tâm.
Xuất phát từ những lý do trên, tui đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Những
yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhất”
(Nghiên cứu trường hợp tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên).
2.Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu này hướng tới những mục tiêu sau:
Tìm hiểu hứng thú học tập và hệ thống hóa cơ sở lý luận về hứng thú học
tập.
Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập của sinh viên
năm thứ nhất Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên.
Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp để nâng cao hứng thú học tập cho
sinh viên năm thứ nhất tại trường.
3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Đề tài giới hạn trong phạm vi nghiên cứu sau:
Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập của sinh viên năm
thứ nhất ở các biểu hiện như: nhận thức, thái độ, hành vi,bạn bè, hoàn cảnh gia
đình, môi trường học tập.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
4.1.1. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung trả lời câu hỏi nghiên cứu
sau:
Câu hỏi 1: Hứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhất hiện nay thế nào?
Câu hỏi 2: Các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến hứng thú học
tập của sinh viên năm thứ nhất Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên là
gì?
4.1.2. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết rằng: hứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhất chưa cao và có
hai nhóm nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hứng thú học tập của sinh viên năm thứ
nhất Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên đó là:
4.1.2.1. Nhóm yếu tố thuộc về chủ quan của sinh viên (bên trong)
- Mục đích học (động cơ học tập, kiên định học tập, cạnh tranh học tập)
- Lựa chọn ngành học
- Giới tính
- Tâm lý (phương pháp học tập, môi trường học tập mới, thiếu hụt về kiến thức)
4.1.2.2. Nhóm yếu tố thuộc về khách quan (bên ngoài)
- Môi trường học tập, bạn bè
- Phương pháp giảng dạy của giảng viên
-Các môn học khác nhau (tự nhiên, xã hội, nghề nghiệp)
- Điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ học tập
- Ảnh hưởng từ gia đình, nơi cư trú
Nếu có các giải pháp tích cực, phù hợp tác động sẽ giúp sinh viên năm thứ
nhất giảm bớt được những ảnh hưởng trên.
4.2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.2.1. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài bao gồm :4
- 232 sinh viên năm thứ nhất của trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên.
4.2.2.Đối tượng nghiên cứu
Hứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhất tại Trường Cao đẳng Kinh tế -
Kỹ thuật Điện Biên.
Đề tài nghiên cứu trong 12 tháng: Từ tháng 12/ 2011 đến tháng 12/2012.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
4.3.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Tham khảo các công trình nghiên cứu, sách, báo, tạp chí chuyên ngành về
các vấn đề liên quan đến nghiên cứu hứng thú học tập và các yếu tố ảnh hưởng đến
hứng thú học tập của sinh viên.
4.3.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi.
Phương pháp thử nghiệm.
Phương pháp quan sát.
Phương pháp trao đổi kinh nghiệm.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan
đến đề tài nghiên cứu.
Phương pháp khảo sát, điều tra xã hội học.
Để minh họa thêm cho kết quả nghiên cứu đề tài sử dụng phương pháp
phỏng vấn sâu có chọn mẫu thay mặt đối với sinh viên các khóa trước của từng
chuyên ngành và sinh viên Lào, thông qua bảng hỏi.
Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê (sử dụng phần mền SPSS)
4.3.3. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
4.3.3.1. Phương pháp khảo cứu lý thuyết
4.3.3.2. Phương pháp điều tra khảo sát: thực hiện qua hai bước
Bước 1. Nghiên cứu sơ bộ: Thực hiện bằng phương pháp định tính thông
qua phương pháp phỏng vấn sâu với sinh viên bằng phương pháp phỏng vấn “mặt -
đối - mặt” kết hợp với phát bảng hỏi thăm dò để điều chỉnh cách sử dựng thuật
ngữ, thang đo.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để minh họa thêm cho đề tài.
Bước 2. Nghiên cứu chính thức: thực hiện thông qua nghiên cứu định lượng,
sử dụng kỹ thuật thu thập thông tin qua việc phát bảng hỏi, lấy phiếu điều tra trên
các đối tượng: giảng viên, sinh viên năm thứ nhất, Ban giám hiệu. Mục đích của
nghiên cứu này là để sàng lọc các biến quan sát, xác định thành phần cũng như độ
giá trị, độ tin cậy của thang đo và kiểm định lại mô hình lý thuyết, tìm ra mối tương
quan giữa các yếu tố giả thuyết và thực tế.
