daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

4PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dấu ấn văn hóa là cái còn mãi với thời gian, mặc dù những hình thể vật chất có
thể đã bị phá hủy, tiêu tan. Nền văn hóa, văn học của nước Nga Xô Viết là một trong
những giá trị nhân văn cao đẹp đó. Văn học Nga có nhiều thành tựu rực rỡ, vĩ
đại
không chỉ đối với nước Nga mà còn có ý nghĩa lớn lao đối với thế giới, nó góp phần to
lớn cho gia tài tinh thần của loài người thế kỷ 20. Bức tranh toàn cảnh văn học Nga Xô
viết vẫn đang được vẽ nên với những đường nét đa dạng và phức tạp, không dễ nắm
bắt. Nhiều chiều hướng, nhiều tác giả, tác phẩm mới khác lạ thời Xô viết xuất hiện kế
tục và thay thế nhau. Định hình văn học Nga như trước đây là việc không dễ dàng. Ở
Việt Nam, vì vậy thông tin về văn học Nga đương đại cũng đang ít ỏi, thiếu hụt.
Nhưng một nước Nga mới đang xuất hiện, ở đó có sự kế thừa và phát triển,
giống như mọi hiện tượng khác của lịch sử. Hơn 90 năm sau cuộc Cách mạng xã hội
chủ nghĩa tháng Mười, nước Nga đã thay đổi, thế giới đã thay đổi, những thay
đổi
đau đớn và sâu sắc. Từ đó sẽ lại hình thành nên những giá trị mới, và ở trường hợp
nước Nga ta luôn có niềm tin vào những giá trị nhân văn của một dân tộc đã hi sinh
rất nhiều cho một cuộc thử thách có thể nói là bi kịch nhất trong lịch sử nhân loại hiện
đại. Văn hóa Nga sẽ lại phát triển. Văn học Nga sẽ lại được đọc. Cả nhân loại và người
Nga sẽ suy ngẫm cho mình con đường lịch sử từ bước chân rời bỏ điền trang ra đi của
các bậc trưởng lão văn chương Nga một thời đã qua. Và từ kinh nghiệm nước Nga,
văn hóa, văn học Việt Nam chúng ta cũng không nên một sớm một chiều ngoảnh mặt.
Trải qua một cuộc bể dâu …
Nhưng, đối với thế hệ nhà văn Nga sinh trưởng trước cách mạng tháng Mười,
nhiều người đã phải trải qua cuộc hóa thân, lột xác, để có được - hay vay mượn -
bản chất của giai cấp mà họ không phải là đại biểu. Không phải ai cũng làm nổi điều
đó, như bá tước Alexei Tolstoy. Nhiều nhà văn Nga phải rời đất nước Xô Viết, chịu
phận lưu vong. Một số khác nhận thấy mình giữa hàng vạn tù nhân trong các trại tập
trung khủng khiếp kiểu Gulag của Stalin. Có những người, bất chấp trả giá, vẫn đi theo
khuynh hướng sáng tác của riêng mình, như Pasternak, Granin, Animatôp,… Trong
số đó Mikhail Bulgakov cũng là một hiện tượng được nhiều sự quan tâm của giới phê
bình, nghiên cứu. Một nhà văn được xem là điển hình cho số phận của những văn sĩ
5mà con người, cuộc đời và tác phẩm đã trải qua tất cả những thăng trầm của lịch
sử,
những thử thách về chính trị và nghệ thuật để có thể khẳng định tài năng đích thực.
Bulgakov được nhìn nhận như một trong những tác giả bí ẩn nhất của văn học thế giới.
Nhà văn đi vào văn học Nga và văn học thế giới trước hết với tư cách là tác giả
cuốn tiểu thuyết Nghệ nhân và Margarita vốn được coi là một trong những kiệt tác
của thế kỷ XX. Tác phẩm hết sức độc đáo này đã được chuyển sang tiếng Việt qua bản
dịch khá thành công của nhà văn – dịch giả Đoàn Tử Huyến.
Chính vì thế khi đọc tiểu thuyết Nghệ nhân và Margarita của Mikhail
Bulgacov chúng tui nhận thấy nhiều vấn đề tiềm ẩn vô cùng sâu sắc và mang đầy tính
triết lí. Dù rằng bị nghi ngờ tác phẩm của mình chống chính quyền Xô Viết, sinh thời
Bulgacov chỉ có thể in được một cuốn sách. Thế nhưng, từ khi tác phẩm trở lại với bạn
đọc Nga sau thời kì “cải tổ”, có lẽ không có nhà văn Nga – Xô Viết nào được quan
tâm như ông.
