joey_boo611

New Member

Download miễn phí Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài trợ cho hoạt động kinh doanh trong nhà máy thiết bị Bưu điện





Chính sách phụ thu do Nhà nước đặt ra với mục đích là bảo hộ các xí nghiệp liên doanh trong nước nhưng vô hình chung người được hưởng lợi không phải là các doanh nghiệp trong nước mà là các doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài. Chúng ta thử làm phép tính thiệt hại của doanh nghiệp trong nước ở ví dụ dưới đây:

Để sản xuất được 1 kg bột PVC, xí nghiệp liên doanh phải nhập nguyên liệu giá 5000 đ và giá bán ra là 10.000 đ. Nhà máy thiết bị Bưu điện mua bột PVC để sản xuất ống nhựa nếu mua từ các xí nghiệp liên doanh phải trả 10.000đ, nếu nhập khẩu giá là 9400 cộng thêm phụ thu (5% giá trị nhập khẩu) thì tổng tiền phải trả cho 1kg bột PVC bằng 9870 (9400 + 5% 9400). Cả hai trường hợp nhà máy đều phải chịu chi phí đầu vào cao, ảnh hưởng đến giá thành. Tất nhiên các công ty của nước ngoài hoàn toàn có thể bán bột PVC với giá 9000 đ nhưng họ lợi dụng chính sách phụ thu của Nhà nước ta để nâng giá bột PVC lên gần với mức 10.000 đ (tính cả phụ thu). Mặt khác, các xí nghiệp liên doanh không tìm được nguồn đầu vào trong nước nên phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài và họ bị mua nguyên liệu với giá cao nên giá thành cao dẫn đến giá bán lên tới 10.000 đ. Như vậy, doanh nghiệp nước ngoài được lợi ở cả hai phía: bán nguyên liệu đầu vào để sản xuất bột PVC và bán bán bột PVC thành phẩm.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ành một dây chuyền khép kín và sản xuất hàng loạt hay đơn chiếc tuỳ theo nhu cầu của thị trường.
1. Phân xưởng khuôn mẫu cơ điện: Chế tạo khuôn mẫu cho các phân xưởng khác
2. Phân xưởng số 1: Chế tạo các sản phẩm có tính chất cơ khí như kim loại, hàn, đột các chi tiết sản phẩm.
3. Phân xưởng số 2: Nằm tại cơ sở 2, sản xuất nam châm. Ngoài ra còn lắp ráp các sản phẩm khác.
4. Phân xưởng số 3: Là phân xưởng cơ khí lớn nhất ở cơ sở 2: có nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm cơ khí, các sản phẩm ở đây hầu hết được làm hoàn chỉnh từ khâu đầu đến khâu cuối.
5. Phân xưởng số 4: Phân xưởng đúc áp lực.
6. Phân xưởng số 5: Là phân xưởng nhựa , sản xuất các sản phẩm nhựa như: dây bưu chính, vỏ tủ nhựa, vỏ máy điện thoại..
7. Phân xưởng số 6: Phân xưởng điện thoại, có nhiệm vụ sản xuất, kiểm tra, lắp ráp các loại điện thoại..
8. Phân xưởng số 7: Chuyên lắp ráp các loại tăng âm
9. Phân xưởng số 8: Là phân xưởng lắp ráp các bán thành phẩm từ các khâu sản xuất khác.
10. Phân xưởng bưu chính: Sản xuất các sản phẩm bưu chính như dấu bưu chính, kìm bưu chính, phôi niêm phong...
11. Phân xưởng PVC cứng: Là phân xưởng chuyên sản xuất các loại ống nhựa dùng cho chuyên ngành viễn thông để bảo vệ các đường dây thông tin liên lạc được chôn sâu trong lòng đất.
12. Phân xưởng PVC mềm: Chuyên sản xuất các loại ống nhựa dân dụng dùng trong sinh hoạt như các loại ống nước, vỏ bảo vệ dây điện...
