hachayvn

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT
LƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
CẤP XÃ…………………………...……………………………….
9
1.1.Cán bộ, công chức cấp xã và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức cấp xã…………………………………………………………
9
1.1.1. Khái niệm và vai trò của cán bộ, công chức cấp xã…….. 9
1.1.2. Đào tạo,, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã………….. 11
1.2. Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã…….. 15
1.2.1. Khái niệm chất lượng đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công
chức…………………………………………………………………
15
1.2.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. 17
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng 19
1.3. Kinh nghiệm của một số Trung tâm BDCT trong tỉnh và bài
học rút ra cho Trung tâm BDCT huyện Nghi Lộc………………….
23
1.3.1. Kinh nghiệm của một số Trung tâm BDCT trong tỉnh
Nghệ An…………………………………………………………….
23
1.3.2. Bài học rút ra cho huyện Nghi Lộc và Trung tâm
BDCT huyện Nghi Lộc……………………………………………..
26
Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI
DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI TRUNG TÂM
BDCT HUYỆN NGHI LỘC GIAI ĐOẠN 2006 ĐẾN 2012
28

2.1. Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Nghi Lộc và việc thực
hiện chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã……
28
2.1.1. Giới thiệu khái quát về huyện Nghi Lộc và Trung tâm
BDCT…………………………………………………………….
28
2.1.2. Quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã
tại Trung tâm……………………………………………………….
33
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức cấp xã tại Trung tâm BDCT huyện Nghi Lộc
36
2.2. Đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. ……………………... 53
2.2.1. Đánh giá chất lượng trong quá trình đào tạo, bồi
dưỡng……………………………………………………………….
53
2.2.2. Đánh giá cán bộ công chức sau đào tạo, bồi dưỡng 61
2.2.3. Đánh giá chung về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức cấp xã tại Trung tâm BDCT huyện Nghi Lộc…………..
62
2.2.4. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã……………………………….
63
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
CẤP XÃ TẠI TRUNG TÂM BDCT HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH
NGHỆ AN………………………………………………………….
65
3.1. Những yêu cầu mới và phương hướng nâng cao chất lượng
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại Trung tâm ………
66
3.1.1. Những yêu cầu mới nâng cao chất lượng đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Nghi
Lộc………………………………………………………………….
65
3.1.2. Phương hướng nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng 66

cán bộ, công chức cấp xã tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện
Nghi Lộc……………………………………………………………
3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức cấp xã tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Nghi
Lộc………………………………………………………………….
67
3.2.1. Nhóm giải pháp về chính sách…………………………... 67
3.2.2. Nhóm giải pháp đối với người học, người dạy………….. 68
3.2.3. Nhóm giải pháp đối với Trung tâm BDCT huyện Nghi
Lộc………………………………………………………………….
70
3.2.4. Nhóm giải pháp đối với nội dung chương trình………… 72
3.2.5. Về công tác tổ chức thực hiện…………………………... 73
3.3. Một số kiến nghị, đề xuất……………………………………... 73
KẾT LUẬN 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã được hình thành bằng
nhiều con đường khác nhau, trong đó con đường đào tạo, bồi dưỡng là yếu tố
quyết định. Vì vậy nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
trước hết phải bắt đầu từ việc chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội
ngũ này.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5, BCH Trung ương khoá IX khẳng định:
“Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân
thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc,
tận tuỵ với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân;
chuẩn hoá đội ngũ , chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và
đồng bộ chính sách với cán bộ cơ sở” [17]. Trong các hội nghị Ban chấp hành
Trung ương rất nhiều lần đề cập đến vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Đặc
biệt Hội nghị Trung ương ba, khoá VIII đã ban hành “Chiến lược cán bộ cho
thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.
Đại hội Đảng toàn quốc lần XI khẳng định: “ Thực hiện tốt Chiến lược
cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đổi mới tư duy, cách
làm, khắc phục những yếu kém trong từng khâu của công tác cán bộ. Xây
dựng và thực hiện nghiêm các cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển chọn những
người có đức, có tài. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ;
khắc phục tình trạng chạy theo bằng cấp”[16].