3.3.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: tham khảo ý kiến của các chuyên gia có
kinh nghiệm trong giáo dục cao đẳng, đại học và đo lường đánh giá trong giáo dục.
4.3.3.4. Phương pháp thống kê toán học: thu thập và xử lý số liệu trong quá trình
nghiên cứu: phần mềm SPSS.
4.4. Phạm vi nghiên cứu
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên6
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN
1.1.Cơ sở lý luận
1.1.1.Hoạt động học tập của sinh viên
1.1.1.1.Khái niệm “Sinh viên”
Thuật ngữ “Sinh viên” có nguồn gốc từ tiếng Latinh là “Student”, có nghĩa là
người tìm kiếm, khai thác tri thức.
Sinh viên là người làm việc nói chung nhưng vẫn chưa phải là người làm
việc độc lập trong các tổ chức lao động, sản xuất của xã hội. Sinh viên chỉ là những
người đang trong quá trình tích lũy phẩm chất, tri thức, kỹ năng..., về nghề nghiệp
để đáp ứng yêu cầu của xã hội trong tương lai. Để làm được điều này bản thân sinh
viên phải nỗ lực học tập, rèn luyện dưới sự hướng dẫn của giảng viên.
Đặc điểm tâm lý lứa tuổi sinh viên:
Lứa tuổi sinh viên thường là từ 18 đến 25 tuổi, đây là thời kỳ hoàn thành và
ổn định sau những biến đổi sâu sắc của tuổi dậy thì. Lứa tuổi sinh viên là giai đoạn
đang chuẩn bị cho việc hình thành nghề nghiệp ổn định và bắt đầu bước vào phạm
vi hoạt động lao động.
Hoạt động học tập của sinh viên là hoạt động đi vào nghiên cứu chuyên sâu
những chuyên ngành khoa học cụ thể nhằm trở thành người nắm vững những kiến
thức chuyên môn trong các lĩnh vực khoa học nhất định. Chính vì vậy, sinh viên
phải có sự phối hợp các thao tác tư duy phân tích, so sánh, tổng hợp, trìu tượng hóa,
khái quát hóa..., trong quá trình học tập. Đồng thời sinh viên cũng phải hình thành
cho bản thân năng lực nghiên cứu khoa học trong quá trình học tập. Vì hoạt động
học tập của sinh viên là một hoạt động độc lập, tự chủ và sáng tạo cao. Bản thân
sinh viên phải tự đào tạo, xây dựng kế hoạch, phương pháp học tập phù hợp với
ngành nghề mình đang theo học và theo yêu cầu của nhà trường. Trong qua trình
học tập sinh viên phải nhanh nhạy, sắc bén trong việc lĩnh hội, phân tích và giải
quyết các vấn đề. Lúc này họ đào sâu suy nghĩ, mở rộng kiến thức không chỉ qua
những bài học trên lớp của các thầy cô mà đi sâu vào phân tích, hệ thống qua các
tài liệu chuyên môn, qua các hội thảo về ngành nghề mà mình đang theo học, qua
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
các phương tiện truyền thông.... Điều đó làm cho lượng tri thức mà sinh viên tích
lũy được thường rất lớn, khơi gợi trong họ nhu cầu khám phá và say mê học hỏi
những cái mới, vấn đề chuyên sâu của khoa học.
Và một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng của sinh viên là sự phát
triển mạnh mẽ của sự tự ý thức. Tự ý thứ có liên quan chặt chẽ với tính tích cực của
sinh viên, đến trình độ học lực cũng như kế hoạch sống trong tương lai của sinh
viên. Những sinh viên có kết quả học tập cao thường chủ động, tích cực trong việc
tự nhìn nhận, tự đánh giá, tự kiểm tra hành động, thái độ, cư xử, cử chỉ giao tiếp để
hướng tới hoàn thiện bản thân mình. Ngược lại những sinh viên có kết quả học tập
thấp dễ tự đánh giá mình không phù hợp dẫn đến tự hoàn thiện mình đạt mức thấp.
