giahuy_online12

New Member

Download miễn phí Đề tài Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực trong các trang trại ở Việt Nam





Nhà nước hỗ trợ một phần, chủ yếu là kỹ thuật, huy động nguồn lực của các trang trại, thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để xây dựng các cơ sở hạ tầng nông thôn như: điện, nước, giao thông,.

 -Trong cơ cấu đầu tư những năm tới đối với nông nghiệp, nông thôn, thuỷ lợi phải được ưu tiên đầu tư hàng đầu nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả thâm canh, mở rộng diện tích đất canh tác, phát triển nông nghiệp toàn diện. Hướng đầu tư vào thuỷ lợi là khôi phục, nâng cấp các công trình đã xây dựng lâu năm bị xuống cấp, xây dựng các công trình mới cần thiết, hoàn thành các công trình dở dang,.Nhà nước đầu tư các công trình đầu mối, còn hệ thống kênh dẫn thì Nhà nước hỗ trợ một phần, chủ yếu là kỹ thuật, còn nói chung là vốn đầu tư của các trang trại.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ày chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng trên 5% trong tổng số lao động của trang trại. Tỉnh Thái Nguyên chủ trang trại chưa qua đào tạo chiếm 70%, tỉnh Phú Yên là 94,3%, tỉnh Đồng Nai chủ trang trại qua đào tạo từ sơ cấp trở lên chiếm tỷ lệ 18,7% số chủ trang trại và lao động kỹ thuật trong trang trại chỉ chiếm 5,5% số lao động trong trang trại, tỉnh Thanh Hoá lao động trong trang trại chưa qua đào tạo chiếm 90%, ở Nghệ An trong 6.984 lao động của trang trại, số lao động có trình độ từ trung cấp trở lên chiếm 1,6% số lao động, riêng lao động giản đơn chỉ có 0,4% là công nhân kỹ thuật.
Hiệu quả sử dụng lao động.
2.3.2.1) Giá trị hàng hoá và dịch vụ/1 lao động( Biểu số 11) .
Giá trị sản lượng hàng hoá/ 1 lao động năm 2001 là 27,8 triệu đồng, sang năm 2002 tỷ số này giảm xuống còn 23,4 triệu đồng. Năm 2002 các trang trại sử dụng nhiều lao động hơn. Năm 2001, bình quân 1 trang trại sử dụng 6 lao động nhưng năm 2002 mỗi trang trại sử dụng trung bình 8,78 lao đồng. Vì vậy, nên giá trị sản lượng hàng hoá/ 1 lao động giảm đi. Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ là vùng có giá trị hàng hoá/lao động cao nhất cả nước, năm 2001 là 59,6 triệu đồng sang năm 2002 tăng lên 66,6 triệu đồng. Trong khi giá trị hàng hoá/lao động của cả nước giảm thì ở vùng này tỷ số lại tăng. Điều này khẳng định sử dụng lao động trang trại của vùng khá hiệu quả. Tiếp đến là vùng đồng bằng sông Hồng, vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng có tỷ số này vào loại cao. Giá trị hàng hoá/lao động của miền núi phía Bắc (16 triệu(2001) lên 23,9 triệu(năm 2002)) vào loại cao trong cả nước.Vùng Bắc trung Bộ, giá trị hàng hoá/lao động đã không cao lại còn giảm mạnh từ 22,3 triệu đồng xuống 12,3 triệu đồng. Đặc biệt là vùng Đông Nam Bộ giá trị hàng hoá/ lao động giảm mạnh, năm 2001 là 30,3 triệu đồng nhưng năm 2002 chỉ còn 9,2 triệu đồng(xem biểu số 11).
Biểu số 11: Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ/lao động
Đơn vị tính: triệu đồng/lao động.
