daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Môi trường đầu tư bất động sản Việt Nam: thực trạng và giải pháp
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ BẤT ĐỘNG SẢN VÀ MÔI TRƯỜNG
ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN .........................................................................3
1.1 Khái quát về bất động sản....................................................................3
1.1.1 Định nghĩa...................................................................................3
1.1.2 Phân loại bất động sản................................................................4
1.1.3 Đặc điểm của hàng hóa bất động sản..........................................5
1.2 Thị trường bất động sản ......................................................................8
1.2.1 Khái niệm ....................................................................................8
1.2.2 Đặc điểm của thị trường bất động sản.........................................9
1.3 Môi trường đầu tư bất động sản........................................................10
1.3.1 Môi trường đầu tư .....................................................................10
1.3.2 Môi trường đầu tư bất động sản ................................................12
1.3.3 Các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư bất động sản...............12
1.4 Môi trường đầu tư bất động sản ở một số quốc gia...........................18
1.4.1 Môi trường đầu tư bất động sản Australia.................................18
1.4.2 Môi trường đầu tư bất động sản Malaysia.................................20
Chương 2: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG
SẢN VIỆT NAM ........................................................................................23
2.1 Tình hình đầu tư bất động sản Việt Nam những năm vừa qua ........23
2.1.1 Dòng vốn đầu tư vào thị trường.................................................23
2.1.2 Giá cả bất động sản...................................................................25
2.1.3 cách giao dịch bất động sản .........................................27
2.2 Tình hình môi trường đầu tư bất động sản Việt Nam.......................28
2.2.1 Các yếu tố về tự nhiên và nhân khẩu .........................................29
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2.2.2 Các yếu tố chính trị, pháp luật...................................................31
2.2.3 Các yếu tố về văn hóa................................................................40
2.2.4 Các yếu tố về kinh tế..................................................................43
2.3 Đánh giá môi trường đầu tư bất động sản Việt Nam ........................49
2.3.1 Những mặt tích cực ...................................................................49
2.3.2 Những mặt tiêu cực ...................................................................51
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN MÔI
TRƯỜNG ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM ................................58
3.1 Triển vọng môi trường đầu tư bất động sản Việt Nam......................58
3.1.1 Triển vọng và dự báo về thị trường bất động sản.......................58
3.1.2 Một số xu hướng đầu tư.............................................................59
3.2 Một số giải pháp từ phía chính phủ ..................................................60
3.2.1 Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư ..............................60
3.2.2 Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật ............................61
3.2.3 Hoàn thiện chính sách tín dụng bất động sản........................63
3.2.4 Các chính sách về kinh tế......................................................66
3.2.5 Cải cách thủ tục hành chính..................................................70
3.2.6 Các giải pháp khác ...............................................................72
3.3 Các giải pháp từ phía doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.........75
KẾT LUẬN.................................................................................................781
LỜI MỞ ĐẦU
Sau hơn 20 năm đổi mới và tiến hành quá trình công nghiệp hóa và hiện
đại hóa đất nước, Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế mới nổi
có tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức cao và bền vững, trong đó, đầu tư BĐS
luôn là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế. Nhiều dự án trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhiều khu nhà ở, khu
đô thị mới với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ đã được hình thành làm thay
đổi bộ mặt đô thị, nâng cao điều kiện sống của nhân dân, góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Dù mới hình thành nhưng thị trường bất động sản Việt Nam đã thu hút
được đáng kể nguồn vốn trong nước và nước ngoài, hệ thống pháp luật điều
chỉnh hoạt động của thị trường bất động sản đã từng bước được hoàn thiện,
môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng thuận lợi hơn cho cả các nhà đầu tư
trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Môi trường đầu tư BĐS Việt Nam đang phát triển và ngày càng hội nhập
sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với những mặt mạnh và mặt yếu của nó. Tuy
thị trường bất động sản đã có những bước tăng trưởng và phát triển tốt, chính
sách đầu tư tạo thêm nhiều nhân tố cho nền kinh tế tăng trưởng nhưng hiệu
quả đạt được còn thấp và thiếu bền vững, môi trường đầu tư thiếu minh bạch
và mới chỉ phát triển ở cấp độ thấp, chưa hoàn thiện. Quản lý nhà nước đã có
nhiều cải hiện song còn nhiều hạn chế, nhất là về điều hành. Do vậy, tác giả
quyết định chọn đề tài “Môi trường đầu tư bất động sản ở Việt Nam – Thực
trạng và Giải pháp” nhằm giải quyết những vấn đề trên.
Ngoài mục lục, lời nói đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa
luận được kết cấu bao gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về bất động sản và môi trường đầu tư bất động
sản
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2
Chương 2: Thực trạng môi trường đầu tư bất động sản Việt Nam
Chương 3: Một số kiến nghị nâng cao chất lượng môi trường đầu tư bất
động sản Việt Nam
Do hạn chế về kiến thức của bản thân, khó khăn trong việc thu thập tài
liệu cũng như sự hạn chế về thời gian nghiên cứu nên khóa luận không tránh
khỏi những thiếu sót. Vì thế, tác giả rất mong nhận được ý kiến nhận xét,
đóng góp của các thầy cô giáo để khóa luận hoàn thiện hơn. Em cũng mong
được bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo khoa Kinh tế và Kinh doanh
quốc tế nói riêng và các thầy cô giáo của trường Đại học Ngoại thương nói
chung đã cung cấp cho sinh viên chúng em những kiến thức bổ ích trong suốt
bốn năm học tập tại trường. Đặc biệt, em xin gửi lời Thank chân thành tới cô
giáo –TS Nguyễn Hoàng Ánh đã tận tình hướng dẫn để em có thể hoàn thành
tốt khóa luận tốt nghiệp.3
Chương 1:
TỔNG QUAN VỀ BẤT ĐỘNG SẢN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ
BẤT ĐỘNG SẢN
1.1 Khái quát về bất động sản
1.1.1 Định nghĩa
Bất động sản là một khái niệm được dùng phổ biến ở nhiều quốc gia trên
thế giới. Theo định nghĩa của Wikipedia:
“Về mặt luật pháp, Bất động sản là khái niệm chỉ đất và hầu hết những
thứ gắn với nó với quyền sở hữu từ dưới lòng đất lên đến không gian. Về mặt
kinh tế, đó là khái niệm chỉ các tài sản dưới dạng đất đai hay công trình xây
dựng và các hoạt động liên quan đến quyền sở hữu, sử dụng và chuyển
nhượng các tài sản này”1
Bất động sản (BĐS) không đơn thuần là đất đai mà còn là tất cả những
của cải được tạo ra do sức lao động của con người gắn liền với các công trình
xây dựng, cây trồng… và tất cả những gì liên quan đến đất đai theo không
gian ba chiều (chiều cao, chiều sâu, chiều rộng) để tạo thành một dạng vật
chất có cấu trúc và công năng được xác định và bao gồm cả những quyền sở
hữu, sử dụng và chuyển nhượng kèm theo đó.
