Link tải miễn phí Luận văn:Mối quan hệ giữa âm nhạc của thanh điệu trong lời thơ lục bát với giá trị cao độ của giai điệu trong dân ca quan họ Bắc Ninh lời cổ :

Luận văn ThS. Ngôn ngữ học -- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Tìm hiểu sự tương ứng giữa thanh điệu và nốt nhạc trong dân ca Quan họ Bắc Ninh. Chỉ ra mối quan hệ tương ứng giữa âm vực thanh điệu của lời thơ lục bát với giá trị cao độ của giai điệu trong dân ca Quan họ Bắc Ninh. Bàn về vai trò và giá trị thanh điệu của ngôn ngữ nói chung và trong thơ lục bát nói riêng, cũng như về vai trò và giá trị của giai điệu trong dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ
1
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN ........................................ 11
1.1. Vấn đề nghiên cứu vai trò của thanh điệu tiếng Việt trong âm nhạc
dân gian Việt Nam ........................................................................... 11
1.2.Thanh điệu tiếng Việt. ............................................................................ 12
1.2.1. Thanh điệu tiếng Việt – nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển ... 12
1.2.2. Mối quan hệ giữa thanh điệu tiếng Việt với thơ ca ................... 14
1.3. Thanh điệu tiếng Việt trong âm nhạc ..................................................... 15
1.3.1. Mối quan hệ giữa âm và thanh............................................................ 15
1.3.2. Giai điệu trong âm nhạc và âm điệu-ngữ điệu trong tiếng Việt ........... 18
1.3.3. Âm vực của thanh điệu tiếng Việt theo quan điểm của Âm nhạc học.........20
1.4. Một vài điểm khái quát về đặc điểm âm nhạc dân ca Quan họ Bắc Ninh
lời cổ ............................................................................................................ 21
1.4.1.Một số vấn đề cơ bản về dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ ................... 21
1.4.2. Những tính chất và đặc điểm của âm nhạc Quan họ .................. 23
1.4.3. Phát âm Quan họ ................................................................................ 27
CHƯƠNG 2. SỰ THỂ HIỆN CỦA CÁC ÂM TIẾT MANG THANH
ĐIỆU THUỘC PHẦN LỜI THƠ LỤC BÁT TRONG ÂM NHẠC
QUAN HỌ BẮC NINH LỜI CỔ ..................................................... 30
2.1. Âm tiết mang thanh điệu trong ca khúc Quan họ Bắc Ninh lời cổ ......... 31
2.2. Tỉ lệ âm tiết mang thanh điệu..................................................... 33
2.2.1. Tỉ lệ âm tiết mang thanh điệu phân chia theo âm vực Cao-Thấp......... 34
2.2.2. Tỉ lệ thanh điệu phân chia theo tiêu chí đường nét thanh điệu Bằng-Trắc ..35
2.3. Sự thể hiện của các thanh điệu tiếng Việt trong âm nhạc Quan họ .............. 36
2.3.1. Thanh Ngang...................................................................................... 36
2.3.1.1. Khu vực cao độ của âm tiết mang thanh Ngang ............................... 36
2.3.1.2. Âm luyến của âm tiết thanh Ngang.................................................. 40
2.3.2 Thanh Huyền........................................................................... 43
2.3.2.1. Khu vực cao độ của âm tiết mang thanh Huyền ..................... 43
2.3.2.2. Âm luyến của âm tiết mang thanh Huyền ........................................ 45
2.3.3. Thanh Sắc .............................................................................. 47
2.3.3.1. Khu vực cao độ của âm tiết mang thanh Sắc ......................... 47
2.3.3.2 Âm luyến của âm tiết mang thanh Sắc .............................................. 50
2.3.4. Thanh Nặng........................................................................................ 52
2.3.4.1. Khu vực cao độ của âm tiết mang thanh Nặng ................................. 52
2.3.4.2. Âm luyến của âm tiết mang thanh Nặng..................................................54
2.3.5. Thanh Ngã ............................................................................. 56
2.3.5.1. Khu vực cao độ của âm tiết mang thanh Ngã......................... 56
2.3.5.2. Âm luyến của âm tiết thanh Ngã........................................... 56
2.3.6. Thanh Hỏi .......................................................................................... 58
2.3.6.1. Khu vực cao độ của âm tiết mang thanh Hỏi.................................... 58
2.3.6.2. Âm luyến của âm tiết mang thanh Hỏi .................................. 59