Vì vậy, chúng tui đã chọn đề tài “Những vấn đề tư tưởng trong tác phẩm Nghệ
Nhân và Margarita của Mikhail Bulgacov” làm đề tài khảo sát và nghiên cứu, qua đó
tìm ra hướng tiếp cận để giải mã những ý nghĩa hàm ẩn mà nhà văn đã kí thác.
2. Lịch sử vấn đề
Mikhail Bulgakov (15/5/1891 – 12/3/1940) là một trong những nhà văn
lớn nhất và kì bí nhất của nước Nga, hành trình cuộc đời, hành trình văn chương của
ông trên dưới trăm năm đầy gian nan thăng trầm nhưng hướng về bất tử. Mối quan
tâm đối với sự nghiệp sáng tác của M. Bulgakov mỗi ngày một tăng ở Nga và ở nhiều
nơi trên thế giới, hầu hết tác phẩm của ông được in, tái bản, dịch, dựng phim... Xuất
hiện ngày càng nhiều những công trình nghiên cứu “Bulgakov học”. Ông là một trong
số rất ít nhà văn được làm “Bách khoa toàn thư”; và đặc biệt, Bulgakov có lẽ là một
trong những nhà văn có tác phẩm được đưa lên và được đọc nhiều nhất trên
mạng
Internet. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về tác giả Bulgacov từ trước đến nay là một đề tài
còn rất nhiều tranh luận. Rất nhiều nhà lí luận phê bình trong và ngoài nước đã tìm
hiểu về tác phẩm cũng như cuộc đời của Bulgacov. Những năm nội chiến ông đã có
một số vở kịch được diễn tại mặt trận, làm báo, viết nhiều tiểu phẩm và truyện ngắn.
Đầu năm 1925, phần thứ nhất tiểu thuyết Bạch vệ của ông ra mắt bạn đọc và được dư
luận đánh giá cao, được chuyển thể thành kịch nói Những ngày của anh em Turbin và
6trình diễn thành công lớn tại Nhà hát Nghệ thuật Moskva. Cũng trong năm 1925, M.
Bulgakov in các thiên truyện vừa Ổ quỉ, Những quả trứng định mệnh và viết Trái tim
chó. Ông lần lượt cho ra đời các kịch bản: Căn hộ của Dôia (1927), Chạy trốn (1928),
Molier (1929) v.v... M. Bulgakov trở thành kịch tác gia Nga lớn nhất kể từ Sekhov.
Nhưng vào thời đó xung quanh các tác phẩm của ông diễn ra những cuộc tranh luận
quyết liệt. M. Gorki, V. Veresaiev, K. Stanislavxki… đánh giá cao M.Bulgacov,
nhưng những người phủ nhận ông nhiều hơn, quyết liệt hơn.
Như lời nhà văn, trong một thời gian ngắn trên báo chí đã xuất hiện 298 bài
phê bình thù địch tác phẩm của ông, buộc tội ông đứng về phía Bạch vệ bôi nhọ cách
mạng. Từ năm 1929, sau ý kiến Stalin cho rằng Chạy trốn là một hiện tượng chống Xô
Viết, hầu hết các vở kịch của M. Bulgakov bị cấm diễn. Sách của ông không được in,
người quen lánh dần, tiền hết, không có việc làm, muốn xin làm người gác cổng cũng
chẳng ai dám nhận.
Và từ năm 1962 bắt đầu sự “lớn tiếng” của M. Bulgakov. Trong vòng chừng
dăm năm, với một số (chưa phải là tất cả!) tác phẩm được công bố, M. Bulgakov đã
trở thành “hiện tượng” trong độc giả Xô Viết và vượt ra biên giới ngoài nước. Tuy
nhiên, giới phê bình chính thống, các giáo sư vẫn chưa đánh giá cao ông. Phải đến thời
“Cải tổ” cuối thập kỉ 1980, Bulgakov mới thực sự hiện diện hết tầm cỡ của mình. Tất
cả những gì ông viết ra đều được in đi in lại, nhiều tác phẩm được dịch ra tiếng nước
ngoài, đưa lên sân khấu. Trong đó tác phẩm Nghệ nhân và Magrarita được đánh giá là
tác phẩm đạt đến đỉnh cao của tuyệt diệu và theo lời Simonov, đây là một trong những
cuốn sách “không để cho người ta được yên, đọc nó mỗi người thích một cách” [6;
tr.11].