Ở Việt Nam, trước khi ban hành Bộ Luật dân sự 2005, trong hệ thống
pháp luật cũng như trong quản lý và hoạt động kinh tế, người ta thường sử
dụng thuật ngữ tài sản cố định. Chỉ đến khi Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2005
ban hành, người ta mới phân chia phân chia tài sản theo thông lệ và tập quán
quốc tế thành động sản và bất động sản. Theo Bộ luật dân sự số
33/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thông qua ngày 14/06/2005 thì: “Bất động sản là các tài sản bao gồm: đất
1
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi4
đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền
với nhà, công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với đất đai và các
tài sản khác do pháp luật quy định”2 . Khái niệm này nhấn mạnh tính chất cố
định là tính chất đặc biệt của bất động sản. Ngoài ra, khái niệm này còn liệt kê
thứ tự các yếu tố không thể di dời được như nhà xây trên đất, vật xây dựng
khác gắn liền với các tài sản cố định khác do pháp luật qui định bởi vì trong
BĐS còn chứa tài sản cố định.
1.1.2 Phân loại bất động sản
Tùy theo mục đích nghiên cứu và tiếp cận khái niệm BĐS, có nhiều cách
phân loại BĐS:
Căn cứ về mặt quản lý xây dựng và phát triển BĐS, có thể chia BĐS
thành ba nhóm:
• BĐS có đầu tư xây dựng: Gồm BĐS nhà ở, nhà xưởng, công trình
thương mại dịch vụ, BĐS hạ tầng (hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội), BĐS là
trụ sở làm việc,… Trong nhóm này, BĐS nhà đất là nhóm BĐS cơ bản, tính
chất phức tạp rất cao và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan, khách
quan. Nhóm này chiếm đa số các giao dịch trên thị trường ở tất cả các nước
trên thế giới.
• BĐS không đầu tư xây dựng: BĐS ở nhóm này thường là đất nông
nghiệp bao gồm đất nông nghiệp, đất rừng, đất nuôi trồng thủy sản… còn gọi
là đất dưới dạng tư liệu sản xuất.
• BĐS đặc biệt: là những BĐS như các công trình bảo tồn quốc gia, di
sản văn hóa vật thể, nhà thờ họ, đền chùa, nghĩa trang,… nhóm này có đặc
điểm là khả năng thị trường rất thấp.
Căn cứ về mặt kinh tế, nhiều luật gia và nhà kinh tế trên thế giới đã phân
chia bất động sản thành 5 loại chủ yếu theo từng lĩnh vực:
2
Bộ luật dân sự số 33/2005/QH115
• Nhà ở là loại bất động sản được sử dụng làm nơi trú ngụ cho các gia
đình, cá nhân
• Bất động sản công nghiệp gồm nhà làm việc của các doanh nghiệp,
xưởng máy, nhà kho, các nhà máy điện, nhà máy nước…
• Bất động sản nông nghiệp bao gồm các đồn điền, trang trại, vườn cây
lâu năm, rừng khai thác gỗ, trại chăn nuôi, đất canh tác rau quả, các trại nuôi
trồng thủy sản,…
• Bất động sản thương mại bao gồm các tòa nhà văn phòng, trung tâm
thương mại, căn hộ cho thuê, khách sạn, nhà hàng, các bãi đỗ xe, các tiện nghi
công ích, khu vui chơi thể thao,…
• Bất động sản sử dụng cho mục đích chuyên biệt bao gồm giảng đường,
trường học, đền chùa, bất động sản thuộc nhà nước quản lý và sử dụng…
1.1.3 Đặc điểm của hàng hóa bất động sản
Bất động sản có nhiều đặc điểm khác biệt so với những hàng hóa khác
trong đó nổi bật nhất là tính cố định và giá trị của nó phụ thuộc nhiều vào mục
đích sử dụng.
 Tính cố định: Không giống các hàng hóa khác, người bán và người
mua có thể di chuyển hàng hóa tùy ý, hàng hóa BĐS không thể đem đi trưng
bày ở nơi khác mà thường phải được giới thiệu thông qua hình ảnh, bản vẽ
hay các tài liệu, hình thức mô tả khác. Đặc tính này đòi hỏi phải có phương
thức giao dịch và quản lý hoạt động giao dịch khác với các thị trường hàng
hóa khác như việc giao dịch thông qua chứng từ về quyền sử dụng và phải
được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhằm quản lý chặt chẽ BĐS và bảo
vệ quyền lợi của chủ sở hữu. Tính cố định còn làm cho hàng hóa BĐS mang
tính địa điểm và tính địa phương. Một mảnh đất, một căn nhà, về mặt địa thế,
gần như không thể lặp lại một cái thứ hai tương tự và cùng một loại BĐS
nhưng những địa điểm khác nhau có giá trị rất khác nhau.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi6
 Tính giá trị cao: BĐS thường là các tài sản có giá trị lớn và có thể
gia tăng giá trị thông qua đầu tư, đầu cơ, kinh doanh. Với rất nhiều người, căn
nhà là tài sản lớn nhất của mọi gia đình. Loại kinh doanh này bao giờ cũng
đòi hỏi nhiều tiền hơn bất cứ vốn liếng tự có nào của nhà đầu tư. Giá trị BĐS
đất đai phụ thuộc vào mục đích sử dụng chúng. Ví dụ, khi đất đai được quy
hoạch vào sản xuất nông nghiệp hay lâm nghiệp thường có giá trị thấp hơn
so với trường hợp đất đai đó được quy hoạch phát triển nhà ở hay kinh
doanh dịch vụ, thương mại… Nói một cách khác, công tác quy hoạch có vai
trò ảnh hưởng quyết định đối với giá trị BĐS nói chung và nâng cao hiệu quả
sử dụng đất nói riêng.
