daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Với việc chuyển đổi nền kinh tế sang kinh tế thị trường là một bước đi đúng đắn của Đảng và nhà nước. Cùng với chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta hiện nay, tăng tỷ trọng chăn nuôi giảm tỷ trọng trồng trọt của ngành nông nghiệp thì ngành chăn nuôi ngày càng phát triển. Vì thế nhu cầu về thức ăn chăn nuôi ngày một tăng, từ khi chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung do đó việc sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp là rất cần thiết với người dân.
Bên cạnh đó, nhu cầu thực tế của người dân và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã tạo động cơ cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi phát triển vượt bậc. Việc tiêu thụ sản phẩm và đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng luôn là vấn đề sống còn đối với bất cứ một doanh nghiệp nào. Doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và phát triển nếu như sản phẩm của họ có thể tiêu thụ được trên thị trường. Vậy một doanh nghiệp muốn tiêu thụ tốt sản phẩm của mình thì nhất thiết phải có một hệ thống kênh phân phối được thiết kế xây dựng và quản lý có hiệu quả. Bởi vì để cạnh tranh thành công các doanh nghiệp không chỉ cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt hơn người cạnh tranh, mà còn làm tốt hơn khả năng sẵn sàng của sản phẩm ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào để cho người tiêu dùng tiếp cận được sản phẩm. Chỉ có qua kênh phân phối sản phẩm những khả năng này mới được thực hiện.
Công ty cổ phần thương mại quốc tế Thăng Long là công ty đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng thức ăn chăn nuôi tới người dân. Trong thời gian qua công ty luôn cố gắng vươn lên để khẳng định vị thế của mình trên thị trường nhưng cũng không thể tránh khỏi một số trở ngại. Việc mở rộng thị trường là hết sức quan trọng với công ty hiện nay, muốn làm được điều này thì hệ thống kênh phân phối sản phẩm của công ty phải được nghiên cứu, xây dựng và hoạch định như thế nào? Cần có những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống kênh trong điều kiện khắc nghiệt như hiện nay.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, tui tiến hành đề tài: “Nghiên cứu hệ thống kênh phân phối sản phẩm thức ăn chăn nuôi tại công ty cổ phần thương mại quốc tế Thăng Long”. Nhằm nghiên cứu hệ thống phân phối của công ty, đồng thời đề xuất một số giải pháp giúp công ty có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu hoạt động hệ thống kênh phân phối sản phẩm thức ăn chăn nuôi tại công ty qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về hệ thống kênh phân phối sản phẩm thức ăn chăn nuôi trong điều kiện kinh tế thị trường.
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động và phân tích hệ thống kênh phân phối sản phẩm thức ăn chăn nuôi tại công ty.
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn và hoạt động phân phối sản phẩm qua kênh.
- Định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Sản phẩm thức ăn chăn nuôi.
- Hệ thống kênh phân phối sản phẩm và hoạt động quản lý hệ thống kênh phân phối sản phẩm tại công ty.


1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Phạm vi về nội dung
Nghiên cứu hệ thống kênh phân phối sản phẩm thức ăn chăn nuôi tại công ty cổ phần thương mại quốc tế Thăng Long.
1.4.2 Phạm vi về không gian
Đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống kênh phân phối sản phẩm của công ty trên khu vực thị trường Phú Thọ và một số tỉnh phía Bắc.
1.4.3 Phạm vi về thời gian
- Thời gian nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2007 – 2009.
- Thời gian thực hiện đề tài: từ 12/01/2010 đến 25/05/2010.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Cơ sở lý luận về thị trường
2.1.1.1 Khái niệm về thị trường
Thị trường xuất hiện cùng với sự ra đời, tồn tại và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Thực tế có rất nhiều khái niệm khác nhau về thị trường, ở nhiều phương diện và góc độ khác nhau. Mỗi lĩnh vực cụ thể lại có những khái niệm riêng mang những nét đặc trưng cho thị trường đó.
Theo quan điểm cổ điển: “Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi buôn bán” hay có thể hiểu đó là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán.
Theo C Mác, ông cho rằng: “Hễ ở đâu và khi nào có phân công lao động xã hội và có sản xuất hàng hoá thì ở đó và khi ấy có thị trường”.
Theo quan điểm thương mại truyền thống: “Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán và chuyển nhượng, là nơi người mua và người bán gặp gỡ, trao đổi hàng hoá, dịch vụ”.
Theo quan điểm kinh tế vĩ mô: “Thị trường là nơi chứa đựng tổng cung và tổng cầu”. Tổng cầu của mỗi loại sản phẩm cần được xác định và dự báo cụ thể, nó được xác định trên một đơn vị thời gian nhất định. Do đó việc xác định tổng cung và tổng cầu là hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp.