Nhìn chung, hệ thống tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của nhà máy là hợp lý, phù hợp với điều kiện khách quan và chủ quan. Chính nhờ bộ máy tổ chức chặt chẽ, nhà máy đã đạt được thành tựu to lớn trong lĩnh vực sản xuất chính của mình. Sản phẩm của nhà máy sản xuất ra được người tiêu dùng tin cậy, tạo cho nhà máy có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và tương lai sẽ có chỗ đứng trên thị trường quốc tế.
3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của nhà máy
Là một doanh nghiệp nằm trong khối hạch toán độc lập của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam, nhà máy thiết bị Bưu điện chủ động trong mọi việc của mình từ khâu tiếp cận thị trường, tìm tòi mặt hàng để đầu tư sản xuất đến tạo sự tín nhiệm để thu hút khách hàng nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận. Chính vì đặc điểm đó mà tổ chức hoạt động kinh doanh cũng được cải tiến để phù hợp với yêu cầu kinh phí, một yêu cầu luôn nóng bỏng trong cơ chế thị trường.
3.1. Sản phẩm
3.1.1. Đặc điểm và phân loại sản phẩm:
Nhà máy TBBĐ chuyên sản xuất và kinh doanh các thiết bị phục vụ cho ngành Bưu điện do đó hầu hết các sản phẩm sản xuất ra mang tính độc quyền trên thị trường (Tủ cáp, cabin đàm thoại...) ngoài ra cũng có một số sản phẩm phục vụ tiêu dùng dân dụng nhưng chỉ chiếm 1 tỷ lệ nhỏ trong giá trị tổng sản lượng của nhà máy. Đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng cũng như thị hiếu luôn thay đổi của khách hàng, nhà máy đã tiến hành đa dạng hoá sản phẩm theo 3 nhóm chính:
- Sản phẩm công nghiệp: biến thế, khung công tơ bapha, loa nén và sản phẩm để xuất khẩu: giá để Toux, dao gài IDF, điện thoại A, TANT.T, phích, vỏ quạt, mũ bảo hiểm xe máy, cây xăng, két sắt...
- Sản phẩm bưu chính: dấu bưu chính, dấu nhật ấn, máy in cước, máy xoá tem, cân điện tử chuyên dùng, kìm niêm phong, sản phẩm điện chính, ...
- Sản phẩm viễn thông: máy điện thoại gồm điện thoại ấn phím và điện thoại di động, máy Fax, máy Pabx, Uniton có màn hình, không có màn hình, micro, ô chia tủ buồng đàm thoại, ...
3.1.2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm:
Sản phẩm của nhà máy có từ 300-400 loại khác nhau, tổ chức sản xuất theo dây chuyền với các quy trình công nghệ khá phức tạp, qua nhiều bước công việc. Từ khi đưa nguyên vật liệu vào chế biến đến khi nhập kho thành phẩm là cả một quá trình liên tục, khép kín, được phác họa qua sơ đồ sau:
Vật tư
Sản xuất
Bán thành phẩm
Lắp ráp
Thành phẩm
Vật liệu từ kho vật tư chuyển đến phân xưởng sản xuất (phân xưởng ép nhựa, đúc, dập, chế tạo-sơn, hàn, sản xuất các sản phẩm cơ khí) sau đó chuyển sang kho bán thành phẩm (nếu là sản phẩm giản đơn thì sau khâu này trở thành sản phẩm hoàn chỉnh chuyển thẳng tới kho thành phẩm) tiếp theo chuyển đển phân xưởng lắp ráp, cuối cùng là nhập kho thành phẩm. Suốt quá trình đó luôn thực hiện kiểm tra chất lượng và loại bỏ sản phẩm hỏng, sản phẩm không đạt tiêu chuẩn.