 Tính hữu hạn: Đất đai là loại tài sản hầu như không thể gia tăng về
mặt số lượng. Diện tích bề mặt trái đất có hạn, do đó diện tích đất đai giới hạn
từng miếng đất, khu vực, vùng, địa phương, lãnh thổ v.v.. Chính vì tính khan
hiếm, tính cố định và không di dời được của đất đai nên hàng hoá BĐS có
tính cá biệt. Bản thân đất không tự sinh sôi thêm được mà chỉ có thể có các
công trình được xây trên đất. Quỹ đất và việc xây dựng đều là có giới hạn cho
nên việc xây dựng cũng không thể là vô hạn. Đặc điểm này sẽ làm cho có lúc
đất đai trở nên khan hiếm cho một mục đích đầu tư nào đó và giá đất sẽ bị
biến động theo. Tính hữu hạn thường được xem nặng với những nơi có mật
độ dân số cao, còn những nước đất rộng, người thưa như Australia thì người
ta không quá đề cao tính chất này của bất động sản.
 Tính bền lâu: Tính chất này có được là do đất đai là tài sản do thiên
nhiên ban tặng, một loại tài nguyên được xem như không thể bị huỷ hoại, trừ
khi có thiên tai, xói lở, vùi lấp. Điều này thể hiện rõ nhất ở chỗ đất đai không
bị hao mòn và giá có thể ngày càng tăng. Các công trình kiến trúc, vật kiến
trúc được xây dựng trên đất sau khi xây dựng hay sau một thời gian sử dụng
được cải tạo nâng cấp có thể tồn tại từ hàng trăm năm và hơn thế nữa. Hàng
hoá gì cũng hư hỏng và có lúc hết hạn sử dụng riêng bất động sản thì không.7
Việc sinh lãi của đất có thể thay đổi theo từng giai đoạn, nhưng bản thân đất
đai thì tồn tại vĩnh viễn. Các công trình xây dựng trên nó, như nhà ở, cửa
hàng…, nếu bảo trì tốt có thể sử dụng hàng trăm năm. Do đó các bất động sản
sinh lợi (nhà cho thuê, cửa hàng…) thì gần như có thể tiếp tục sinh lợi vĩnh
viễn.
 Tính ảnh hưởng lẫn nhau: BĐS chịu sự ảnh hưởng lẫn nhau rất lớn,
giá trị của một BĐS này có thể bị tác động của BĐS khác. Đặc biệt, trong
trường hợp Nhà nước đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng sẽ làm
tăng vẻ đẹp và nâng cao giá trị sử dụng của BĐS trong khu vực đó. Trong
thực tế, việc xây dựng BĐS này làm tôn thêm vẻ đẹp và sự hấp dẫn của BĐS
khác là hiện tượng khá phổ biến. Điều này được tất cả mọi người biết rõ, bởi
ai cũng hiểu rằng giá trị của một miếng đất hay căn nhà bị ảnh hưởng rất
nhiều từ những miếng đất hay căn nhà xung quanh. Một khu nhà đẹp nằm gần
một mảnh đất sắp xây dựng nhà máy xem như hỏng. Một cao ốc đẹp lộng lẫy
nhưng nhìn xuống một khu ổ chuột lụp xụp thì cũng chẳng còn mấy ý nghĩa.
Cho nên, những cái xung quanh một bất động sản nhiều lúc tạo ra giá trị cho
nó lớn hơn bản thân nó được tạo ra.
 Tính thích ứng: Lợi ích của BĐS được sinh ra trong quá trình sử
dụng. BĐS trong quá trình sử dụng có thể điều chỉnh công năng mà vẫn giữ
được những nét đặc trưng của nó, đồng thời vẫn đảm bảo yêu cầu sử dụng của
người tiêu dùng trong việc thoả mãn nhu cầu sinh hoạt, sản xuất-kinh doanh
và các hoạt động khác.
 Tính phụ thuộc vào tập quán, thị hiếu và tâm lý xã hội: Hàng hoá
BĐS chịu sự chi phối của các yếu tố này mạnh hơn các hàng hoá thông
thường khác. Nhu cầu về BĐS của mỗi vùng, mỗi khu vực, mỗi quốc gia là
rất khác nhau, phụ thuộc vào thị hiếu, tập quán của người dân sinh sống tại đó.
Yếu tố tâm lý xã hội, thậm chí cả các vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, tâm linh
v.v.. chi phối nhu cầu và hình thức BĐSLợi ích của BĐS được sinh ra trong
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi8
quá trình sử dụng. BĐS trong quá trình sử dụng có thể điều chỉnh công năng
mà vẫn giữ được những nét đặc trưng của nó, đồng thời vẫn đảm bảo yêu cầu
sử dụng của người tiêu dùng trong việc thoả mãn nhu cầu sinh hoạt, sản xuấtkinh doanh và các hoạt động khác.
 Tính dài hạn trong kinh doanh: Khi quyết định đầu tư địa ốc cần có
những cam kết dài hạn vì, dù rằng sự nhanh chóng đáp ứng nhu cầu cho cái
lợi trước mắt cũng quan trọng, nhưng tính đường dài mới thật sự là bản chất
của loại kinh doanh này. Chẳng hạn, đầu tư vào một khách sạn bên đường xa
lộ cần xem xét liệu trong thời gian tới người ta có xây một con đường khác
ngắn hơn và bỏ qua tuyến xa lộ này hay không. Nếu tính xây chợ hay siêu thị,
thì không phải xây nơi đông dân cư vì ở đó đất đai đắt, cạnh tranh cao mà
phải xây đón đầu ở khu vực kế cận còn hoang vắng, nhưng đoán là sẽ dần
phát triển lan ra. Nhu cầu về BĐS của mỗi vùng, mỗi khu vực, mỗi quốc gia
là rất khác nhau, phụ thuộc vào thị hiếu, tập quán của người dân sinh sống tại
đó. Hàng hoá BĐS chịu sự chi phối của các yếu tố này mạnh hơn các hàng
hoá thông thường khác.
