daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn của Công ty Cổ phần chứng khoán Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam VICS
Lời Mở Đầu
Kinh nghiệm thế giới cho thấy để thị trường chứng khoán hoạt động có hiệu qủa và phát triển thì vai trò của công ty chứng khoán trong việc tư vấn chứng khoán cho khách hàng là một trong những khâu quan trọng cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư trên thị trường.Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam đã từng bước đi vào hoạt động ổn định, vai trò của các công ty chứng khoán cũng đã bắt đầu phát huy tác dụng. Tuy nhiên, việc tư vấn cho khách hàng tại các công ty chứng khoán hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế đối với doanh nghiệp,nhà đầu tư cũng như các tổ chức kinh doanh chứng khoán. Đồng thời đây vẫn còn là một lĩnh vực hết sức mới mẻ đối với công ty chứng khoán Việt Nam, nếu chúng ta không sớm tổ chức được một hệ thống chuẩn mực nghiệp vụ tư vấn cho các công ty chứng khoán một cách chính xác và kịp thời đến doanh nghiệp và nhà đầu tư thì không những không đảm bảo được kết quả hoạt động của thị trường chứng khoán mà còn khó lấy được lòng tin của công chúng đầu tư tham gia thị trường.
Vì vậy, một đòi hỏi cấp thiết của thị trường chứng khoán là cần có những công ty chứng khoán làm nhiệm vụ tư vấn, giúp đỡ về chuyên môn cho các thành phần tham gia thị trường. Xuất phát từ lý do trên, đề tài “Giải phápnâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn của Công ty Cổ phần chứng khoán Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam (VICS)” được lựa chọn với mục tiêu nghiên cứu cách thức thực hiện hoạt động tư vấn và đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn cho các công ty chứng khoán.
Chuyên đề được chia làm 3 phần:
Chương 1: Hiệu quả hoạt động tư vấn của công ty chứng khoán
Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động tư vấn của VICS
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn của VICS
Chương 1: Lý Luận Chung Về Hiệu Quả Hoạt Động Tư Vấn Của Công Ty Chứng Khoán (CTCK)
1.1. CTCK và hoạt động tư vấn của CTCK
1.1.1. Khái quát về CTCK
Khái niệm
Công ty chứng khoán là một tổ chức tài chính trung gian trên thị trường chứng khoán, thực hiện trung gian tài chính thông qua các hoạt động chủ yếu như mua bán chứng khoán, môi giới chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng, phát hành và bảo lãnh chứng khoán, tư vấn đầu tư và quản lý quỹ đầu tư.
Tại Việt Nam, theo quy chế về tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán quy định: “Công ty chứng khoán là công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập hợp pháp tại Việt Nam, được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cấp giấy phép thực hiện một hay một số loại hình kinh doanh chứng khoán: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán…”
Chức năng và vai trò của CTCK
Trên thị trường chứng khoán, CTCK có 3 chức năng cơ bản sau:
* Tạo cơ chế huy động vốn bằng cách làm cầu nối gặp gỡ giữa những người có tiền nhàn rỗi với những người cần vốn.
* Cung cấp cơ chế giá cả cho giao dịch.
* Tạo ra tính thanh khoản cho các loại chứng khoán.
Là một tổ chức trung gian, CTCK đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của TTCK.Đối với mỗi chủ thể khác nhau trong nền kinh tế, vai trò của các CTCK cũng được nhìn nhận dưới những góc độ khác nhau.
Đối với tổ chức phát hành
Trên lý thuyết, khi doanh nghiệp cần huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán, họ có thể tự chào bán khối lượng chứng khoán đến các nhà đầu tư. Tuy nhiên, họ khó có thể làm tốt điều này bởi một lẽ họ không có bộ máy chuyên nghiệp.Cần có những nhà chuyên nghiệp mua bán chứng khoán cho họ.Mặt khác nguyên tắc trung gian của TTCK không cho phép nhà đầu tư và nhà phát hành trực tiếp mua bán chứng khoán mà phải thông qua tổ chức trung gian mua bán. CTCK là một trung gian tài chính với vai trò huy động vốn, sẽ giúp tổ chức phát hành tìm được nhà đầu tư và phân phối chứng khoán đến tận tay những người có nhu cầu nắm giữ loại chứng khoán đó. Nhà đầu tư và tổ chức phát hành không phải mua bán trực tiếp chứng khoán với nhau, điều này giúp giảm chi phí huy động cho tổ chức phát hành.