Thành phần có ý nghĩa nhất tạo nên sự phát triển tự ý thức của sinh viên là
năng lực tự đánh giá, thể hiện ở thái độ đối với bản thân. Tự đánh giá hình thành
nên lòng tự trọng, tự tin, tính tích cực trong nhân cách của sinh viên và nó thực
hiện trong đời sống với toàn bộ cấu trúc của mối liên hệ nhân cách.
Tự đánh giá phản ánh năng lực tự hiểu biết, phản ánh kỹ năng điều khiển bản
thân. Sự tự đánh giá của cá nhân có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của hoạt động,
đặc biệt là tự đánh giá về trí tuệ ở trường cao đẳng, đại học là giai đoạn sinh viên tự
học tập, khám phá, tìm tòi, hiểu những tri thức chuyên ngành mình đang theo học.
Do đó tự đánh giá có tác dụng rất lớn đối với sự hình thành và phát triển các phẩm
chất trí tuệ trong quá trình học tập ở bậc cao đẳng, đại học. Nếu sinh viên tự đánh
giá đặc điểm trí tuệ ở mức thấp sẽ gây ra những khó khăn trong quá trình học tập,
ngược lại những đặc điểm trí tuệ được đánh giá đúng mức cho đến cao là cơ sở tốt
cho hoạt động học tập ở bậc cao đẳng, đại học.
Bên cạnh đó đời sống tình cảm của sinh viên cũng có biểu hiện rất phong
phú, có tính hệ thống và bền vững. Đây là thời kỳ phát triển tích cực nhất của các
loại tình cảm: Tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, thẩm mỹ. Đặc biệt ở lứa tuổi này
là sự phát triển mạnh mẽ có tính định hướng khá sâu sắc về tình yêu nam nữ. Qua
hoạt động học tập, giao lưu, sinh hoạt ngoại khóa, sinh viên có điều kiện tiếp xúc và
gặp gỡ, tìm hiểu nhau. Dần dần tình yêu nam nữ sẽ nảy sinh từ những tình cảm bạn8
bè chân thành, đồng cảm và gắn bó. Tình bạn, tình yêu lứa tuổi sinh viên nhìn
chung tương đối đẹp đẽ, trong sáng và bền vững. Tình cảm này cũng có tác động
tích cực trong việc giúp sinh viên chia sẻ vui buồn, cùng nhau học tập.
1.1.1.2. Hoạt động học tập
a, Hoạt động:
Theo Vũ Dũng [4] “Hoạt động là hiện tượng đặc thù của xã hội loài người,
vì để tồn tại, phát triển và đạt được những thành tựu như ngày hôm nay, con người
luôn phải hoạt động. Như vậy có thể nói, hoạt động là cách tồn tại của con
người trong hiện thực khách quan”.
Theo Đinh Duy Phương [5] “Hoạt động là một tổ hợp tác động vào đối tượng
nhằm mục đích thỏa mãn một nhu cầu nào nhất định và chính kết quả hoạt động là
sự cụ thể nhu cầu của chủ thể”.
Như vậy hoạt động của con người chính là quá trình tác động vào đối tượng
nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó. Thông qua đó khi nhu cầu này được thỏa mãn thì sẽ
xuất hiện nhu cầu mới ở mức độ cao hơn, lúc đó con người phải tiến hành các hoạt
động mới khác và hoạt động của con người gồm hai quá trình diễn ra thống nhất với
nhau: quá trình khách thể hóa và quá trình chủ thể hóa đối tượng. Về bản chất, hoạt
động có bốn đặc điểm cơ bản: tính đối tượng, tính chủ thể, tính gián tiếp và tính
mục đích.
b, Khái niệm “Hoạt động học tập”:
Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về hoạt động học tập tùy thuộc
vào cách tiếp cận.
Theo Vũ Dũng [4] “Học là quá trình nắm bắt kinh nghiệm của chủ thể”.
L.B. Enconhin cho rằng: nội dung cơ bản của hoạt động học tập là lĩnh hội tri
thức và được xác định bởi cấu trúc, mức độ phát triển của hoạt động học tập.
