Osmarr

New Member

Download miễn phí Đề tài Một số nhận thức chủ yếu về công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước





Phần I 1

Một số nhận thức chủ yếu về Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước 1

I. Tính tất yếu khách quan của sự nghiệp công nghiệp hoá 1

II. Nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa ở nước ta 4

1. Công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa 4

2. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa là quá trình tạo lập cơ cấu kinh tế mới 6

III. Những tiền đề và điều kiện cần thiết để thực hiện quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa 10

1. Phải có sự ổn định về chính trị - xã hội. 10

2. Tích luỹ vốn 11

3. Xây dựng đội ngũ cán bộ và công nhân 12

4. Điều tra cơ bản, nắm vững tài nguyên và tình hình kinh tế - xã hội 12

5. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học - công nghệ và ứng dụng công nghệ mới 12

6. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại 13

Phần II 14

Chi ngân sách nhà nước và vai trò của nó đối với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá 14

I. Chi ngân sách nhà nước và vấn đề bội chi ngân sách nhà nước 14

1. Khái niệm, đặc điểm và nội dung kinh tế của chi ngân sách nhà nước. 14

2. Những nguyên tắc tổ chức chi ngân sách nhà nước 19

3. Vai trò của chi ngân sách nhà nước đối với sự nghiệp CNH - HĐH đất nước 21

III. Những định hướng chủ yếu đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nước phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp CNH - HĐH của nước ta. 28