Đối với nhà đầu tư
Trên TTCK, giá cả các loại hàng hóa biến động thường xuyên. Trong khi đó các nhà đầu tư không phải ai cũng có đủ điều kiện, khả năng nắm bắt hay xử lý được các thông tin, diễn biến trên TTCK để đưa ra các quyết định đầu tư hiệu quả. Nhờ lợi thế của một tổ chức trung gian, chuyên môn hoá cao làm cầu nối cho các bên mua bán gặp nhau, các CTCK giúp cho nhà đầu tư tiết kiệm được chi phí, thời gian, công sức trong từng giao dịch, giúp nâng cao tính thanh khoản của thị trường.
Đối với TTCK
Trên thị trường sơ cấp, thông qua nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán, CTCK thực hiện xác định và tư vấn cho tổ chức phát hành mức giá phát hành hợp lý đối với các chứng khoán trong đợt phát hành. Thông thường mức giá phát hành do các CTCK xác định trên cơ sở tiếp xúc, tìm hiểu và thỏa thuận với các nhà đầu tư tiềm năng lớn trong đợt phát hành đó và tư vấn cho tổ chức phát hành.
Trên thị trường thứ cấp, CTCK có vai trò giúp nhà đầu tư đánh giá chính xác giá trị khoản đầu tư của mình. Toàn bộ các lệnh mua bán chứng khoán được tập hợp tại các thị trường giao dịch tập trung thông qua các CTCK, và trên cơ sở đó giá chứng khoán sẽ được xác định theo quy luật cung cầu. Ngoài ra, chính hoạt động tự doanh của các CTCK cũng góp phần điều tiết giá chứng khoán.
Các CTCK thực hiện cơ chế giao dịch chứng khoán trên cả thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.Từ đó, các nhà đầu tư có thể dễ dàng chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt và ngược lại, làm tăng tính thanh khoản cho các tài sản tài chính.
Đối với cơ quan quản lý
CTCK thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán, nắm giữ các tài khoản giao dịch của khách hàng, vì vậy nó có được thông tin về các giao dịch trên thị trường, thông tin về các loại cổ phiếu, trái phiếu, thông tin về tổ chức phát hành và nhà đầu tư... CTCK có nghĩa vụ phải cung cấp các thông tin đó cho các cấp có thẩm quyền khi có yêu cầu. Dựa vào nguồn thông tin này, các cơ quan quản lý thị trường có thể theo dõi giám sát toàn cảnh hoạt động trên TTCK để từ đó đưa ra các quyết định, chính sách đúng đắn, phù hợp, kịp thời đảm bảo cho thị trường diễn ra một cách trật tự, khuôn khổ và có hiệu quả.
Điều kiện được cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam
* Có phương án hoạt động kinh doanh phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và phát triển ngành chứng khoán.
* Có đủ cơ sở vật chất kỹ thuật cho kinh doanh chứng khoán.
* Có mức vốn điều lệ tối thiểu bằng vốn pháp định. Vốn pháp định thường được quy định củ thể cho từng loại hình nghiệp vụ.
* Giám đốc, Phó giám đốc (Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc), các nhân viên kinh doanh của CTCK phải đáp ứng đầy đủ điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán do UBCKNN cấp.
* Giấy phép bảo lãnh phát hành chỉ được cấp cho công ty có giấy phép tự doanh.

Quy định về vốn đối với công ty chứng khoán:
Theo khoản 1 điều 18 Nghị định 14/2007/NĐ-CP ngày 19/1/2007 của Chính phủ quy định:
Vốn pháp định cho các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán, công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam là:
- Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng Việt Nam;
- Tự doanh chứng khoán: 100 tỷ đồng Việt Nam;
- Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng Việt Nam;
- Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng Việt Nam.