2.4. Tiểu kết chương 2.................................................................................. 61
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ÂM
VỰC CỦA THANH ĐIỆU TRONG LỜI THƠ LỤC BÁT VỚI GIÁ
TRỊ CAO ĐỘ CỦA GIAI ĐIỆU TRONG DÂN CA QUAN HỌ BẮC
NINH LỜI CỔ................................................................................ 64
3.1. Âm vực của Thanh điệu lời thơ là cơ sở của việc hình thành giá trị cao độ
của giai điệu trong dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ ..................................... 64
3.2. Đường nét thanh điệu tiếng Việt là cơ sở cho việc hình thành những mô
hình âm điệu luyến tạo sự mềm mại, trầm bổng của giai điệu dân ca Quan họ
Bắc Ninh lời cổ. ........................................................................................... 67
3.3. Hiện tượng biến thanh trong dân ca Quan họ.................................................69
3.4. Liên hệ mở rộng về cách xử lí thanh điệu trong âm nhạc hiện đại
(tân nhạc) .................................................................................................... 70
3.4.1. Nguyên tắc bỏ dấu thanh trong ca từ trong âm nhạc hiện đại.............. 70
3.4.2. Nghệ thuật xử lí thanh điệu tiếng Việt trong âm nhạc Việt Nam
hiện đại ........................................................................................... 72
3.4.2.1. Thanh Hỏi........................................................................................ 72
3.4.2.2. Thanh Ngã.......................................................................... 73
3.4.2.3. Thanh Ngang, thanh Huyền, thanh Sắc và thanh Nặng .................... 74
3.4.2.4. Đề xuất cách xử lí những từ trái dấu xuất hiện trong âm nhạc
hiện đại ........................................................................................... 75
3.5. Tiểu kết chương 3.................................................................................. 77
PHẦN KẾT LUẬN.............................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 84
PHỤ LỤC ....................................................................................... 87
1. Lí do chọn đề tài
Trong âm nhạc Việt Nam, nguyên tắc thông thường là nét nhạc tuỳ theo
thanh điệu mà lên bổng xuống trầm, âm nhạc Quan họ cũng không nằm ngoài
nguyên tắc ấy. Theo truyền thống, tiếng Việt có 6 thanh điệu, trừ thanh Ngang
không có dấu biểu thị trên văn tự, còn 5 thanh khác đều mang tên của dấu ghi
thanh ấy. Cao độ khác nhau, hay những đặc trưng về âm vực là những nét đầu
tiên không thể thiếu được, khu biệt các thanh điệu. Trong giới Việt ngữ học,
khi phân loại thanh điệu tiếng Việt, đa phần các nhà ngôn ngữ học thường xếp
6 thanh điệu tiếng Việt vào 2 âm vực khác nhau: âm vực cao (Ngang - Sắc -
Ngã) và âm vực thấp (Huyền - Hỏi - Nặng). Cũng có một số ý kiến đề nghị
xếp 6 thanh của tiếng Việt vào 3 âm vực khác nhau: cao - trung - thấp
(Nguyễn Đình Hòa, R.Jones, Huỳnh Sanh Thông); trong đó, ngoài âm vực
cao và thấp còn có thêm âm vực trung với 2 thanh: Ngang và Ngã.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh là loại hình nghệ thuật phong phú, độc đáo
của dân tộc ta. Hầu hết lời của các bài ca Quan họ đều là thơ lục bát hay lục
bát biến thể. Theo sự nghiên cứu của các nhà văn hóa dân gian, trong thực tế
sáng tác dân ca (mà người ta ghi lại được) có sự phân chia thành 3 âm vực:
cao - trung - thấp, và giữa 3 âm vực này có sự tương ứng nhất định, mang tính
quy luật với cao độ thanh điệu của các tiếng (âm tiết) trong ca từ (cụ thể ở đây
là các câu thơ lục bát).
Trong lịch sử nghiên cứu những vấn đề liên quan tới thanh điệu tiếng
Việt và âm nhạc Việt, chúng tui nhận thấy có rất nhiều nhà nghiên cứu đã rất
tâm huyết bỏ công sức để tìm hiểu mối quan hệ mật thiết này, đặc biệt nhà
nghiên cứu âm nhạc Hoàng Kiều trong công trình nghiên cứu mang tên
“Thanh điệu tiếng Việt và âm nhạc cổ truyền” đã từng nghiên cứu và kết luận
“Thanh điệu tiếng Việt quyết định đến cao độ, sự uốn lượn của âm. Tuy
nhiên, thanh điệu phải thông qua thơ để tiến vào nhạc với những quy luật

như: thanh, vần, niêm luật…của thơ dân tộc quy định cho cao độ những luyến
láy, ngưng nghỉ, các trọng âm, đồng thời liên quan đến những thủ pháp kĩ
thuật phối hợp với ngôn ngữ âm nhạc mà hình thành các làn điệu âm nhạc.