1.2 Thị trường bất động sản
1.2.1 Khái niệm
Trong phạm vi bài viết này, “Thị trường bất động sản là thị trường của
các hoạt động mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp và các dịch vụ có
liên quan như môi giới, tư vấn giữa các chủ thể trên thị trường mà ở đó vai
trò quản lý nhà nước đối với thị trường BĐS có tác động quyết định đến sự
thúc đẩy phát triển hay kìm hãm hoạt động kinh doanh đối với thị trường
BĐS”. Có thể nói cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội và nhu cầu sử dụng
đất, sự ra đời và phát triển của thị trường BĐS gắn liền với quá trình đất đai
chuyển thành hàng hóa. Thị trường nhà đất là nơi diễn ra các hành vi mua và
bán hàng hóa quyền sử dụng đất đai, công trình xây dựng cũng như dịch vụ9
gắn liền với hàng hóa đó, và là thị trường vận hành sôi động nhất, có thể coi là
thành phần cơ bản của thị trường bất động sản.
Bất động sản có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, liên quan trực
tiếp đến khối lượng tài sản lớn: quy mô, tính chất, giá trị (thường chiếm 30-
40% tổng tài sản quốc gia), có tác động trực tiếp đến các thị trường khác như
thị trường tài chính, thị trường lao động. Qua kênh bất động sản có thể huy
động nguồn vốn nội tại: địa phương, quốc gia nhờ đó góp phần phát triển sản
xuất, kinh doanh các ngành khác. Ở các nước phát triển, cho vay thế chấp
bằng bất động sản chiếm 80% trong tổng cho vay của các ngân hàng3. Thị
trường bất động sản đồng thời cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đáp
ứng nhu cầu ngày mỗi tăng về nhà ở ở cả thành thị lẫn nông thôn.
1.2.2 Đặc điểm của thị trường bất động sản
Giống như thị trường các loại hàng hóa khác, thị trường BĐS cũng phải
chịu tác động của các quy luật thị trường như quy luật giá trị, quy luật cung
cầu, quy luật cạnh tranh và chịu ảnh hưởng của các nhân tố như cung, cầu về
BĐS, số lượng các giao dịch về BĐS, giá cả, cạnh tranh, các chính sách của
nhà nước và chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, quyền sở hữu và quyền sử
dụng BĐS được pháp luật bảo vệ. Việc giao dịch và kinh doanh BĐS luôn
yêu cầu sự minh bạch, công khai.
Hàng hóa bất động sản là một loại hàng hóa đặc biệt do vậy, thị trường
bất động sản cũng có những đặc trưng riêng.
 cách chuyển nhượng đặc biệt: do quyền sở hữu và quyền
sử dụng BĐS không bị tách rời nhau nên khi mua bán, chuyển nhượng hàng
hóa BĐS, phải có cơ chế để quyền sở hữu được thực hiện về mặt kinh tế. Việc
mua bán, chuyển nhượng BĐS luôn kèm theo hợp đồng, chứng thư.
3 Vai trò và vị trí của thị trường bất động sản
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi10
 Chi phí chuyển nhượng đặc biệt: Việc mua bán chuyển nhượng
BĐS luôn có các chi phí giao dịch BĐS chỉ có trong giao dịch bất động sản
như thuế trước bạ, phí quản lý, thuế giá trị gia tăng, thuế chuyển nhượng, phí
công chứng, phí luật sư, phí hoa hồng cho môi giới, thông tin,… Trong việc
định giá BĐS, thuế sử dụng đất cũng được xem là một yếu tố giúp định giá
BĐS chính xác hơn. Các cơ quan chức năng nhà nước thực hiện định giá
khung tổng hợp các chi phí giao dịch, dịch vụ và thuế.
 Địa điểm chuyển nhượng: Các giao dịch được thực hiện chủ yếu
thông qua trung gian là các tổ chức môi giới bất kinh doanh động sản, qua báo
chí, hay thông qua các cá nhân môi giới. Các sản giao dịch mới hình thành
chưa phát huy hết tác dụng và vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong giao dịch bất
động sản. Các công ty kinh doanh và môi giới bất động sản đã bắt đầu hình
thành và phát triển rất nhanh đã tạo điều kiện cho các giao dịch trên thị trường
diễn ra dễ dàng, thuận lợi, an toàn và hiệu quả hơn.
 Các giao dịch BĐS thường có trị giá lớn, tài sản có tính chất cố
định, có khả năng thế chấp cao cho nên thị trường bất động sản thường có liên
quan mật thiết đến thị trường tín dụng BĐS. Bởi vì muốn thị trường BĐS
hình thành và phát triển thì phải có cơ chế tín dụng BĐS như tín dụng cho
người mua, tín dụng thế chấp, các khoản vay đầu tư dài hạn… Ở các nước có
thị trường BĐS càng phát triển thì khối lượng tín dụng BĐS lại càng cao và
các ngân hàng chuyên nghiệp về tín dụng BĐS trong nền kinh tế dần được
hình thành.
1.3 Môi trường đầu tư bất động sản
1.3.1 Môi trường đầu tư
Theo Báo cáo Phát triển Thế giới của World Bank 2005, môi trường đầu
tư được định nghĩa: “là tập hợp các nhân tố hình thành nên cơ hội và chính
sách ưu đãi với các doanh nghiệp nhằm đầu tư hiệu quả, phát triển mở rộng11
và tạo công ăn việc làm”4 Trên cả phương diện lý thuyết lẫn thực tiễn, phạm
vi và bản chất của các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh và các thị
trường nhân tố - môi trường đầu tư và kinh doanh – có thể ảnh hưởng đáng kể
theo hướng bất lợi hay có lợi đến năng suất, mức tăng trưởng của hoạt động
kinh tế.