Tốc độ tăng GDP và lạm phát 1995 - 1999 30

Lời kết 33

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


át triển kinh tế - xã hội. Đây là tiền đề chính trị bên trong cho công nghiệp hoá.
- Môi trường quốc và xu hướng phát triển mới của thế giới cũng tạo ra tiền đề bên ngoài thuận lợi cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta. Trước hết, đó là môi trường hoà bình với xu hướng hoà hoãn và hợp tác quốc tế cho phép ta mở rộng quan hệ bạn bè và hợp tác với nhiều nước, nhằm tranh thủ sự viện trợ, giúp đỡ đa phương của quốc tế. Xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới tạo điều kiện và thời cơ cho những nước kém phát triển, trong đó có Việt Nam có thể sử dụng khoa học, công nghệ mới, nguồn vốn của các nước giàu vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá bằng cách tham gia vào sự phân công và hợp tác quốc tế. Sự lớn mạnh của các lực lượng đấu tranh cho hoà bình, dân chủ và tiến bộ, sự thức tỉnh của nhân loại về một thế giới mới cũng là hoàn cảnh thuận lợi cho các nước kém phát triển đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế. Vài chục năm qua, một số nước đã biết vận dụng hoàn cảnh và tiền đề quốc tế đẩy nhanh quá trình này trong thời gian ngắn, từ một nước lạc hậu kém phát triển trở thành nước công nghiệp.
Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII đã khẳng định: "những thành tựu quan trọng đã và đang tạo ra những tiền đề đưa đất nước chuyển dần sang một thời kỳ phát triển mới"1, thời kỳ đẩy tới một bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Những tiền đề ấy bao gồm một loạt nhân tố cả về thế và lực, cả về chất và tinh thần, về kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá, trong nước và nước ngoài.
2. Tích luỹ vốn
Tích luỹ vốn là điều kiện có tầm quan trọng nhất.
Có hai nguồn khả năng để tích luỹ vốn
Một là, tích luỹ vốn từ nội bộ nền kinh tế quốc dân.
Hai là, tích luỹ vốn dựa vào sự viện trợ và đi vay nước ngoài và các tổ chức phi chính phủ.
Trong hai nguồn đó, nguồn tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế quốc dân, xét về lâu dài, là nguồn chủ yếu. Song, nguồn vốn từ bên ngoài cũng rất quan trọng, nhất là trong chặng đường đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Tích luỹ vốn từ nội bộ nền kinh tế quốc dân được thực hiện trên cơ sở hiệu quả sản xuất: nguồn của nó là lao động thặng dư của người lao động thuộc tất cả các thành phần kinh tế tồn tại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Con đường cơ bản để giải quyết vấn đề tích luỹ vốn trong nước là tăng năng suất lao động xã hội trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới, hợp lý hoá sản xuất, xoá bỏ cơ chế kinh tế và cơ chế quản lý cũ, chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
ở nước ta hiện nay, để tăng năng suất lao động xã hội, tạo ra nguồn vốn cho tích luỹ, trước hết và chủ yếu là phải khai thác và sử dụng tốt quỹ lao động, tập trung sức phát triển nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và sản xuất hàng xuất khẩu; đẩy mạnh một số ngành công nghiệp khai thác; phát huy năng lực của công nghiệp hiện có và xây dựng mới những cơ sở cần thiết, trực tiếp phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã hoạch định; tích cực thực hiện có hiệu quả cuộc đấu tranh chống tham nhũng, chống xa hoa, lãng phí, triệt để thực hành tiết kiệm sản xuất và tiêu dùng. Cùng với việc tạo ra vốn, vấn đề quan trọng là phải có cách huy động, sử dụng và quản lý tối ưu, đem lại hiệu quả cao, làm cho tích luỹ trở thành tích luỹ kép.
3. Xây dựng đội ngũ cán bộ và công nhân
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ, công nhân đủ về số lượng và chất lượng bảo đảm cho việc tổ chức, triển khai và thực hiện thành công những chủ trương, biện pháp xây dựng và phát triển kinh tế.
Cơ cấu đội ngũ này phải đồng bộ, bao gồm cán bộ khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học - kỹ thuật, cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ kinh tế, cán bộ trong các ngành kinh doanh, công nhân kỹ thuật... Những cán bộ và công nhân này phải giỏi về chuyên môn, trung thành với mục tiêu xã hội chủ nghĩa, tận tuỵ phấn đấu góp phần cho dân giàu nước mạnh.
Việc xây dựng đội ngũ cán bộ và công nhân phải tiến hành với tốc độ và quy mô thích hợp, đáp ứng yêu cầu của mỗi thời kỳ trong quá trình công nghiệp hoá. Đi đôi với việc đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng tốt đội ngũ cán bộ, công nhân, phát huy đầy đủ khả năng, sở trường và nhiệt tình lao động sáng tạo của họ để tạo ra năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
4. Điều tra cơ bản, nắm vững tài nguyên và tình hình kinh tế - xã hội
Đây là một trong những căn cứ rất quan trọng để hoạch định chiến lược, chủ trương, biện pháp xây dựng và phát triển nông nghiệp, công nghiệp và các ngành của nền kinh tế quốc dân. Do đó, công tác điều tra cơ bản, nắm vững tài nguyên và tình hình kinh tế - xã hội của đất nước vẫn phải đi trước nhiều bước, phải đạt chất lượng cao, bảo đảm chính xác, cụ thể, kịp thời... để hoạch định đúng và triển khai tốt sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước nhà.
5. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học - công nghệ và ứng dụng công nghệ mới
Công tác nghiên cứu khoa học - kỹ thuật và công nghệ cần được xúc tiến mạnh mẽ nhằm vạch ra phương hướng chính xác cho việc tìm tòi, lựa chọn và ứng dụng những thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
Khoa học bao gồm khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học - kỹ thuật và công nghệ..., phải bảo đảm cơ sở khoa học cho các quyết định quan trọng của cá cấp lãnh đạo, quản lý, là công cụ chủ yếu để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của mọi hoạt động kinh tế - xã hội. Trong việc phát triển nghiên cứu khoa học - công nghệ hiện nay, cần chú trọng nghiên cứu ứng dụng những công nghệ thích hợp với điều kiện của nước ta, đồng thời nghiên cứu ứng dụng có trọng điểm một số công nghệ hiện đại, hình thành những ngành mới với công nghệ cao như công nghiệp dầu khí, hoá dầu, điện tử, tin học, sinh học, vật liệu mới, công nghệ gia công chế biến tiên tiến.
6. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
Tiến hành quá trình công nghiệp hoá ở các nước kinh tế kém phát triển là nhiệm vụ vô cùng khó khăn, gian khổ, xét về mặt tạo ra các tiền đề cũng như mặt triển khai nó trong thực tế.
Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế ngày càng sâu rộng, đã và đang tạo ra mối liên hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế dân tộc; đồng thời, cũng tạo ra khả năng và điều kiện để các nước tham gia vào phân công hợp tác quốc tế. Đặc điểm đó của thời đại cho phép các nước chậm phát triển mở rộng các quan hệ kinh tế với nước ngoài để tranh thủ vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm tổ chức quản lý, đào tạo cán bộ, công nhân... thông qua việc đa phương hoá các quan hệ, và đa dạng hoá các hình thức hoạt động ki...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D khảo sát một số bệnh ở đường tiết niệu trên chó và ghi nhận kết quả điều trị Nông Lâm Thủy sản 0
D Nhận dạng các cụm liên kết ngành và một số đề xuất chính sách tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
V Nghiên cứu thu nhận và xác định một số đặc tính protease đông tụ sữa từ Aspergillus awamori và ứng d Kiến trúc, xây dựng 2
R Một số đề xuất nhằm phát triển, nâng cao hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường biển ở vietrans Luận văn Kinh tế 2
B Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác nghiên cứu chi phí quản lý và giá thành sản ph Luận văn Kinh tế 0
K Một số nhận định về kinh doanh cà phê xuất khẩu của Công ty PROSIMEX và những giải pháp đề xuất Khoa học Tự nhiên 0
C Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá bằng đường hàng không tại Công nghệ thông tin 0
H Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động nhận tái bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm hàng không ở công ty t Luận văn Kinh tế 0
D Một số nhận xét về hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác kế toán của công ty cổ phần Lilama 10 Luận văn Kinh tế 0
T Một số ý kiến nhận xét và đánh giá về Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top