Từ những chủ trương lớn của Đảng trong những năm qua, công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ được lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền huyện Nghi Lộc rất
quan tâm. Vì vậy, trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, trình độ
tin học, trình độ quản lý Nhà nước của cán bộ cơ sở từng bước được chuẩn
hoá và nâng cao. Nhận thức của cán bộ có nhiều chuyển biến tích cực. Hiệnnay hầu hết cán bộ từ huyện đến cơ sở đều xác định việc đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao trình độ là nhu cầu thiết yếu để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Trung tâm bồi dưỡng chính trị Huyện Nghi Lộc có vai trò quan trọng
trong đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã tại huyện. Hàng năm có
khoảng 450 cán bộ, công chức cấp xã được đào tạo bồi dưỡng tại đây. Do vậy
vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã tại
Trung tâm là vấn đề hết sức cấp thiết, cần thực hiện thường xuyên. do đó
đề tài luận văn “ Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
cấp xã tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An” vừa
có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn. luận văn sẽ góp phần làm sáng
tỏ những vấn đề còn hạn chế và tìm ra giải pháp khắc phục để chất lượng
công tác đào tạo, bồi dưỡng tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Nghi
Lộc, tỉnh Nghệ An ngày càng tốt hơn.
* Vấn đề cần nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề sau đây:
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức?
- Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại
Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An trong thời gian
qua như thế nào?
- Những khó khăn, bất cập, hạn chế của công tác đào tạo bồi dưỡng
hiện nay do những nguyên nhân nào?
- cần tập trung làm tốt các giải pháp nào để nâng cao chất lượng
công tác đào tạo, bồi dưỡng tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Nghi
Lộc để đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ
trong giai đoạn hiện nay.
11
2. Tình hình nghiên cứu.
Vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói
chung và cán bộ, công chức cấp xã nói riêng đã có nhiều bài viết, công trình
nghiên cứu của các nhà khoa học và các nhà hoạt động chính trị. Nhiều công
trình đã góp phần giải quyết những đòi hỏi của thực tiễn đặt ra về nâng cao
chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng.
Một số công trình đã đi sâu nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nâng
cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ công chức cấp xã:
* Luận văn Thạc sỹ của tác giả Lê Máy (1999): " Nâng cao chất lượng đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ của Trường Chính trị tỉnh An Giang trong giai đoạn hiện
nay ”.
* Luận văn Thạc sỹ của tác giả Vũ Xuân Quảng (2001): " Nâng cao chất
lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã, phường, thị trấn ở trường chính trị Thái
Bình hiện nay"
* Luận văn Thạc sỹ của tác giả Thiều Quang Nhàn (2003): " Công tác
đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở Thành phố Hà Nội
trong giai đoạn hiện nay - thực trạng và giải pháp "
* Luận văn Thạc sỹ của tác giả Nguyễn Trung Trực (2005): " Chất
lượng công tác đào tạo cán bộ của hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn ở
trường cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay - Thực trạng và giải pháp"
* Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Thị Bích Hường (2006): " Chất lượng
đào tạo cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn ở trường
Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay"
Các luận văn đã tổng quan được những vấn đề lý luận và thực trạng
công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cấp xã tại các trường Chính trị Tỉnh;
những nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã và
đã đưa ra những giải pháp khá cụ thể để nâng cao chất lượng công tác đào tạo
cán bộ cấp xã tại các trường chính trị Tỉnh. 12
Tuy nhiên các công trình nghiên cứu mới chỉ tập trung phân tích, làm
rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác đào tạo; những hạn chế, bất
cập và các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo là chủ yếu, chưa đề cập sâu
đến nội dung, chất lượng, những bất cập trong công tác bồi dưỡng cho đội
ngũ cán bộ, công chức cấp xã; các nội dung mới chỉ dừng lại đối tượng là cán
bộ chưa đề cập đến công chức cấp xã.
Ở tỉnh Nghệ An, cũng đã có một số Nghị quyết, Đề án của Tỉnh uỷ và
UBND Tỉnh về vấn đề quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng như: Nghị quyêt số 05-
NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh ban hành năm 2005 về “ Xây dựng,
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã giai đoạn 2005-2010 và
những năm tiếp theo”; Đề án của Uỷ ban nhân dân Tỉnh về “Đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức xã thuộc tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2015”.
Huyện Nghi Lộc đã có Đề án số 05-ĐA/HU của Ban Thường vụ
Huyện uỷ về “Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ huyện và các
xã giai đoạn 2005-2010 và đến năm 2015”, Chương trình “ đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ giai đoạn 2011-2015” đã đề cập đến vai trò của công tác đào
tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức cấp huyện và cấp xã, các mục tiêu
về trình độ cần đạt được cho đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và cấp xã
nói riêng. Tuy nhiên chưa có một đề án, đề tài hay văn bản cấp uỷ, chính
quyền, cá nhân đề cập một cách toàn diện, có hệ thống đến những bất cập,
hạn chế và các giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức cấp xã tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Nghi Lộc.