Cũng theo World Bank , “Môi trường đầu tư của một nước là môi trường
dành cho hoạt động kinh tế tư nhân. Chất lượng của môi trường đầu tư được
quyết định dựa vào mức độ rủi ro và chi phí giao dịch của việc đầu tư và vận
hành kinh doanh mà trước tiên được quy định bởi khung pháp lý, các rào cản
và các điều kiện cho thị trường lao động, tài chính, công nghệ thông tin, cơ
sở hạ tầng và các đầu vào sản xuất. Chính phủ tác động đến môi trường đầu
tư thông qua các chính sách, pháp chế và mối quan hệ với thành phần kinh tế
tư nhân.”5 Ở định nghĩa này, môi trường đầu tư được nhìn nhận với góc độ
mối quan hệ giữa các tác động của chính phủ và thành phần kinh tế tư nhân,
đây là yếu tố quan trọng nhất và có ảnh hưởng lớn đến các yếu tố còn lại như
thị trường lao động, cơ sở hạ tầng.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu môi trường đầu tư là tổng thể các môi
trường thành phần như môi trường luật pháp, môi trường kinh tế, chính trị,
môi trường văn hóa, tài chính, tiền tệ, công nghệ, tự nhiên, cụ thể hơn đó là
các vấn đề liên quan đến chính sách như tài chính, tín dụng, chính sách
thương mại, chính sách thị trường lao động, các quy định, cơ sở hạ tầng, các
vấn đề liên quan đến thu mua và tiêu thụ, chính sách thuế, chính sách phát
triển các khu công nghiệp và các vấn đề liên quan đến hỗ trợ kỹ thuật và tài
chính khác. Chúng có tác động và chi phối mạnh mẽ đối với các hoạt động
đầu tư sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư buộc nhà đầu tư phải tự điều
chỉnh mục đích, hình thức, lĩnh vực và sản phẩm cho thích ứng nắm bắt và xử
4 World development report 2005: A Better Investment Climate for Everyone
5 An Evaluation of World Bank – Invesment Climate Activities
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi12
lý kịp thời trước các cơ hội đầu tư và đạt hiệu quả cao trong lĩnh vực lựa chọn.
Môi trường đầu tư tốt khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, giảm thấp chi
phí và rủi ro, mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp đồng thời nâng cao
hiệu quả hoạt động trên phạm vi toàn xã hội.
1.3.2 Môi trường đầu tư bất động sản
Hiện tại chưa có khái niệm chính tắc về môi trường đầu tư bất động sản
nhưng trong phạm vi bài viết này, môi trường đầu tư bất động sản được xem
xét “là sự tổng hợp và tác động lẫn nhau giữa các tác nhân kinh tế chính trị,
văn hóa xã hội, tác động trực tiếp hay gián tiếp tới các hoạt động kinh
doanh của nhà đầu tư bất động sản”. Bất động sản là một ngành đặc thù
trong đó những yếu tố liên quan đến môi trường văn hóa, chính trị, thể chế tác
động trực tiếp và nhạy cảm đối với quyết định của nhà đầu tư cũng như biến
động của thị trường. Một môi trường đầu tư bất động sản hấp dẫn góp phần
quan trọng để phát triển thị trường bất động sản và tăng trưởng kinh tế của
mỗi quốc gia
1.3.3 Các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư bất động sản
a) Các yếu tố về tự nhiên, nhân khẩu
Yếu tố tự nhiên bao gồm yếu tố về khí hậu, thuỷ văn, địa chất, địa hình,
hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác là yếu tố quan trọng cấu thành nên
môi trường đầu tư bất động sản của mỗi quốc gia. Trong đó cụ thể bao gồm:
• Vị trí địa lý: Những quốc gia nằm trong khu vực có nền kinh tế thịnh
vượng, năng động sẽ có giá trị lớn hơn những nước nằm ở các vùng xa xôi
hẻo lánh. Những vùng nằm ven biển, khí hậu ôn hòa thì thường có giá trị cao
hơn nằm ở vị trí khác vị trí đồi núi hiểm trở. Việc xem xét đánh giá ưu thế về
vị trí BĐS là cực kỳ quan trọng, đặc biệt là đối với việc xác định mức độ sinh
lời của bất động sản.
• Khí hậu, phong cảnh thiên nhiên: môi trường trong lành hay bị ô
nhiễm, yên tĩnh hay ồn ào đều ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị BĐS và mức độ13
thu hút phát triển các dự án đầu tư. Khí hậu ổn định, ôn hòa không quá lạnh
hay quá nóng, cảnh quan thiên nhiên đẹp cũng làm cho môi trường bất động
sản hấp dẫn hẫp hơn so với những vùng có khí hậu khắc nghiệt.
• Mật độ và mức gia tăng dân số: Với mỗi quốc gia, mật độ dân số
càng cao thì giá cả bất động sản càng cao vì cung giữ nguyên trong khi cầu
thường có xu hướng gia tăng. Với những quốc gia đất chật người đông như
Nhật Bản, bất động sản luôn là một mặt hàng quan trọng, trong khi với những
đất nước có mật độ dân cư thưa thớt như Australia thì người ta ít quan tâm
đến vấn đề này hơn. Sự gia tăng dân số cũng dẫn tới tăng nhu cầu về nhà ở.
Khi dân số gia tăng lực lượng lao động trong xã hội cũng tăng theo với việc
phải mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh, kéo theo sự tăng thêm các nhu
cầu về các hoạt động xã hội, dịch vụ, thương mại, nhu cầu về khám chữa
bệnh, nhu cầu học hành, hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi giải
trí… Những nhu cầu này đều là những nhân tố làm gia tăng nhu cầu về bất
động sản, nhất là nhu cầu về đất đai làm đường giao thông, bất động sản cho
các trường học, bệnh viện, các công viên, các trung tâm thương mại, dịch vụ
dân cư. Điều này đã trực tiếp và gián tiếp làm cho thị trường bất động sản
hoạt động ngày càng sôi động và phát triển và là nguyên nhân dẫn đến sự tăng
giá của bất động sản.
b) Các yếu tố chính trị, pháp luật
• Sự ổn định chính trị xã hội: Các nhà đầu tư xem xét đầu tiên yếu tố
ổn định về chính trị, yếu tố này luôn ý nghĩa quyết định đến việc thu hút đầu
tư nước ngoài. Họ chỉ muốn đầu tư vào những khu vực, những quốc gia có sự
ổn định về chính trị - xã hội, có đủ năng lực và điều kiện thực hiện đầy đủ các
cam kết của mình với độ tin cậy cao. Hơn nữa, việc giữ vững ổn định về
chính trị - xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng với sự phát triển của ngành
kinh doanh BĐS, ảnh hưởng trực tiếp tới việc thu hút đầu tư, du lịch, tới hoạt
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi14
động lưu trú, hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhà nước cần có những biện
pháp nhằm đảm bảo ổn định chính trị - xã hội. Ví dụ như tình hình chính
trường bất ổn khiến cho nền kinh tế Thái Lan trong năm 2008 vừa qua tụt dốc,
các nhà đầu tư đi tìm những môi trường đầu tư khác có cục diện chinh trị ổn
định hơn.
• Các chính sách pháp luật: Pháp luật là một trong những yếu tố có tính
chất quyết định đến sự hình thành và phát triển của thị trường bất động sản.