STT
Tên vùng
Lao động
Sản lượng hàng hóa
Giá trị sản lương hh và dv/lao động
2001
2002
2001
2002
2001
2002
Tổng cộng
178634
96477
4965894
2258934
27.8
23.4
1
Đồng bằng sông Hồng
4330
1022
246084
68774.2
56.8
67.3
2
Miền núi phía Bắc
8407
4792
134932
114730
16.0
23.9
3
Bắc Trung Bộ
7469
13940
166382
171480
22.3
12.3
4
DH Nam Trung Bộ
6322
7343
376856
489339
59.6
66.6
5
Tây Nguyên
15370
16218
423432
475627
27.5
29.3
6
Đông Nam Bộ
39360
38977
1191153
357868
30.3
9.2
7
Đ.B sông Cửu Long
97376
14185
2424055
581115
24.9
41.0
Nguồn: Theo số liệu điều tra của Tổng cục thống kê năm 2001
Và báo cáo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về tình hình phát triển kinh tế trang trại năm 2002
2.2).Thu nhập/1 lao động của trang trại (Biểu số 12).
Xem biểu số 12 ta nhận thấy: Thu nhập bình quân 1 lao động trang trại không cao, năm 2001 là 10,7 triệu đồng sang năm 2002 còn 9,4 triệu đồng. Lao động trang trại vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ có thu nhập cao nhất cả nước, năm 2001 là 19,8 triệu đồng sang năm 2002 tăng lên 25,0 triệu đồng. Trong khi thu nhập bình quân của 1 lao động trang trại cả nước giảm thì ở vùng này tăng lên. Tiếp đến là vùng đồng bằng sông Hồng, thu nhập trung bình của 1 lao động cũng vào loại khá cao (năm 2001 là 19,8 đến năm 2002 là 23,3 triệu đồng). Miền núi phía Bắc và Tây Nguyên thu nhập lao động trang trại cũng vào loại cao.Vùng Bắc trung Bộ, Đông nam Bộ thu nhập của lao động trang trại giảm mạnh, năm 2002 thu nhập của lao động trang trại hai vùng này vào loại thấp nhất cả nước.
Nhận xét: Như vậy, qua hai chỉ tiêu tên thì vùng sử dụng lao động hiệu quả nhất là vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, sau đến là Vùng đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ là hai vùng sử dụng lao động kém hiệu quả nhất.
Nhìn chung thu nhập/1 lao động giữa các vùng kinh tế có sự khác nhau nhưng giữa các mô hình trang trại cũng có sự khác biệt nhau khá lớn. Ví dụ như ở Hà Nội là một điển hình. Kinh tế trang trại ở ngoại thành Hà Nội phát triển khá mạnh. Theo điều tra 175 trang trại có 400 lao động gia đình với tổng thu nhập là 5037 triệu đồng. Thu nhập bình quân một năm của 1 lao động trang trại là 12,57 triệu đồng (Xem biểu số 13).
Biểu số 13: Bình quân thu nhập/ 1 lao động/1 năm ở Hà Nội.
Đơn vị tính: Triệu đồng.
STT
Loại hình trang trại
Thu nhập/ 1 lao động
1
Trồng trọt
5,2
2
Chăn nuôi
7,1
3
Thuỷ sản
25,59
Bình quân chung
12,57
Theo biểu số 13 thì lao động trong trang trại thuỷ sản có mức thu nhập rất cao gấp gần 5 lần thu nhập của lao động trong trang trại trồng trọt. Như vậy ở Hà Nội, trong các loại hình trang trại thì hiệu quả sử dụng lao động trong trang trại thuỷ sản là cao nhất.
Biểu số 12: Thu nhập /lao động trang trại.
Đơn vị tính: triệu đồng/lao động.