1.1.2. Các hoạt động cơ bản của CTCK
Môi giới chứng khoán
Môi giới chứng khoán là một hoạt động kinh doanh của CTCK trong đó CTCK thay mặt cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK), Trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) hay thị trường OTC mà chính khách hàng sẽ phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả kinh tế của việc giao dịch đó.
Khi thực hiện nghiệp vụ môi giới, CTCK phải mở tài khoản giao dịch chứng khoán và tiền cho khách hàng trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa khách hàng và công ty. Trong trường hợp khách hàng của CTCK mở tài khoản lưu ký tại tổ chức lưu ký là ngân hàng thương mại hay chi nhánh ngân hàng nước ngoài, CTCK có trách nhiệm hướng dẫn các thủ tục giao dịch, mua bán cho khách hàng và phải ký hợp đồng bằng văn bản với tổ chức lưu ký. Phí môi giới thường được tính phần trăm trên tổng giá trị của một giao dịch.
Hiện nay có hai loại hình môi giới chứng khoán là môi giới chứng khoán niêm yết và môi giới chứng khoán chưa niêm yết.
Môi giới chứng khoán niêm yết: Chứng khoán niêm yết là chứng khoán đáp ứng các yêu cầu về niêm yết theo quy định và được giao dịch tại SGDCK/TTGDCK. Việc môi giới chứng khoán niêm yết được thực hiện thông qua hệ thống tài khoản giao dịch chứng khoán theo quy trình giao dịch của SGDCK và TTGDCK. Mô hình giao dịch chứng khoán niêm yết hiện nay cụ thể như sau:
1.Khách hàng mở tài khoản giao dịch và đặt lệnh mua, bán chứng khoán.
2.CTCK kiểm soát số dư tiền và chứng khoán của khách hàng.
3.Chuyển lệnh cho thay mặt giao dịch tại SGD/TTGDCK.
4.Đại diện giao dịch nhập lệnh vào hệ thống của SGD/TTGDCK.
có chất lượng kém hơn sẽ được xem xét đưa lên niêm yết sau. Việc vội vã phát triển TTCK quá nhanh không chọn lọc có thể làm “ô nhiễm” TTCK ngay từ đầu, trong khi với tiềm năng của nền kinh tế hiện tại, Việt Nam hoàn toàn có thể tạo ra một thị trường với những doanh nghiệp rất tốt làm nền tảng.
Hoàn thiện hệ thống đào tạo, cấp phép chứng chỉ hành nghề tư vấn chứng khoán
Trong những năm qua, UBCKN đã tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn cho các nhân viên của CTCK và nhà đầu tư để có thể hiểu rõ hơn về TTCK. Để được cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán thì mỗi cá nhân phải yêu cầu tham gia 4 khóa học do UBCKNN tổ chức: khóa học cơ bản, phân tích và luật, môi giới và vượt qua kỳ thi cấp chứng chỉ các khóa học đó. Tuy nhiên, các khóa học này được áp dụng chung cho tất cả các cá nhân, còn chưa có chương trình riêng nào cho từng nghiệp vụ. Điều này gây nên một số hạn chế và khó khăn trong công tác nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn cho các chuyên viên tư vấn. Chính vì thế khi thị trường có những sự cố hay biến động thì các chuyên viên này cũng lúng túng không kém gì các nhà đầu tư.
Từ thực trạng thiếu hụt đội ngũ chuyên viên tư vấn cả về số lượng lẫn chất lượng, UBCKNN cần có các chính sách, hệ thống đào tạo, cơ chế quản lý thích hợp nhằm đảm bảo tính chặt chẽ, hiệu quả mà vẫn thông thoáng.