Nhìn chung, việc nghiên cứu về chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức nói chung và cán bộ, công chức cấp xã nói riêng đã có nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm, đề cập, nhiều công trình đã có ứng dụng trong thực tiễn.
Tuy nhiên trong các tác phẩm, mỗi tác giả thường chỉ đề cập đến một số khía
cạnh nào đó trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức cấp xã hay giới hạn trong một số địa phương cụ thể; các công trình tập trung nghiên cứu ở các Trường chính trị với lĩnh vực đào tạo là chủ yếu. Đặc
biệt lĩnh vực bồi dưỡng cho cán bộ, công chức cấp xã ở Trung tâm bồi dưỡng
chính trị cấp huyện hầu như rất ít công trình nghiên cứu. Đây là một khiếm
khuyết mà bản thân thấy cần có sự nghiên cứu cụ thể, có hệ thống để góp
phần nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng tại Trung tâm bồi
dưỡng chính trị cấp huyện nói chung và Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện
Nghi Lộc nói riêng.
Trong quá trình nghiên cứu, một số nội dung có liên quan đến đề tài đã
được công bố sẽ được tham khảo có tính kế thừa và chọn lọc. Trên cơ sở đó
đề tài sẽ đề cập sâu hơn đến nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức cấp xã của huyện Nghi Lộc tại Trung tâm BDCT huyện để từ đó
thấy được thực trạng của nó và đưa ra các giải pháp khắc phục.
3. Mục đích và nhiệm vụ của Luận văn
3.1. Mục đích của Luận văn
Thông qua việc nghiên cứu về mặt lý luận và khảo sát đánh giá chất
lượng đào tạo, bồi dưỡng tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Nghi Lộc,
tỉnh Nghệ An, luận văn đưa ra các giải pháp kiến nghị nâng cao chất lượng
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại Trung tâm BDCT huyện
Nghi Lộc.
3.2. Nhiệm vụ của Luận văn
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và chất
lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã
- Khảo sát hoạt động và đánh giá chất lượng đào tạo cán bộ, công chức
cấp xã tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Nghi Lộc đề chỉ ra những
điểm mạnh, yếu.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức cấp xã tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Nghi Lộc,
tỉnh Nghệ An. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu chất lượng đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị
huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
- Nội dung nghiên cứu:
Hệ thống hoá lý luận về chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp
xã, quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã; rút ra những nhân
tố ảnh hưởng; đánh giá được thực trạng, xác định được những bất cập, hạn
chế trong công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã của Trung tâm
bồi dưỡng chính trị huyện Nghi Lộc.
Đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức cấp xã tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Nghi Lộc.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Nghiên cứu tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện
Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, chủ yếu đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng do
Trung tâm đảm nhiệm, không đánh giá các chương trình liên kết, hợp đồng.
Ngoài ra có tham khảo tình hình đào tạo, bồi dưỡng của một số Trung tâm
BDCT trên địa bàn toàn tỉnh.
+ Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong giai đoạn từ năm
2006 đến năm 2012.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng, Nhà
nước ta về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung và cấp xã
nói riêng.
- Do tính chất của đề tài nên luận văn sử dụng phương pháp định tính là
chủ yếu. Ngoài ra đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: - Phương pháp quan sát khoa học: quan sát quá trình giảng dạy và quản
lý các lớp học, diễn biến các khâu trong quá trình thực hiện, từ đó rút ra
những nhận định về vấn đề đang nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu: thu thập thông tin
từ những tài liệu đã công bố, số liệu từ giáo vụ Trung tâm bồi dưỡng chính trị
huyện Nghi Lộc, từ Ban Tổ chức, Ban Tuyên giáo Huyện uỷ, Phòng Nội vụ
Uỷ ban nhân dân huyện Nghi Lộc, phân tích, đánh giá rút ra kết luận về vấn
đề nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Lấy ý kiến qua bảng câu hỏi, về
những vấn đề đang đặt ra cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, thực trạng, những
yếu tố ảnh hưởng và biện pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện
Nghi Lộc.