I.B. Intenxơn cho rằng: học tập là loại hoạt động đặc biệt của con người có
mục đích nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và các hình thức nhất định của hành
vi. Nó bao gồm cả ý nghĩa nhận thức và thực tiễn.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
V.V. Đavưđôv lại quan niệm học tập dựa trên cơ sở nâng cao trình độ tư duy
lý luận.
A.V. Petrôvki lại coi hoạt động học tập là vấn đề phẩm chất tư duy và kết
hợp các hoạt động trong việc thực hiện mục đích và nhiệm vụ giảng dạy.
Còn D.N. Bo goiavlenxki và N.A. Mentrinxcai chú ý nhiều nhất trong hoạt
động học tập là sự phát triển quan hệ giữa phân tích và tổng hợp.
Tác giả Việt Nam, Nguyễn Dịu Hoa cho rằng: “Học là quá trình tương tác
giữa cá thể với đối tượng, kết quả dẫn đến sự biến đổi bền vững về nhận thức , thái
độ hay hành vi của cá thể đó ”.
Hiện nay, quan niệm về hoạt động vẫn chưa thống nhất, một số tác giả xem
xét hoạt động học tập liên quan đến nhận thức hay liên quan với tư duy và có liên
quan đến nghề nghiệp. Khái niệm hoạt động học tập được tác giả tiếp cận theo cách
khác nhau nhưng đều có điểm chung là xem hoạt động học tập là hoạt động có mục
đích, tự giác có ý thức về động cơ và trong đó diễn ra các quá trình nhận thức đặc
biệt là quá trình tư duy.
Từ những khái niệm trên của các tác giả, có thể hiểu khái quát về hoạt động
học tập như sau: hoạt động học tập là một hoạt động có mục đích của chủ thể nhằm
lĩnh hội, tiếp thu những tri thức, kinh nghiệm của xã hội loài người được kết tinh
trong nền văn hóa xã hội, qua đó giúp chủ thể phát triển và hoàn thiện nhân cách.
Hoạt động học tập bao giờ cũng nhằm thỏa mãn một nhu cầu học nhất định,
được kích thích bởi các động cơ học và được thực hiện bởi một hoạt động chuyên
biệt. Học tập không chỉ đem lại cho người học kinh nghiệm cá nhân mà còn giúp
người học lĩnh hội được các tri thức khoa học đã được loài người thực nghiệm và
khái quát hóa thành những chân lí phổ biến. Vì vậy, xã hội càng hiện đại, khoa học
càng phát triển thì học tập càng đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của cá
nhân và xã hội.
Đặc điểm của hoạt động học tập là tri thức và kỹ năng, kỹ xảo tương ứng.
Mục đích mà hoạt động học tập hướng đến là chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo
xủa xã hội mà thông qua sự tái tạo của cá nhân. Do đó người học phải tích cực tiến10
hành các hoạt động học tập bằng chính ý thức tự giác và năng lực trí tuệ của bản
thân.
Điểm đặc trưng của hoạt động học tập là hướng vào làm thay đổi và phát
triển chính chủ thể, trong khi các hoạt động khác hướng vào làm thay đổi khách thể.
Đây chính là điểm độc đáo, khác biệt giữa hoạt động học tập với các hoạt động
khác. Hoạt động học tập không làm biến đổi nội dung của tri thức khi nó được lĩnh
hội mà chỉ làm thay đổi chính bản thân chủ thể hoạt động học tập. Thông qua những
tri thức mà người học chiếm lĩnh được sẽ làm cho tâm lý của chủ thể thay đổi và
phát triển.
Hoạt động học tập được điều khiển một cách có ý thức nhằm tiếp thu tri
thức, kỹ năng, kỹ xảo. Đồng thời hoạt động học còn hướng vào việc tiếp thu những
tri thức của chính bản thân hoạt động, nghĩa là hướng vào học cách tiến hành hoạt
động học tập, học phương pháp học tập.