Hệ thống pháp luật của một quốc gia thông thường sẽ quy định các vấn đề về
quyền sở hữu, sử dụng đất đai, quy định các quyền mua, bán, cho thuê, thế
chấp, góp vốn bằng bất động sản… và hướng dẫn các hợp đồng giao dịch dân
sự bất động sản, quy định về phạm vi áp dụng của các sắc thuế trong việc sử
dụng và chuyển nhượng đất đai. Cùng với các quy định trong luật đất đai, các
sắc thuế sẽ tạo thành một thể thống nhất giúp Nhà nước quản lý được đất đai,
thúc đẩy sự ra đời của thị trường bất động sản chính thức, điều tiết cung, cầu
bất động sản trên thị trường góp phần làm cho thị trường bất động sản phát
triển. Có thể nói hệ thống pháp luật nói chung cùng với những sắc thuế trong
lĩnh vực đất đai tạo ra hành lang pháp lý góp phần đẩy mạnh hoạt động của
thị trường bất động sản.
• Công tác quy hoạch: Việc quy hoạch và đưa ra một kế hoạch sử dụng
đất là việc quy hoạch mục đích sử dụng đất của từng vùng, từng khu vực cụ
thể, cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến cung, cầu về đất đai và thị trường bất
động sản nói chung. Điều đó có thể làm thay đổi tính chất và mục đích sử
dụng đất trong khu vực đó cũng như các khu vực lân cận. Về vấn đề này có
thể dễ dàng nhận thấy khi mà tiến trình công nghiệp hóa, đô thị hóa phát triển
sẽ có một bộ phận đất nông nghiệp chuyển sang phục vụ cho sự phát triển
công nghiệp, nhà ở cũng như các công trình thuộc kết cấu hạ tầng, dân sinh và
đô thị phát triển đến đâu, việc chuyển đất nông nghiệp sang đất ở của khu đô
thị phát triển đến đấy. Tất cả những điều này sẽ làm tăng các giao dịch mua15
bán, thuê mướn bất động sản ở các trung tâm đô thị, trung tâm thương mại,
dịch vụ, giải trí, nhà ở, văn phòng, công sở. Cùng với chính sách phát triển
kinh tế và quy hoạch sử dụng đất đai, Chính phủ cũng như chính quyền các
cấp còn có thể có chính sách về nhà ở, đất ở nói chung và chính sách nhà ở
cho người nghèo, người có thu nhập thấp, các đối tượng thuộc diện chính sách
xã hội, điều này cũng một phần tác động đến cung và cầu về nhà ở, đất đai.
c) Các yếu tố về văn hóa
Tập quán, truyền thống và thị hiếu có thể nói là yếu tố mang tính nhân
văn của thị trường bất động sản. Đối với thị trường bất động sản sự ảnh
hưởng của các yếu tố tập quán, truyền thống và thị hiếu quan trọng hơn nhiều
so với các thị trường khác như thị trường hàng hóa thông thường, thị trường
lao động hay thị trường vốn. Yếu tố tập quán ảnh hưởng trực tiếp đến các giao
dịch mua bán, thuê mướn, thế chấp… trên thị trường bất động sản, giúp đẩy
nhanh hay hạn chế các vụ giao dịch trên các phương diện như đảm bảo độ
tin cậy giữa các bên mua và bên bán, cho thuê và đi thuê v.v… mặt khác, lại
tác động đến việc sử dụng các phương tiện, các hình thức thanh toán, qua đó
ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ và độ chính xác của quá trình thanh toán.
Chẳng hạn như ở Việt Nam trong một thời gian dài theo phong tục, tập quán ở
một số vùng việc mua bán bất động sản chỉ cần giấy tờ viết tay, một số vùng
chỉ làm giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã (phường) nơi cư trú là
hợp lệ. Trong khi đó, ở một số nước, thói quen hóa đơn chứng từ trong các
giao dịch mua bán là không thể thiếu nên bất kỳ một người nào mua bất động
sản cũng phải đến kiểm tra mọi giấy tờ đầy đủ thì các giao dịch mới được tiến
hành và việc giao dịch cũng đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật.
Thị hiếu và thói quen cũng ảnh hưởng đến thị trường bất động sản trên
các phương diện chủ yếu như: thói quen về nhà ở, đất ở. Nếu mọi người đều
có thói quen ở nhà chung cư thì thị trường nhà chung cư trở nên sôi động, nếu
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi16
thói quen ở nhà biệt thự độc lập là phổ biến thì thị trường nhà, đất biệt thự ở
khu ven đô lại nhộn nhịp v.v… Kiểu dáng về kiến trúc, nội thất cũng là một
yếu tố ảnh hưởng đến thị trường bất động sản. Nếu những công ty kiến trúc
xây dựng nhà phù hợp với thị hiếu của người dân thì người mua sẽ nhiều hơn
và ngược lại. Khi dự án đặt ra nhằm hướng vào khách thuê người Nhật thì sẽ
không trang trí nội thất kiểu Âu. Về màu sắc nội thất, nếu người Châu Âu
thích những màu tươi sáng thì người Nhật thường thích màu lạnh, trầm.
Trong kinh doanh bất động sản, phong thủy cũng là một trong những yếu
tố quan trọng có tác dụng lớn trong việc thuyết phục khách hàng đặc biệt là
đối với người Trung Quốc. Phong thủy ngôi nhà là xác định vị trí và phương
hướng của nó phù hợp với hướng tốt nhất của mình để chọn hướng nhà phù
hợp, những ảnh hưởng xấu đến từ bên trong cũng như bên ngoài của căn nhà.