Nói cách khác là, âm nhạc cổ truyền của ta từ thơ phổ nhạc mà không phải
làm nhạc trước rồi mới điền lời ca văn xuôi vào nhạc. Hơn nữa, nền âm nhạc
cổ truyền của Việt Nam lấy thanh nhạc là chính mà không phải khí nhạc, nên
thanh điệu và thơ là nhân tố khởi đầu” [30, tr.7]; Trong phần thứ Hai với tên
gọi “Thanh điệu tiếng Việt-sự hình thành ca khúc cổ truyền” tác giả đã tìm
hiểu một cách kĩ lưỡng về các thể thơ trong âm nhạc, và đưa ra một số nhận
định về vai trò của thanh điệu trong ngôn ngữ Việt Nam Đối với âm nhạc.
Hay trong bài viết “Tính nhạc trong thơ ca Việt Nam (từ góc nhìn ngữ âm
tiếng Việt)” của GS Mai Ngọc Chừ cũng đã nhắc tới mối quan hệ giữa thanh
điệu tiếng Việt và giai điệu trong âm nhạc “Trong phạm vi một âm tiết chứa
thanh điệu, sự biến thiên của âm vực theo thời gian được gọi là âm điệu; còn
trong một ngữ đoạn, sự biến thiên của âm vực theo thời gian được gọi là ngữ
điệu. Cả hai yếu tố này (âm điệu và ngữ điệu) có vai trò như giai điệu trong
âm nhạc, và do vậy, chúng là những yếu tố rất quan trọng để tạo ra tính
nhạc” [12, tr.451]; Và nhiều nhà nghiên cứu khác trong cả giới ngôn ngữ học
và âm nhạc học cũng đã đề cập tới nội dung nghiên cứu này. Song, những
công trình của nhà âm nhạc học mới dừng lại ở những nhận định mang tính
chất kinh nghiệm được rút ra từ quá trình sáng tác cũng như quan sát âm
nhạc. Dưới góc tiếp cận Ngôn ngữ học, những nhà nghiên cứu ngôn ngữ học
cũng mới tiếp cận từ kết quả của những nghiên cứu mang tính chất kinh
nghiệm của các nhà nghiên cứu âm nhạc, mà thực sự chưa có công trình
nghiên cứu nào đi khảo sát và rút ra nhận định về mối quan hệ giữa thanh điệu
tiếng Việt và âm nhạc qua tìm hiệu một loại hình âm nhạc nào cụ thể.
Vì vậy, với việc tìm hiểu âm vực của thanh điệu qua các lời thơ lục bát
trong mối tương quan với giá trị cao độ của giai điệu trong dân ca Quan họ
Bắc Ninh, chúng tui hi vọng sẽ góp phần làm rõ thêm:


- Mối quan hệ giữa âm thanh (cụ thể là thanh điệu) của ca từ (cụ thể là
lời thơ lục bát) và cao độ của các nốt nhạc được “lên bổng xuống trầm” trong
dân ca Việt Nam; từ đó chỉ ra được mối liên hệ mật thiết giữa âm nhạc và
ngôn ngữ Việt. Trên cơ sở những khảo sát này, luận văn cũng hi vọng có
những đóng góp nhất định cho việc tìm hiểu giá trị nghệ thuật của một loại
âm nhạc truyền thống của dân tộc.
- Sự thẩm âm thực tế của người bản ngữ đối với các thanh điệu được
thể hiện qua âm nhạc và thi ca của họ. Từ đó, luận văn cũng hi vọng có những
đóng góp nhất định cho việc nghiên cứu vệ hệ thống ngữ âm - âm vị của tiếng
Việt nói chung và hệ thống thanh điệu tiếng Việt nói riêng.
Trên đây là những lí do chính để chúng tui quyết định lựa chọn đề tài
nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình là: “Mối quan hệ giữa âm vực
của thanh điệu trong lời thơ lục bát với giá trị cao độ của giai điệu trong
dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ”.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu, trong luận văn này, chúng tui tập trung khảo
sát, tìm hiểu:
- Âm tiết mang thanh điệu trong các bài thơ lục bát được sử dụng làm
lời cho các bài dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ
- Các bài dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ đã được các tác giả dùng
điệu thức 7 âm để kí âm.
Về phạm vi nghiên cứu của đề tài, với đối tượng nghiên cứu được nêu
ở trên, chúng tui hạn định vấn đề nghiên cứu sẽ tập trung vào khảo sát sự
tương ứng giữa âm vực của thanh điệu trong lời thơ lục bát với giá trị cao độ
của giai điệu trong dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ, cụ thể là sự tương ứng
giữa thanh điệu trong các âm tiết của lời thơ lục bát với sự cao thấp của các
mô hình nốt nhạc trong dân ca Quan họ.