1.1.1.3. Đặc điểm học tập của sinh viên
a) Khái niệm: theo Vũ Dũng [4] “Hoạt động học tập của sinh viên”: “Hoạt động
học tập của sinh viên là một hoạt động nhận thức cơ bản của sinh viên, được thực
hiện dưới sự hướng dẫn của cán bộ giảng dạy, nhằm nắm vững hệ thống kiến thức,
kỹ năng về một loại nghề nghiệp nào đó, làm cơ sở cho hoạt động nghề nghiệp
trong tương lai”.
b) Đặc điểm hoạt động học tập của sinh viên:
Học tập ở bậc cao đẳng, đại học, là nhằm đào tạo, bồi dưỡng sinh viên hướng
vào việc hình thành những chuyên gia phát triển toàn diện và có trình độ nghiệp cụ
cao. Vì vậy ngoài những đặc điểm chung của hoạt động học tập, học tập của sinh
viên còn có những đặc điểm riêng sau đây:
Tính chuyên nghiệp: Hoạt động học tập của sinh viên hướng vào việc hình
thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách người chuyên gia trong các lĩnh vực
nghề nghiệp tương ứng. Do đó học tập của sinh viên có sự thay đổi rất lớn so với
học tập của học sinh phổ thông. Học tập của sinh viên mang tính đặc trưng của
hoạt động nghề nghiệp tương lai, mục đích là chiếm lĩnh, hệ thống kiến thức, kỹ
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi11
năng và thái độ nghề nghiệp, hình thành những phẩm chất của người chuyên gia
tương lai. Tóm lại trong quá trình học tập sinh viên phải xây dựng cho mình nhân
cách đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp sau này.
Tính độc lập cao trong học tập: xuất phát từ yêu cầu của việc đào tạo người
có chuyên môn giỏi trong tương lai, học tập ở sinh viên đòi hỏi mức độ trí tuệ cao,
sự tự ý thức đầy đủ về hoạt động của bản thân. Sinh viên phải nhận thức được mình
là chủ thể của hoạt động học tập, là người tổ chức, định hướng và kiểm tra quá trình
học tập. Tính độc lập trong học tập của sinh viên thể hiện trong suốt quá trình học
tập, từ việc tích cực giải quyết các nhiệm vụ học tập đến việc sưu tầm tài liệu tham
khảo (Đến thư viện đọc tài liệu tham khảo, tự bổ sung, cập nhật thông tin) lập kế
hoạch học tập phù hợp và nỗ lực thực hiện nó. Mặt khác học tập của sinh viên
mang tính chất nghiên cứu buộc sinh viên phải có tính độc lập, xây dựng phương
pháp học tập, nghiên cứu khoa học độc lập, tự chủ.
Tính thực tiễn: thể hiện ở việc chú trọng phương pháp học bộ môn, cách thức
nghiên cứu khoa học, thực hành, thí nghiệm,..., phục vụ cho nghề nghiệp tương lai.
Ngoài việc nắm vững hệ thống kiến thức lý luận ở trình độ cao, sinh viên phải phát
triển kỹ năng ứng dụng và khả năng sáng tạo vào lĩnh vực chuyên môn của bản thân
trong quá trình học tập. Đồng thời tính thực tiễn trong học tập của sinh viên còn thể
hiện ở việc đáp ứng những đòi hỏi của xã hội đối với việc đào tạo đội ngũ chuyên
gia trong các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội.
Tóm lại: hoạt động học tập của sinh viên là hoạt động trí tuệ đích thực, căng
thẳng, cường độ cao và có tính lựa chọn rõ rệt, có sự thay đổi về nội dung, phương
pháp, điều kiện học tập cần có ở bậc đại học, cao đẳng. Học tập của sinh viên có cả
ở trong lớp (dưới sự hướng dẫn của giảng viên) và ngoài lớp ( tự học mang tính độc
lập, sáng tạo cao) để có thể đáp ứng được những yêu cầu nghề nghiệp ngày càng
cao của xã hội hiện đại. Vì vậy, hoạt động học tập của sinh viên phải có tính chuyên
nghiệp, tính độc lập cao, tính sáng tạo và tính thực tiễn.
1.1.2. Hứng thú
1.1.2.1. Khái niệm hứng thú
Theo tiêu chí ngành học: có sự khác biệt tỷ lệ lựa chọn ở các nhóm sinh viên
thuộc ngành Kinh tế và ngành Kỹ thuật ở các biện pháp:
- Có đầy đủ phòng thực hành, các trang thiết bị để sử dụng cho việc giảng dạy
và học tập, sinh viên ngành Kỹ thuật lựa chọn với tỷ lệ cao hơn (78,1%) ngành
Kinh tế.