Trước hết, UBCKNN phải đề ra định hướng, chương trình đào tạo cụ thể trong cả ngắn hạn và dài hạn sao cho sát với thực tế TTCK Việt Nam. Ngoài những chương trình đào tạo cơ bản như hiện nay, UBCKNN cần tổ chức thêm các khóa đào tạo chuyên sâu cho từng nhân viên nghiệp vụ nói chung cũng như chuyên viên tư vấn nói riêng. Đối với đội ngũ giảng viên, UBCKNN có thể cử cán bộ đi tu nghiệp ở nước ngoài, có thể mời các chuyên gia nước ngoài có kiến thức chuyen sâu sang giảng dạy.
Sau đó, trong quá trình đào tạo, UBCKNN phải theo dõi, kiểm tra thái độ và chất lượng học tập của học viên một cách thường xuyên. Căn cứ để UBCKNN cấp giấy phép hành nghề cho nhân viên là kết quả những kỳ thi sát hạch. Thông qua đó, UBCK mới lựa chọn được những người có năng lực thực sự, có khả năng thực hiện tốt mọi nghiệp vụ nói chung cũng như nghiệp vụ tư vấn nói riêng.




Danh mục các chữ viết tắt
VICS : Công ty Cổ phần chứng khoán Bảo Việt
CTCK : Công ty chứng khoán
TTCK : Thị trường chứng khoán
UBCKNN : Ủy ban Chứng khoán Nhà nước






Mục Lục
Sinh viên thực hiện : Lê Mạnh Trung 2
Lời Mở Đầu 2
Chương 1: Lý Luận Chung Về Hiệu Quả Hoạt Động Tư Vấn Của Công Ty Chứng Khoán (CTCK) 3
1.1. CTCK và hoạt động tư vấn của CTCK 3
1.1.1. Khái quát về CTCK 3
1.1.2. Các hoạt động cơ bản của CTCK 7
1.1.3. Hoạt động tư vấn của CTCK 13
1.2. Hiệu quả hoạt động tư vấn của CTCK 16
1.2.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động tư vấn 16
1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động tư vấn của CTCK 18
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động tư vấn của CTCK 20
1.3.1. Nhân tố chủ quan 20
1.3.2. Nhân tố khách quan 23
Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động tư vấn của CTCK Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam (VICS) 26
2.1. Khái quát về CTCK Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam (VICS) 26
2.1.1. Giới thiệu về công ty 26
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 27
2.1.3 Cơ cấu nhân sự 29
2.1.4.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 31
2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của CTCK VICS 35
2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động tư vấn của VICS 39
2.2.1. Thực trạng hoạt động tư vấn của VICS 39
2.2.2. Phân tích hiệu quả hoạt động tư vấn của VICS 45
Bước 1 55
Bước 2 55
Bước 3 55
Bước 4 56
Bước 5 56
Bước 6 56
Bước 7 57
Bước 8 57
Bước 9 57
Bước 10 58
2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động tư vấn của VICS 64
2.3.1. Kết quả 64
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 64
Chương 3: Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tư Vấn Của VICS 68
3.1. Định Hướng Phát Triển Của VICS 68
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn của VICS 70
3.2.1. Tập trung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 70
3.2.2. Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ 72
3.2.3. Phối hợp chặt chẽ giữa các nghiệp vụ 72
3.2.4. Mở rộng mạng lưới khách hàng 72
3.2.5. Đẩy mạnh hoạt động marketing 73
3.2.6. Hoàn thiện hệ thống IT mới 74
3.3. Kiến nghị 74
3.3.1. Kiến nghị với các cơ quan quản lý 74
Danh mục các chữ viết tắt 80
Mục Lục 81

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần chứng khoán VIG Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp đổi mới phương pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ Luận văn Sư phạm 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á chi nhánh Bình Dương Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Hyundai Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
N Nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng sản phẩm thép của Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát Quản trị chuỗi cung ứng 1
D Nâng cao hiệu quả bán hàng của công ty TNHH thương mại và dịch vụ Toàn Phượng Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả áp dụng các phương pháp địa chất và địa vật lý hiện đại nghiên cứu địa chất môi trường vùng đồng bằng sông hồng và cửu long Khoa học Tự nhiên 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Môi giới chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam sau M&A Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top