Theo quan điểm kinh tế: “Thị trường gồm tất cả người mua và người bán có hoạt động trao đổi với nhau các hàng hoá và dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu cho nhau”. Theo quan điểm này số lượng, giá cả hàng hoá và dịch vụ trên thị trường được xác định trên cơ sở thoả thuận giữa người mua và người bán nhằm thoả mãn nhu cầu của họ. Từ quan điểm này cho thấy, thị trường là môi trường tạo ra sự kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu dùng nhằm thoả mãn nhu cầu, đáp ứng lợi ích của mỗi thành viên tham gia thị trường.
Theo quan điểm Marketing: “Thị trường là tập hợp những người hiện đang mua và sẽ mua một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó”. Từ quan điểm này cho thấy quy mô thị trường được hiểu là số lượng khách hàng có thể có đối với một loại sản phẩm, một loại dịch vụ trong một thời gian và ở một địa điểm nhất định. Vậy điều kiện để tạo nên thị trường là phải có khách hàng, khách hàng phải có nhu cầu mua, phải có khả năng thanh toán và sẵn sàng mua khi nhu cầu được đáp ứng.
Từ những quan điểm trên cho thấy, thị trường chứa đựng tổng cung, tổng cầu, cơ cấu cung cầu về một loại sản phẩm hàng hoá hay một nhóm hàng hóa nào đó. Thị trường có vị trí trung tâm, nó vừa là mục tiêu, vừa là môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá. Trên thị trường người mua, người bán, các trung gian gặp nhau trao đổi hàng hoá dịch vụ, từ đó mà hoạt động kinh doanh được thực hiện và góp phần thoả mãn nhu cầu cùng lợi ích của mỗi người.
2.1.1.2 Chức năng của thị trường
Nhờ có thị trường quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, thị trường là công cụ điều tiết kích thích sản xuất. Thị trường là cầu nối doanh nghiệp với khách hàng, doanh nghiệp khác, ngành khác, nó phá vỡ nền kinh tế tự cung tự cấp. Do đó thị trường thực hiện một số chức năng sau:
Chức năng thừa nhận: Hiệu quả kinh doanh phụ thuộc vào việc sản phẩm hay dịch vụ của các doanh nghiệp có được thị trường thừa nhận hay không. Khi sản phẩm, dịch vụ được thị trường thừa nhận là điều kiện để chúng thực hiện được giá trị của mình và khi đó sản xuất kinh doanh mới có hiệu quả.
Chức năng thực hiện: Thông qua chức năng này hàng hoá, dịch vụ sẽ hoàn thành quá trình chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ. Quá trình trao đổi hay mua bán là quá trình chủ yếu diễn ra trên thị trường. Thông qua quá trình này sản phẩm hay dịch vụ bằng quan hệ cung cầu sẽ hình thành nên giá cả, cơ sở để thanh toán và điều kiện để thoả mãn nhu cầu.
Chức năng điều tiết kích thích: Lợi nhuận là mục đích cao nhất của quá trình sản xuất. Lợi nhuận kinh doanh chỉ hình thành thông qua hoạt động thị trường, vì vậy thị trường vừa là môi trường vừa là động lực để điều tiết kích thích các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chức năng thông tin: Trên thị trường sẽ hình thành nên hệ thống thông tin đa chiều. Hệ thống thông tin Marketing là hệ thống hoạt động thường xuyên của sự tương tác giữa con người, thiết bị và phương tiện kỹ thuật dùng để thu thập, phân tích, đánh giá, truyền đi những thông tin chính xác kịp thời và cần thiết để người phụ trách lĩnh vực marketing sử dụng chúng với mục tiêu lập, tổ chức thực hiện, điều chỉnh kế hoạch marketing và kiểm tra hiệu quả của hoạt động marketing. Hay đây là chức năng phát tín hiệu của thị trường. Những thông tin về tổng số cung, tổng số cầu, quan hệ cung cầu – giá cả thị trường và các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường, ảnh hưởng đến mua và bán… là cơ sở quan trọng để người sản xuất đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao, người tiêu dùng có lợi ích cao.
Với bốn chức năng của thị trường đã nêu trên cho thấy chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi chức năng đều thể hiện được tầm quan trọng riêng của nó. Nhưng cũng có thể thấy rằng chức năng thừa nhận là chức năng mang tính quyết định, vì chỉ khi thực hiện được chức năng này thì các chức năng khác mới có thể phát huy được tác dụng.