Khách hàng mua nhà cũng rất quan tâm đến phong thủy của ngôi nhà, cách
bài trí nội thất vật dụng bên trong ngôi nhà đó như thế nào để mang lại lợi ích
cho đời sống hay công việc của họ. Người Châu Á thường xem phong thủy
trước khi quyết định xây nhà trong khi phần lớn người Phương Tây cho rằng
công năng và mức độ tiện ích của căn nhà là yếu tố hàng đầu.
d) Các yếu tố về kinh tế
Sự phát triển kinh tế của một quốc gia là một trong những yếu tố quan
trọng làm gia tăng nhu cầu sử dụng đất đai vào các mục đích xây dựng các cơ
sở sản xuất kinh doanh, các cơ sở hạ tầng như đường sá, bưu chính viễn thông,
các khu thương mại v.v… kéo theo sự gia tăng nhu cầu sử dụng đất đai cho
các ngành này và đòi hỏi phải chuyển dịch một số diện tích đất đang sử dụng
vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp đang sử dụng vào mục đích
công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch… Điều này đã làm gia tăng các
giao dịch đất đai và các bất động sản khác trong nền kinh tế hay thúc đẩy thị
trường bất động sản phát triển. Bên cạnh đó, sự phát triển của khoa học kỹ17
thuật và công nghệ trong nền kinh tế nói chung hay của ngành Công nghệ và
Vật liệu nói riêng lại tạo thành những yếu tố tác động trực tiếp đến việc tạo ra
những bất động sản mới phù hợp với yêu cầu của sản xuất, thương mại, dịch
vụ cũng như đời sống. Tuy chu kỳ đổi mới của các bất động sản chậm hơn so
với nhiều hàng hóa khác nhưng đây cũng là một nhân tố vô cùng quan trọng
thúc đẩy các giao dịch, trao đổi mua bán trên thị trường bất động sản ngày
càng gia tăng khi nền kinh tế phát triển.
Trên phương diện quốc gia, việc quy hoạch và hình thành các vùng kinh
tế trọng điểm sẽ kéo theo việc xây dựng các cơ sở hạ tầng như đường sá, sân
bay, bến cảng v.v… Các đầu tư này sẽ thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước
theo quy hoạch chung của Chính phủ. Các địa phương lại dựa trên quy hoạch
tổng thể quốc gia cũng có những kế hoạch riêng cho địa phương mình cùng
với các chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư. Trên thực tế, cơ sở hạ tầng phát
triển đến đâu thì các khu công nghiệp phát triển đến đó và kéo theo nó là thay
đổi dân số và các khu dân cư. Như vậy, các chính sách phát triển kinh tế của
Nhà nước đã dẫn đến sự gia tăng cầu hay tình trạng về bất động sản.
Đô thị hóa là một xu hướng tất yếu của mọi quốc gia trong quá trình phát
triển kinh tế. Đó cũng chính là quá trình tập trung dân số và mật độ dân số
cùng với sự phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển các cơ sở sản xuất iikinh
doanh thuộc các ngành Công nghiệp, Thương mại, Dịch vụ, các cơ sở vui
chơi giải trí theo sự phát triển của các cơ sở hạ tầng. Do đó, quá trình đô thị
hóa và phát triển đô thị sẽ làm tăng cầu về bất động sản cả về số lượng lẫn cơ
cấu bất động sản. Sự phát triển của kinh tế xã hội đã tạo ra một năng suất lao
động cao hơn, làm cho thu nhập thực tế của người lao động tăng lên và điều
đó cũng tạo ra những yếu tố làm tăng nhu cầu về bất động sản nên các giao
dịch về bất động sản trên thị trường cũng tăng theo.
Như vậy, sự khác nhau về điều kiện tự nhiên như địa lý, lãnh thổ, khí hậu,
khác nhau về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, trình độ nhận thức tập quán,
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi18
lối sống, ngôn ngữ sẽ tạo nên ở mỗi quốc gia một môi trường đầu tư bất động
sản khác nhau. Môi trường đầu tư nào có nhiều điều kiện thuận lợi hơn về cơ
sở hạ tầng, trình độ của lực lượng lao động, hệ thống pháp luật tương đối rõ
ràng, thông thoáng sẽ thu hút được nhiều hơn các nhà đầu tư nước ngoài vào
đầu tư. Ngược lại, môi trường đầu tư thiếu đi các yếu tố hấp dẫn, hệ thống
chính trị luật pháp kém ổn định sẽ khiến các nhà đầu tư thường do dự hơn khi
cân nhắc quyết định đầu tư vào các địa điểm này.
1.4 Môi trường đầu tư bất động sản ở một số quốc gia
1.4.1 Môi trường đầu tư bất động sản Australia
Australia có nhiều đặc điểm khiến cho bất động sản ở nước này là điểm
đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
• Yếu tố tự nhiên và nhân khẩu6: Australia là nước lớn thứ sáu trên thế
giới, là nước duy nhất chiếm toàn bộ một lục địa và cũng là nước lớn nhất
trong khu vực Úc-Á/châu Đại Dương. Tổng diện tích tự nhiên của Australia là
7.617.930 km2 bao quanh bởi Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Đất đai của
Australia bao la, tài nguyên dồi dào và với mật độ dân số thưa vào loại bậc
nhất thế giới trung bình gần 3 người/km2Trong hai năm 2008 và 2009,
Australia có chính sách ưu đãi đối với người nhập cư với khoảng 300.000
người, con số lớn nhất từ khi Bộ Nhập cư được thành lập sau chiến tranh thế
giới thứ hai. Hiện nay Australia là miền đất lớn bằng phẳng, ổn định nhất thế
giới với sự đa dạng về địa hình và cũng là một trong những lục địa khô nhất
thế giới. Do quy mô diện tích lớn nên phong cảnh tự nhiên của Australia hết
sức đa dạng cùng với một khí hậu tuyệt vời với trung bình 3000 giờ ánh sáng
mặt trời mỗi năm, điều này đã hình thành nên lối sống năng động với nhu cầu
dã ngoại cao như câu cá, bơi lội, đạp xe, đi bộ. Đất nước này có những bãi
biển trong lành, những cơn mưa rừng nhiệt đới và những khu rừng nguyên sơ,
6 Wikipedia, “Australia”,
những khu sa mạc và những con đường ngập nắng.
• Yếu tố chính trị pháp luật: Australia theo chế độ quân chủ lập hiến, là
thành viên khối liên hiệp Anh với tình hình chính trị ổn định. Đất nước này có
hệ thống quản lý đất đai và thị trường bất động sản đạt tới trình độ phát triển
rất cao và đồng thời tiếng Anh là ngôn ngữ chính, môi trường kinh doanh và
luật pháp đều dựa trên hệ thống của Anh quốc. Quy trình mua bán nhà đất và
hệ thống pháp luật được thiết lập thuận lợi. Hiện tại ở Australia có ba loại sở
hữu: đất tư nhân, đất công cộng và đất thuộc sở hữu của thổ dân. Một số
quyền và lợi ích liên quan đến bất động sản của chủ đất chỉ được buôn bán,
trao đổi trên thị trường. Ở Australia, thị trường đất đai và bất động sản được
tạo dựng vững vàng xét cả về khung pháp lý, thể chế và vận hành. Thị trường
giao dịch bất động sản là hoàn toàn chính thức, được đăng ký tại các cơ quan
quản lý đất đai của nhà nước. Chính phủ Australia khuyến khích đầu tư vào
BĐS đối với những người mua nhà đầu tư và các chính sách cho vay của các
thể chế tài chính bằng cách thay đổi các khoản vay để mua nhà dễ dàng hơn.