Một nhà thơ hồi đó, M.Vôlôsin, đã đánh giá như sau: “…tui thấy đây là một
tác phẩm rất lớn và độc đáo với tư cách là tác phẩm trình làng, chỉ có thể so sánh nó
với sự ra mắt của Đôxtôiepxki và Tônxtôi…”. Với Panđjikize, một nhà văn nổi tiếng
người Gruza, nói Bulgacov “Đã là người đương thời của cha ông chúng ta, đang là
người đương thời với chúng ta và sẽ là người đương thời của con cháu chúng ta”.
Nhà văn Nga Leonid khẳng định: “Bulgacov – nhà văn đang sống và sẽ sống chừng
nào còn tồn tại văn học Nga” [6;tr.380]. Còn những người dự định xây “Điện
Panteon thế kỷ XX” ở Mĩ thì chọn đưa và tôn vinh ở đó tác giả Nghệ nhân và
Margarita là một trong hai nhà văn Nga đã làm rạng danh thời đại và đất nước mình.
7[6; tr.27].
Đối với Việt Nam ta, việc tiếp nhận M.Bulgacov còn mới mẻ. Hầu như chưa có
công trình nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống về tác giả này. Trong Tuyển tập văn xuôi
của Bulgacov do Đoàn Tử Huyến dịch có ba thiên truyện đều là những tác phẩm tiêu
biểu của Bulgacov; hơn nữa, so với những tác phẩm khác, chúng tương đối gần gũi
với điều kiện người Việt Nam. Trong chương trình khoa văn đại học ở nước ta có nói
đến sáng tác của Bulgacov, nhưng rất tiếc việc nghiên cứu giới thiệu nhà văn này ở
Việt Nam còn rất ít, mới chỉ dừng lại ở cố gắng đơn độc và hạn chế của người dịch
trong các lời giới thiệu của người đầu sách.
Theo sự tìm hiểu và tra cứu của người viết có rất ít bài nghiên cứu về tác giả
Bulgacov, tất cả chỉ có vài bài mang tính chất giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp văn
học thăng trầm của nhà văn được in trong quyển Tuyển tập tác phẩm văn xuôi của
Bulgacov và hai bài viết nghiên cứu tác phẩm về ý nghĩa lịch sử - triết học, tôn giáo –
đạo đức cùng với nghệ thuật – số phận của tiểu thuyết Nghệ Nhân và Margarita cũng
như của nhà văn Mikhail Bulgacov. Một Đoàn Tử Huyến về Bulgacov và cuốn tiểu
thuyết bất tử , hai bài nghiên cứu về Môtip Kitô giáo trong tác phẩm Nghệ nhân và
Margarita cùng ba bài tạp chí về vấn đề Bản thảo không cháy, Thiên sứ mang sức
sống vĩnh hằng của nghệ thuật và Cấu trúc không – thời gian của “Nghệ Nhân và
Margarita” nhìn từ nguyên lý trò chơi. Những bài nghiên cứu tuy lẻ tẻ và cũng chỉ
đưa ra nhận định về một khía cạnh nào đó chứ chưa có một công trình nghiên
cứu
mang tính chất chuyên sâu, phổ quát. Dù vậy, những nguồn tư liệu đó cũng góp phần
định hướng và gợi mở cho người viết nhiều luận điểm quan trọng để thực hiện đề tài
nghiên cứu “Những vấn đề tư tưởng trong tác phẩm Nghệ Nhân và Margarita của
Mikhail Bulgacov”. Qua luận văn này người viết muốn đóng góp một phần nhỏ vào
quá trình nghiên cứu tác phẩm Nghệ Nhân và Margarita để thấy được vai trò và vị trí
của tác phẩm trong văn học Xô Viết nói riêng và cho cả nền văn học thế giới
nói
chung, cũng như những vấn đề tư tưởng, quan điểm mà Bulgacov đã gửi gắm một
cách tinh tế và sâu sắc vào sáng tác của mình.
3. Mục đích, yêu cầu
Đề tài: “Những vấn đề tư tưởng trong tác phẩm Nghệ Nhân và Margarita của
Mikhail Bulgacov” đặt ra cho người viết những mục đích, yêu cầu sau:
8Một là, tìm hiểu chung về khái niệm giá trị nội dung của tác phẩm văn học qua
quan điểm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
Hai là, tìm hiểu đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác văn chương của
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top