STT
Tên vùng
Lao động
Thu nhập
Thu nhập/lao động
2001
2002
2001
2002
2001
2002
Tổng cộng
178634
96477
1905849
906060
10.7
9.4
1
Đồng bằng sông Hồng
4330
1022
85782
23806.4
19.8
23.3
2
Miền núi phía Bắc
8407
4792
83858
69972
10.0
14.6
3
Bắc Trung Bộ
7469
13940
76785
94075
10.3
6.7
4
DH Nam Trung Bộ
6322
7343
125241
183647
19.8
25.0
5
Tây Nguyên
15370
16218
143099
166988
9.3
10.3
6
Đông Nam Bộ
39360
38977
461253
137864
11.7
3.5
7
Đ.B sông Cửu Long
97376
14185
929831
229709
9.5
16.2
Nguồn: Theo số liệu điều tra của Tổng cục thống kê năm 2001 và
báo cáo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về tình hình phát triển kinh tế trang trại năm2002
Thực trạng sử dụng vốn trong các trang trại.
Thực trạng vốn trang trại hiện nay.
2.4.1.1) Quy mô và cơ cấu vốn trang trại.
a). Quy mô vốn (Biểu 13).
Vốn là yếu tố quan trọng, để phát triển kinh tế trang trại đòi hỏi phải có vốn, trong đó các chủ trang trại phải tích tụ một lượng vốn tự có nhất định, đó là một trong những điều kiện tiên quyết, nếu không có điều kiện này sẽ không hình thành trang trại một cách thuận lợi. Quy mô vốn bình quân một trang trại tương đối lớn. Năm 1999(3) bình quân một trang trại có 291,43 triệu đồng, năm 2001(2) là 140 triệu đồng, năm 2002(1) bình quân một trang trại có 150,2 triệu đồng vốn (không kể giá trị đất đai). Vốn đầu tư của từng loại hình trang trại ở các vùng các tỉnh là khác nhau, tuỳ theo điều kiện về đất đai, kỹ thuật, thị trường,...Ví dụ ở Bình Định trang trại nuôi thuỷ sản có mức vốn đầu tư là 123 triệu đồng/ trang trại, trang trại kinh doanh tổng hợp 69,9 triệu đồng, trang trại trồng cây hàng năm 62,8 triệu đồng, trang trại trồng cây lâu năm 12,5 triệu đồng, thấp nhất là trang trại trồng cây lâm nghiệp 7 triệu đồng; tỉnh Đồng Nai trang trại tổng hợp có mức vốn đầu tư 505,1 triệu đồng/ trang trại, chăn nuôi 320,9 triệu đồng, thuỷ sản 57,7 triệu đồng, trang trại trồng cây lâu năm 29,1 triệu đồng, trang trại tổng hợp 25,6 triệu đồng, cây hàng năm 13,8 triệu đồng, thấp nhất là trang trại trồng cây lâm nghiệp là 4,5 triệu đồng.
Năm 2002(1), vùng có tổng vốn đầu tư lớn nhất là vùng Đông Nam Bộ 3209172,5 triệu đồng, bình quân 248 triệu đồng/trang trại. Nhưng vùng có bình quân vốn/trang trại lớn nhất là vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ là 380,6 triệu đồng có tổng vốn đầu tư là 1380976 triệu đồng. Vùng có tổng vốn đầu tư thấp nhất là vùng Đồng Bằng Sông Hồng có 155385 ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu những giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Luận văn Kinh tế 0
D Những giải pháp khắc phục bội chi ngân sách nhà nước Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Những giải pháp thúc đẩy phát triển nghành du lịch Ninh Bình Văn hóa, Xã hội 0
D Tiêu chuẩn Công chứng Viên theo pháp Luật những hạn chế bất cập và giải pháp hoàn thiện Luận văn Luật 0
D Đánh giá thực trạng chính sách quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong thời gian qua và những giải pháp kiến nghị Văn hóa, Xã hội 0
D Những giải pháp nâng cao chất lượng múa hát tập thể cho học sinh tiểu học Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu xu thế phát triển, những tác động của công nghệ IoT (internet of things) và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu những hạn chế và giải pháp khắc phục cho canh tác ruộng bậc thang tại Huyện Văn Chấn-Tỉnh Nông Lâm Thủy sản 0
B Những giải pháp nhằm góp phần hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Thanh Xuân Luận văn Kinh tế 2
H Đề án Giải pháp để giải quyết những khó khăn đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế t Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top