Khoảng 80-90% các BĐS được mua bằng tiền vay ngân hàng. 70% các hộ gia
đình ở Australia sở hữu một căn nhà hay một căn phòng độc lập. Ngày càng
có nhiều người dân sống trong các căn hộ chung cư với mức giá thấp Hầu hết
các người dân sinh sống trong các căn nhà có tổng diện tích đất xung quanh
khoảng 500 đến 100m2.
• Yếu tố văn hóa: Australia từ lâu là điểm đến của những người tìm
kiếm lối sống Australia cổ điển: đầy tính thư giãn và gần gũi thiên nhiên cùng
những bãi biển đẹp và một khí hậu nhiệt đới nhiều nắng. Australia có một nền
kinh tế khá thịnh vượng, nắm giữ kỷ lục với 4 thành phố lớn nằm trong danh
sách những thành phố dễ sống nhất thế giới là Melbourne, Perth, Adelaide và
Sydney.
và giữ và thu hút người tài, có chiến lược đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu cho
các nhân viên chủ chốt phù hợp với yêu cầu của mình. Do đó, chương trình
đào tạo hiệu quả chính là một trong những cách nâng cao năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh BĐS. Đồng thời, doanh nghiệp cần
chú trọng xây dựng chính sách đãi ngộ hợp lý để giữ ổn định lượng nhân viên
của mình, nhất là những nhân viên giỏi và có chính sách tuyển dụng thích hợp
nhằm xây dựng cho mình đội ngũ nhân viên trẻ, năng động có thể đảm nhiệm
các vị trí chuyên môn quan trọng về BĐS.
Mở rộng kênh huy động vốn cho DNBĐS Nguồn vốn của các DNBĐS
hiện nay chủ yếu là từ các ngân hàng thương mại. Ngoài nguồn vốn vay từ
ngân hàng và huy động từ thị trường chứng khoán, doanh nghiệp nên mở rộng
phát hành trái phiếu doanh nghiệp và phát hành trái phiếu BĐS từ chính dự án
BĐS mình đầu tư, đồng thời đẩy mạnh các công tác liên doanh, liên kết, sát
nhập để phát triển Trong thị trường đầy tính cạnh tranh này, nếu không nâng
cao năng lực của mình, không có chiến lược bài bản, doanh nghiệp sẽ có thể
sẽ thua lỗ, đóng cửa và phá sản.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi78
KẾT LUẬN
Sau 20 năm tiến hành quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước,
Việt Nam đã trở thành một nền kinh tế mới nổi có tốc độ tăng trưởng duy trì ở
mức cao và bền vững. Kinh doanh bất động sản vẫn còn là một lĩnh vực mới
ở Việt Nam và môi trường đầu tư bất động sản đang ngày một cải thiện với
các chính sách của chính phủ. Môi trường càng hoàn thiện càng tác động tích
cực vào mở rộng quy mô đầu tư BĐS và có một thể chế tốt, một thị trường
minh bạch mới có được một môi trường đầu tư BĐS hấp dẫn.
Thị trường BĐS tại Việt Nam đang bắt đầu phát triển một cách đồng bộ
theo xu hướng hội nhập và mở cửa, do đó cơ hội phát triển kinh doanh BĐS
hiện tại và trong tương lai là rất lớn. Nhà nước đã có cơ chế kiểm soát, điều
tiết hoạt động đối với các hoạt động kinh doanh bất động sản. Các chính sách
kinh tế ảnh hưởng tích cực hơn đến thị trường bất động sản như tài chính, lãi
suất giảm, giá thành xây dựng giảm... giúp thị trường bất động sản Việt Nam
có thể vượt qua khó khăn và đi lên một cách ấn tượng trong thời gian vừa qua.
Tuy vậy, để nâng cao cả về số lượng và chất lượng của đầu tư BĐS tại
Việt Nam nhằm tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, ổn định, minh bạch,
thông thoáng, còn nhiều việc cần làm trong thời gian tới về hoàn thiện môi
trường cho loại hình đầu tư này, trong đó phải hoàn thiện cả về pháp luật,
chính sách, tổ chức quản lý điều hành của nhà nước và cả về bản thân thị
trường BĐS. Điều này đòi hỏi sự phối hợp của nhà nước lẫn các doanh nghiệp.
Trên cơ sở phân tích các yếu tố, tác giả đã đánh giá một cách khách quan
thực trạng môi trường đầu tư bất động sản Việt Nam, từ đó đưa ra một số kiến
nghị giải pháp nhằm hoàn thiện môi trường đầu tư bất động sản ở Việt Nam
để thị trường bất động sản ngày một phát triển, góp phần tích cực vào sự
nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích môi trường đầu tư của Mozambique dưới góc nhìn của tập đoàn viễn thông quân đội Viettel Luận văn Kinh tế 0
L Bước đầu nghiên cứu quá trình xây dựng, áp dụng, duy trì hệ thống quản lí môi trường theo TCVN ISO 14001 Luận văn Kinh tế 2
H Môi trường đầu tư với sự phát triển của DNNVV Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
B Bước đầu nghiên cứu phương pháp tính phí bảo vệ môi trường đối với công ty Giấy Hải Phòng (HAPACO) Kiến trúc, xây dựng 0
V Đánh giá hiện trạng và xây dựng giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Chợ Đầu Mối Nông Sản Thực Khoa học Tự nhiên 0
J Một số ý kiến đóng góp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài trên đ Luận văn Kinh tế 0
Y Phân tích cụ thể môi trường đầu ở nước ta, chủ trương tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu của cả nướ Luận văn Kinh tế 0
Z Tình hình hoạt động tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển ngành nước và Môi Trường Luận văn Kinh tế 0
E Bước đầu nghiên cứu xây dựng lộ trình tính phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tới năm 2010 - Áp Luận văn Kinh tế 0
B Bước đầu tìm hiểu hiệu quả kinh tế-Xã hội, môi trường khi xây dựng tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lạ Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top