+ Đối tượng là các học viên học tập tại Trung tâm BDCT huyện Nghi
Lộc, các giảng viên chuyên trách của Trung tâmBDCT và các giảng viên
kiêm chức trực tiếp giảng dạy các chương trình.
+ Thời gian điều tra: Từ tháng 6 năm 2012 đến tháng 12 năm 2012.
+ Nội dung điều tra: Tác giả tiến hành lấy ý kiến của học viên về cơ sở
vật chất hiện nay của Trung tâm BDCT huyện Nghi Lộc, về độ dài thời lượng
các chương trình, về sự phù hợp của nội dung chương trình đối với người học,
về mức độ mong muốn học tập của học viên theo thời gian công tác và theo
thời gian bổ nhiệm chức vụ, về chất lượng giảng dạy của các giảng viên…
+ Kết quả điều tra: Tác giả đã tổng hợp kết quả điều tra bằng số liệu và
bằng các bảng biểu được thể hiện trong luận văn.
6. Những đóng góp của luận văn
- Hệ thống hoá lý luận về chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
công chức, làm rõ thêm các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ công chức nói chung và cấp xã nói riêng. - Phân tích rõ các ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế về công
tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã tại Trung tâm bồi dưỡng
chính trị huyện Nghi Lộc trong thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức cấp xã trong thời gian tới tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị
huyện Nghi Lộc.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề
tài được cấu trúc gồm 3 chương, đó là:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức cấp xã.
Chương 2: Thực trạng chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
cấp xã tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Nghi Lộc
Chương 3: Phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào
tạo, bồi dưỡng tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ
An.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: Nguyên nhân của thành công trong quá trình thực hiện chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, luận văn thực trạng đánh giá kết quả đào tạo bồi dưỡng công chức tại ubnd huyện, giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại chi bộ trường thpt trong giai đoạn hiện nay, Vai Trò Của Trung Tâm Bồi Dưỡng Chính Trị Ở Thành Phố Hồ Chí Minh Trong Quá Trình Thực Hiện, đề tài Công tác bồi dưỡng tại Trường Chính trị tỉnh  trong tình hình hiện nay., Chính sách bồi dưỡng đào tạo cán bộ chủ chốt cấp xã của Hà Nội hiện nay, ưu điểm sau công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã, Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, . Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, báo cáo thực tập công tác đào tạo boooif dưỡng cán bộ công chức tại UBND xã, một số giải pháp cần trong điều tra bằng capi, kiến nghị về giải pháp nâng cao chất lượng công chức cấp xã, đăng nhập thi trực tuyến nghệ an cho cán bộ công chức cấp xã, Nguyên nhân Những hạn chế còn tồn tại của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, bồi dưỡng lý luận chính trị đối với cán bộ, công chức cấp xã, đề án nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng tại trung tâm chinh trị huyện, các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ công chưc, thực trạng chất lượng công tác bồ dưỡng cán bộ huyện đồng hỷ, một số kiến nghị về đào tạo bồi dưỡng cán bộ huyện, thực trạng công tác đào tạo bồi dưỡng cbcc tại ubnd huyện ngọc lặc, Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cốt cán cấp xã giai đoạn hiện nay, CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG CHỨC CẤP XÃ, tiêu chí nâng cao chất lượng công chức cấp xã, luận văn thạc sĩ nâng cao chất lượng công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ , công chức, d9oowloow miễn phí \đề tài nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp xã
Last edited by a moderator:

aoanh

New Member
Re: [Free] Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

Most cho mình luận văn này nhé. Rất cám ơn.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Vietinbank Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao chất lượng thủ tục Hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 3 Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch của công ty cổ phần Bình Dương Star Quản trị Chất lượng 0
D Nâng cao chất lượng đào tạo nhân viên kinh doanh của công ty TNHH manulife Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật tại bộ phần buông phòng của kháchsạn Brilliant Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả áp dụng các phương pháp địa chất và địa vật lý hiện đại nghiên cứu địa chất môi trường vùng đồng bằng sông hồng và cửu long Khoa học Tự nhiên 0
D Nâng cao chất lượng sản phẩm may mặc tại công ty cổ phần dệt 10/10 năm 2018 Luận văn Kinh tế 0
C Em nhờ ad tải hộ em giúp tài liệu Nâng cao chất lượng sản phẩm may mặc tại công ty cổ phần dệt 10/10 năm 2018 Sinh viên chia sẻ 1
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT trong công tác Quân sự Quốc phòng địa phương Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top