- Giảng viên giảng dạy cuốn hút, tạo cho sinh viên sự chủ động, tích cực trong quá
trình học tập, sinh viên ngành Kinh tế lại có sự lựa chọn cao hơn (87,5%) sinh viên
ngành Kỹ thuật.
- Tăng cường đi thực hành, thực tế ứng dụng lý thuyết đã học, sinh viên ngành Kinh
tế lại có sự lựa chọn cao hơn (77,5%)sinh viên ngành Kỹ thuật.
Tiểu kết: Để nâng cao hứng thú học tập cho bản thân sinh viên, sinh viên
năm thứ nhất đã có nhiều biện pháp tích cực như: “Học tập kinh nghiệm từ các anh
chị khóa trước”; “Học nhóm với bạn bè”; “Tích cực tìm hiểu hơn về ngành nghề
mình đang theo học”. Đồng thời nhà trường, giảng viên cũng cần chú ý để việc học
tập thực sự hứng thú và hiệu quả đối với sinh viên năm thứ nhất thông qua việc đầu
tư cơ sở vật chất, phương pháp dạy học phù hợp cũng như cũng có những buổi nói
chuyện chuyên đề sâu sắc, sinh động về ngành nghề đang đào tạo.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: ảnh hưởng của hứng thú học tập, nội dung nghiên cứu nâng cao hứng thú học tập của sinh viên, 4. Khảo sát những khó khăn của sinh viên trong việc, các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập của sinh viên tài chính, mục tiêu chung nghiên cứu đề tài yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên, nâng cao hứng thú cho sinh viên giáo dục, các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên năm nhất tài liệu tham khảo, yếu tố ảnh hưởng đến ý thức tự học của sinh viên quan điểm sống, những yếu tố ảnh hưởng đến ý thức học tập của sinh viên, những nghiên cứu về hứng thú học tập, phương pháp giảng dạy tích cực ảnh hưởng đến hứng thú học trục ưtuyeens, các yếu tố khách quan tác động đến hứng thú học tập, những nghiên cứu về các yếu tố gây ảnh hưởng đến việc học của sinh viên, Những nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến tình hình giáo dục hiện nay, tailieuxanh Đo lường và đánh giá trong giáo dụcpdf, ý nghĩa của giáo dục - đào tạo, bồi dưỡng cho sinh viên hiện nay tại trường của em, hành vi ảnh hưởng đến học tập và hoạt động nghề nghiệp, đánh giá và tìm ra hệ thống phương pháp học tập phù hợp khi theo học chuyên ngành hiện nay, 1. NGHIÊN CỨU LÍ LUẬN khám phá việc học tập và nghề nghiệp, những yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học toán, nghiên cứu hứng thú học tập của sinh viên năm nhất
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
Z Nghiên cứu những yếu tố gây nên sự mất hứng thú trong các giờ học viết của học sinh lơ Ngoại ngữ 0
N Đề tài: Những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý giảm ngập nước tp.Hồ Chí Minh giai đoa Khoa học Tự nhiên 0
B Vai trò của vốn ODA với quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Những vấn đề đặt r Luận văn Kinh tế 0
E Nghiên cứu về đặc điểm chính của thể loại truyện cười ngắn và những ứng dụng trong vi Ngoại ngữ 0
E Nghiên cứu về các tác động của những hoạt động trước khi nghe tới kết quả nghe của họ Ngoại ngữ 0
M Nghiên cứu những khó khăn giáo viên gặp phải trong dạy kĩ năng nói cho học sinh dân tộc M Ngoại ngữ 0
T Những hoạt động trên lớp thích hợp để dạy hiệu quả kỹ năng nói tiếng Anh thương mại câ Ngoại ngữ 0
N Tổng hợp những tai nạn ngu người nhất 8/2015 Vui Cười Chém Gió 0
D Trọn bộ những trình tạo, chỉnh sửa & biên tập PDF xuất sắc nhất thế giới: Adobe Acrobat Pr Giới thiệu phần mềm hay theo yêu cầu 14
B [Fshare] Tổng hợp những bộ từ điển tiếng Anh xuất sắc nhất (8 in 1) - Hướng dẫn cài đặ Giới thiệu phần mềm hay theo yêu cầu 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top