3. Mục đích và ý nghĩa của đề tài
Qua khảo sát, luận văn cố gắng chỉ ra sự tương ứng và mối quan hệ
giữa âm vực của thanh điệu trong lời thơ lục bát với giá trị cao độ của giai
điệu trong dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ.

Thực hiện đề tài này, chúng tui muốn đem đến một cái nhìn tổng quan
về quá trình chuyển hóa một bài thơ lục bát thành một giai điệu của làn điệu
dân ca Quan họ nói chung và sự chuyển hóa thanh điệu trong âm tiết tiếng
Việt trở thành sự cao thấp, lên bổng xuống trầm của các nốt nhạc trong âm
nhạc Quan họ nói riêng.
Mặt khác, kết quả nghiên cứu của đề tài hi vọng sẽ đóng góp một phần
tư liệu và nhận định đánh giá vai trò của thanh điệu tiếng Việt đối với âm
nhạc cổ truyền của Việt Nam.
Với những ý nghĩa nêu trên, chúng tui đặt ra mục đích nghiên cứu cụ
thể là:
- Tìm hiểu sự tương ứng giữa thanh điệu và nốt nhạc trong dân ca Quan
họ Bắc Ninh.
- Chỉ ra mối quan hệ tương ứng giữa âm vực thanh điệu của lời thơ lục
bát với giá trị cao độ của giai điệu trong dân ca Quan họ Bắc Ninh.
- Bàn thêm về vai trò và giá trị thanh điệu của ngôn ngữ nói chung và
trong thơ lục bát nói riêng, cũng như về vai trò và giá trị của giai điệu trong
dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được các nhiệm vụ trên của đề tài, chúng tui sẽ tiến hành
vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích, miêu tả
- Phương pháp Đối chiếu - so sánh
Trên cơ sở này, chúng tui thực hiện theo trình tự như sau:
- Tiến hành thống kê nội dung các bài thơ lục bát được sử dụng làm lời
cho các bài dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ.
- Lập phiếu khảo sát sự tương ứng giữa lời thơ với giai điệu trong dân
ca Quan họ Bắc Ninh.
- Chỉ ra sự tương ứng giữa các âm tiết của lời thơ với giá trị cao độ của
các mô hình âm điệu (nốt nhạc) trong bản kí âm các bài dân ca Quan họ Bắc
Ninh lời cổ.
- Đưa ra một số nhận xét về sự tương ứng nêu trên.
- Bàn luận mở rộng, đánh giá vai trò của thanh điệu tiếng Việt Đối với
âm nhạc Việt Nam.
5. Phạm vi tư liệu
Theo thống kê của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, hiện nay, dân
ca Quan họ Bắc Ninh có khoảng 500 bài lời cổ, dung lượng mỗi bài trung
bình là 4 câu/bài, trong số đó chỉ có khoảng 100 bài được các tác giả kí âm.
Vì vậy, phạm vi tư liệu nghiên cứu đề tài của chúng tui chỉ giới hạn trong các
bài dân ca đã được kí âm này, cụ thể chúng tui sẽ khảo sát:
- Các bài thơ lục bát được sử dụng làm ca từ trong các bài dân ca Quan
họ Bắc Ninh lời cổ đã được các tác giả kí âm.
- Quan hệ tương ứng giữa âm tiết mang thanh điệu và cao độ của các
mô hình snốt nhạc trong các bài dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ đã được các
tác giả kí âm đó.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn bao gồm 3
chương như sau:
Chương 1. Những cơ sở lí luận
Chương 1 giới thiệu các vấn đề lí luận xác định âm vực và đường nét
thanh điệu tiếng Việt, một số vấn đề cơ bản về giá trị cao độ của giai điệu
trong âm nhạc nói chung và âm nhạc Quan họ Bắc Ninh nói riêng.
Chương 2. Sự thể hiện của các âm tiết mang thanh điệu thuộc phần
lời thơ lục bát trong âm nhạc Quan họ Bắc Ninh lời cổ
Chương 2 thống kê kết quả khảo sát sự tương ứng giữa những âm tiết
mang thanh điệu của tiếng Việt với những mô hình âm điệu được thể hiện
trong giai điệu âm nhạc Quan họ Bắc Ninh lời cổ. Đồng thời, trong chương
này, chúng tui sẽ đưa ra những nhận xét ban đầu về mối quan hệ giữa thanh
điệu tiếng Việt với những mô hình âm điệu trong giai điệu dân ca Quan họ
Bắc Ninh lời cổ.
