nhoc_ninhbinh

New Member
Download Tiểu luận Những bất cập trong quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về vấn đề sở hữu nhà ở tại việt nam của người việt nam định cư ở nước ngoài – một số ý kiến và đề xuất miễn phí
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẤN ĐỀ SỞ HỮU NHÀ Ở TẠI VIỆT NAM CỦA NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI.
1. Khái niệm người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật quốc tịch năm 2008 thì “ người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú , sinh sống lâu dài ở nước ngoài”. Như vậy người Việt Nam định cư ở nước ngoài gồm 2 đối tượng: là công dân Việt Nam hay người có gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Trong đó công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam ;người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con ,cháu của họ đang cư trú ,sinh sống lâu dài ở nước ngoài .(khoản 4 Điều 3 Luật quốc tịch năm 2008)
2. Sự cần thiết của việc cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam .
2.1. Cơ sở lý luận : Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 của Bộ chính trị khẳng định “đồng bào định cư ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ một vị trí quan trọng, là nhân tố góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước”. Điều 52 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi năm 2001 quy định: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”. Luật pháp Nhà nước ta không thừa nhận bất kỳ một sự đặc quyền đặc lợi của bất kỳ đối tượng tầng lớp nào. Hơn nữa công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để giành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt....Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân (Hiến pháp năm 1992 ). Như vậy, Hiến pháp và trong Luật quốc tịch không hề có sự phân biệt giữa công dân trong nước và công dân đang định cư ở nước ngoài. Việc quy định quyền bình đẳng này chính là cơ sở lý luận quan trọng để Nhà nước có những chính sách, biện pháp cụ thể đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Điều này cũng nhằm thực hiện đường lối của Đảng ta trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc mà Đảng ta đã xác định đó là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
22. Cơ sở thực tiễn: Các con số được thống kê qua các năm cho thấy người Việt Nam định cư ở nước ngoài về nước làm ăn, sinh sống ngày một nhiều hơn, theo đó nhu cầu về nhà ở cũng tăng lên đáng kể. Có thể thấy rằng những năm gần đây, cùng với nhân dân cả nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có những đóng góp hết sức đáng kể vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Nhà nước ta bên cạnh việc có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài về làm ăn, đầu tư, kinh doanh trong nước, thì để thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng đã đề ra cần giải quyết các vấn đề có liên quan để bảo đảm lợi ích của họ, thu hút họ và làm sợi dây gắn kết họ với quê hương đất nước. Vì vậy việc cho phép người Việt Nam đinh cư ở nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam là một trong những vấn đề cần thiết phải được quan tâm thích đáng.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần quy định vấn đề này một cách rõ ràng để tránh sự lợi dụng và để ổn định nhu cầu về nhà ở, đất đai, tránh tình trạng “sốt giá” thị trường bất động sản đối với hoàn cảnh kinh tế – xã hội như nước ta hiện nay.
3. Một số văn bản quan trọng ghi nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài :
Trước khi có Luật đất đai sửa đổi bổ sung năm 2001,các văn bản pháp luật về đất đai và nhà ở chỉ quy định quyền được sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người nước ngoài mà không đề cập đến việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam hay không. Cho đến khi Nhà nước mong muốn thu hút tiềm lực của người Việt Nam định cư ở nước ngoài cho sự phát triển đất nước thì vấn đề này mới được quy định trong các văn bản pháp luật. Theo đó Luật đất đai sửa đổi bổ sung năm 2001 và Nghị định 81/2001/NĐ-CP là những văn bản pháp lý đầu tiên cho phép và quy định cụ thể về việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở mà không phải trả tiền thuê đất gắn liền với nhà ở đó. Kế thừa những quy định đó đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế Luật đất đai năm 2003 và Luật nhà ở năm 2005 đã luật hóa những quy định trong Nghị định số 81/2001/NĐ-CP làm cơ sở pháp lý cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Tuy nhiên theo quy định trong hai văn bản này thì quyền được sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài còn rất hạn chế, Vì vậy Quốc hội đã tiến hành sửa đổi bổ sung Luật nhà ở năm 2005 và Luật đất đai năm 2003 để tạo sự bình đẳng giữa công dân Việt Nam trong nước và công dân Việt Nam ở nước ngoài trong lĩnh vực nhà ở. Theo quy định của Luật sửa đổi bổ sung điều 126 Luật nhà ở năm 2005 và điều 121 Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 9 năm 2009 thì đại đa số người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ được mua nhà tại Việt Nam tự do như công dân Việt Nam trong nước .Hay nói cách khác kể từ ngày 1 tháng 9 năm 2009 thì quyền được sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ thực chất hơn. Cùng với đó, Chính phủ cũng ban hành các văn bản hướng dẫn quan trọng có thể kể đó là: Nghị định 71/2010/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật nhà ở, Thông tư 16/2010/TT-BXD hướng dẫn Nghị đinh 71/2010/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật nhà ở.
II. NHỮNG BẤT CẬP TRONG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ VẤN ĐỀ SỞ HỮU NHÀ Ở TẠI VIỆT NAM CỦA NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI – MỘT SỐ Ý KIẾN VÀ ĐỀ XUẤT.
Có thể nhận thấy, pháp luật Việt Nam hiện hành đã có hàng loạt những ghi nhận và quy định về vấn đề sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Qua việc tìm hiểu những quy định của luật về vấn đề này, chúng em nhận thấy cần quan tâm đến những nội dung của pháp luật xung quanh các quy định về: đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, quyền của người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi được sở hữu nhà ở tại Việt Nam và các quy định liên quan đến vấn đề thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho các đối tượng này.
1. Những bất cập trong quy định về điều kiện của các đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật nhà ở và Điều 121 Luật Đất đai năm 2009 quy định Quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài như sau:
“1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam:
a) Người có quốc tịch Việt Nam;

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

nguyentanbo

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Những bất cập trong quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về vấn đề sở hữu nhà ở tại việt nam của người việt nam định cư ở nước ngoài – một số ý kiến và đề xuất

Bài viết hữu ích. Thanks!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tiêu chuẩn Công chứng Viên theo pháp Luật những hạn chế bất cập và giải pháp hoàn thiện Luận văn Luật 0
B Những bất cập và khó khăn trong việc giải quyết và xử lý nợ quá hạn trong hệ thống ngân hàng thương Luận văn Kinh tế 0
R Một số kiến nghị và giải pháp khắc phục những bất cập trong thu hút các dự án FDI Luận văn Kinh tế 0
K Khắc phục những bất cập trong chính sách bảo hiểm xã hội Kinh tế quốc tế 0
C Nhận diện những bất cập và đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình tuyển/xét chọn các đề tài/dự án th Kinh tế quốc tế 2
Q Những bất cập trong chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp của thành phố Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
B NHỮNG BẤT CẬP TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH Tài liệu chưa phân loại 0
V Thuế giá trị gia tăng, những bất cập hiện nay và hướng hoàn thiện trong thời gian tới Luận văn Kinh tế 2
K Tiểu luận: TÌM HIỂU NHỮNG VƯỚNG MẮC, BẤT CẬP VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HNGĐ VỀ CHẾ ĐỘ TÀ Tài liệu chưa phân loại 0
D Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu những bất cập và giải pháp ở Công ty Bánh Kẹo Hải Châu Tài liệu chưa phân loại 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top