3.2. Thị trường đầu vào và đầu ra
3.2.1. Thị trường đầu vào:
Khi chuyển sang cơ chế thị trường, nhà máy phải chủ động tìm mua các loại nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất trên thị trường trong nước và cả quốc tế. Các đối tác cung cấp nguyên vật liệu chủ yếu cho nhà máy là:
- Đối tác trong nước : Tổng công ty kim khí, Tổng công ty nhựa, Tổng công ty xăng dầu, Công ty thiết bị văn phòng, Viện máy và công cụ....
- Các nhà cung cấp nước ngoài gồm có rất nhiều các công ty của các nước trên thế giới như công ty Siemen của Đức, Alfatel, Motorola, At&T của Mỹ, Hyndai Corporation, Alanchia, Koken của Hàn Quốc, Full Rise Electronic của Đài Loan...
Do tính đặc thù của sản phẩm, lại thực hiện đa dạng hoá sản phẩm nên chủng loại nguyên vật liệu của nhà máy rất lớn, khoảng từ 500 - 600 loại, chủ yếu là các loại kim khí, sắt thép
Do chủng loại nguyên vật liệu rất đa dạng và phong phú nên trong hoạt động đầu tư đổi mới TBCN, nhà máy phải quan tâm đến sự tương thích giữa công nghệ sản xuất và nguyên liệu đưa vào, các nguồn cung cấp có được đảm bảo không, giá thành nguyên vật liệu... khi thực hiện đầu tư thêm một thiết bị công nghệ hiện đại cũng như khi mất đi một nguồn cung cấp hay một loại nguyên vật liệu nào đó, nhà máy luôn luôn phải chú ý đến mối quan hệ này.
3.2.2. Thị trường đầu ra
Thị trường tiêu thụ của nhà máy hầu như ở khắp đất nước. Do có nhiều sản phẩm mang tính chất độc quyền nên thị phần của nhà máy rất lớn, với các sản phẩm như cabin đàm thoại, tự đầu nối, cân thư điện tử, dấu nhật ấn...), nhà máy chiếm lĩnh tới 95% thị trường. Nhà máy đã thực hiện đầu tư thiết bị công nghệ mới để tăng năng suất lao động, tăng năng lực sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm góp phần giữ vững và mở rộng thị trường. Ngoài hai thị trường truyền thống là Hà nội và thành phố HCM, sản phẩm của nhà máy còn được tiêu dùng ở hầu hết các tỉnh, thành phố khác trong cả nước. Sản phẩm bưu chính có đầu ra chủ yếu là các bưu cục của 61 bưu điện tỉnh thành, sản phẩm công nghiệp sản xuất dựa trên đơn đặt hàng nên đầu ra tương đối định. Tuy nhiên, sản phẩm Viễn thông do bị cạnh tranh nên việc tìm đầu ra cũng là vấn đề đáng quan tâm.
4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy:
Với những đặc điểm nêu trên,với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, nhà máy đã đạt được một số thành tựu đáng kể trong sản xuất kinh doanh, thể hiện qua một số chỉ tiêu
( Đơn vị tớnh: triệu đồng ).
CHỈ TIấU
2000
2001
2002
2003
2004
I-Kết quả kinh doanh
Tổng doanh thu
118.628
153.395
213.216
283.008
301.019
Lợi nhuận sau thuế
6.121
6.768
9.364
14.521
16.223
Thanh ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn của Công ty Cổ phần chứng khoán Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần chứng khoán VIG Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp đổi mới phương pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ Luận văn Sư phạm 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á chi nhánh Bình Dương Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Hyundai Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
N Nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng sản phẩm thép của Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát Quản trị chuỗi cung ứng 1
D Nâng cao hiệu quả bán hàng của công ty TNHH thương mại và dịch vụ Toàn Phượng Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả áp dụng các phương pháp địa chất và địa vật lý hiện đại nghiên cứu địa chất môi trường vùng đồng bằng sông hồng và cửu long Khoa học Tự nhiên 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Môi giới chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top