2.2.2 Cơ sở lý luận về kênh phân phối
2.2.2.1 Các khái niệm về phân phối
Phân phối là quá trình kinh tế và những điều kiện tổ chức liên quan đến việc điều hành và vận chuyển hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Phân phối bao gồm toàn bộ quá trình hoạt động theo không gian, thời gian nhằm đưa sản phẩm từ nơi sản xuất tới đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận
Công ty CPTM Quốc Tế Thăng Long, được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 9 năm 2006, công ty là đơn vị chuyên kinh doanh TĂCN. Trong nền kinh tế thị trường ngoài yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, giá thành thấp thì công tác tổ chức bán hàng là rất quan trọng. Trong chiến lược marketing thì phân phối là lĩnh vực quan trọng nhằm đưa sản phẩm của mình tới người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Từ khi thành lập tới nay công ty cũng đã thiết lập được hệ thống kênh phân phối khá phù hợp. Để khẳng định được vị trí của mình trên thị trường và đáp ứng tốt hơn yêu cầu thị trường, công ty cần không ngừng hoàn thiện hệ thống kênh phân phối cho phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình và nhu cầu của khách hàng nhằm tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Qua thực hiện nghiên cứu đề tài tại công ty cho thấy:
Hệ thống phân phối của công ty được tổ chức khá hoàn chỉnh, bền vững. Sản phẩm được tiêu thụ chủ yếu qua kênh II thông qua đại lý bán lẻ. Cụ thể, năm 2007 trong tổng sản lượng tiêu thụ qua các kênh thì mức tiêu thụ qua kênh II chiếm tới 70,45%, năm 2008 chiếm 71,41%, năm 2009 chiếm tới 72,93%. Bên cạnh đó các, các kênh còn lại cũng đang dần phát huy thế mạnh và công ty cũng đang thực hiện đẩy mạnh hoạt động của các kênh qua việc mở rộng thêm các đại lý cấp I, đại lý bán lẻ, phát triển vùng thị trường ở khu vực chăn nuôi có quy mô lớn.
Công ty hiện nay đang tiêu thụ sản phẩm cho hãng Proconco, đây là sản có uy tín trên thị trường và đã được người chăn nuôi tiếp nhận. Cùng với việc hiểu rõ đặc điểm và mô hình chăn nuôi khu vực, có kinh nghiệm phục vụ tại thị trường. Nhờ đó mà tổng sản lượng tiêu thụ của công ty tăng lên đáng kể và mức tăng bình quân qua 3 năm đạt 5,51%. Nhưng có thể thấy mức tăng này còn rất thấp. Chính vậy công ty cần có chiến lược sản phẩm rõ ràng và thực hiện đầu tư mở rộng chủng loại, nhãn hiệu sản phẩm để đáp ứng tốt nhu cầu thị trường.
Công ty có đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình trong công việc. Nhất là đội ngũ nhân viên thị trường đã bước đầu khẳng định được tầm quan trọng của mình trong vai trò cầu nối giữa công ty với đối tác kinh doanh. Họ là những người có khá nhiều kinh nghiệm về tập quán chăn nuôi của mỗi thị trường và còn được sự tin tưởng lớn ở phía các đại lý và người chăn nuôi. Có tới hơn 80% khách hàng hài lòng về thái độ phục vụ của họ.
Hơn nữa các hoạt động xúc tiến bán hàng của công ty cũng được thực hiện khá tốt qua việc thực hiện chiết khấu, khuyến mại, hỗ trợ cho khách hàng, có chế độ thưởng rõ ràng theo các tháng, quý, năm để khích lệ các đối tác tích cực trong tiêu thụ sản phẩm.
Ngoài những thành tựu đã có được, thì công ty còn rất nhiều hạn chế và khó khăn cần được giải quyết đó là: trong sự nhiệt tình của đa số các nhân viên, còn một số nhân viên kinh doanh thực hiện các chính sách và hỗ trợ cho đại lý và người chăn nuôi còn chậm, thiếu nhiệt tình trong công việc gây mất lòng tin của khách hàng với công ty; hoạt động quảng cáo, hội nghị, hội thảo khách hàng còn chưa được quan tâm; chưa có chiến lược kinh doanh sản phẩm rõ ràng tới từng nhân viên; đội ngũ nhân viên thị trường còn hạn chế nên làm việc thiếu tính chuyên nghiệp; giá cả sản phẩm ngày càng tăng, dịch bệnh lại liên tục tái phát; môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt; việc nắm bắt các thông tin thị trường còn chậm. Những điều này làm giảm đi hiệu quả hoạt động phân phối sản phẩm của kênh.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top