Chương 3. Một số nhận xét về mối quan hệ giữa âm vực của thanh
điệu trong lời thơ lục bát với giá trị cao độ của giai điệu trong dân ca
Quan họ Bắc Ninh lời cổ
Chương 3 là một số nhận định về mối quan hệ giữa âm vực của thanh
điệu trong lời thơ lục bát với giá trị cao độ của giai điệu trong dân ca Quan
học Bắc Ninh lời cổ. Bên cạnh đó, chúng tui sẽ bàn luận mở rộng, so sánh
mối quan hệ đó trong nhạc hát mới (nhạc hiện đại), từ đó đề xuất một số giải
pháp xử lí ngôn ngữ tiếng Việt mà cụ thể là vấn đề thanh điệu trong ca hát.
4. Kết quả khảo sát sự thể hiện của các âm tiết mang thanh điệu thuộc
lời thơ lục bát trong âm nhạc Quan họ Bắc Ninh lời cổ và những nhận định
mang tính khách quan về mối quan hệ ấy đã cho thấy rõ vai trò của thanh điệu
tiếng Việt đối với âm nhạc Quan họ Bắc Ninh nói riêng và âm nhạc Việt Nam
nói chung. Bên cạnh đó, thông qua kết quả nghiên cứu của đề tài, những nét
đặc sắc của loại hình âm nhạc truyền thống dân ca Quan họ Bắc Ninh đã được
tìm hiểu sâu hơn từ góc nhìn liên ngành Ngôn ngữ học-Âm nhạc học, cụ thể
là nghệ thuật phổ nhạc cho thơ lục bát với sự biến đổi linh hoạt đường nét
thanh điệu tiếng Việt tạo nên giai điệu, sắc thái trầm bổng mang những nét
đặc trưng cho âm nhạc Quan họ. Và trong những giá trị làm nên di sản văn
hóa phi vật thể Quan họ Bắc Ninh hôm nay, chúng ta không thể không nhắc
tới vai trò của ngôn ngữ mà cụ thể là đặc trưng ngôn từ tiếng Việt, trong đó
thanh điệu là yếu tố tạo nên tính nhạc của lời thơ Quan họ.
5. Những nhận định trong kết quả nghiên cứu của đề tài hi vọng sẽ ít
nhiều đóng góp cho việc nghiên cứu về hệ thống ngữ âm – âm vị của tiếng
Việt nói chung và thanh điệu tiếng Việt nói riêng, cụ thể là sự biến đổi âm
vực và đường nét thanh điệu khi đi vào âm nhạc thông qua những mô hình âm
điệu trong giai điệu. Đối với Âm nhạc học, những kết quả này cũng hỗ trợ cho
những nhà sáng tác và thể hiện âm nhạc hiện đại trong việc truyền tải ca khúc
tới người nghe (nội dung và hình thức âm nhạc), hiểu đặc trưng ngôn ngữ
tiếng Việt mà cụ thể là âm tiết mang thanh điệu để từ có tìm kiếm phương
pháp thể hiện một cách hiệu quả nhất.
Trên đây là một số kết luận chính của đề tài, với những kết quả nghiên
cứu đã thu được, chúng tui thực hiện luận văn này với hi vọng đóng góp một
phần nào đó về mặt dữ liệu và ý tưởng, bổ sung minh chứng cho những
nghiên cứu của các nhà khoa học trước đây về vấn đề mối quan hệ, sự tác
động qua lại giữa ngôn ngữ và âm nhạc, mà cụ thể là mối quan hệ giữa thanh
điệu tiếng Việt khi đi vào giai điệu trong âm nhạc Việt Nam.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

phamthutb

New Member
Re: [Free] Mối quan hệ giữa âm nhạc của thanh điệu trong lời thơ lục bát với giá trị cao độ của giai điệu trong dân ca quan họ Bắc Ninh lời cổ

link bị die rồi ad ơi :(
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái – Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu hệ thống cân cơ nông vùng mặt và mối liên quan với thần kinh mặt Y dược 0
D Phân tích nội dung các quyết định truyền thông Marketing và mối quan hệ giữa nó với các quyết định Marketing khác trong Marketing Marketing 0
D MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ VÀ TƯ DUY Văn hóa, Xã hội 0
D ĐẢNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ miền bắc xã hội chủ nghĩa giai đoạn từ 1965 đến 1968 Môn đại cương 0
D Mối quan hệ tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc với cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược quản trị nguồn nhân lực Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn trong chủ nghĩa Mác- Lênin Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top