daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu chung về nền văn minh Đông Nam Á.
Đông Nam Á là một khu vực lịch sử văn hoá, có nền tảng chung từ thời tiền sử, được sản sinh và phát triển trong một môi trường sinh thái tự nhiên xã hội của khu vực. Đó là nền văn minh nông nghiệp lúa nước được phân bố từ bờ Nam sông Dương Tử đến Đông Bắc Ấn Độ sang cả châu Đại Dương.Trên cơ sở tầng văn hoá chung đó qua tiếp biến với những nền văn hoá khác, đặc biệt là tiếp xúc với văn hoá Ấn Độ và Trung Quốc đã tạo thành những nền văn hoá quốc gia khác nhau. Tất cả đã tạo nên tính thống nhất trong tính đa dạng của văn hoá khu vực.
Khu vực Đông Nam Á trước kia được người Trung Quốc gọi là Nam Phương, người Nhật gọi là Nan Yo, người Ả Rập gọi là Qumr,…Như vậy ngay từ xa xưa thế giới đã biết đến Đông Nam Á và người ta hiểu rõ giá trị của khu vực này xét về mặt tài nguyên và giá trị vị trí của nó trên ngoại thương quốc tế khi coi Đông Nam Á là “ ngã tư đường” “ hành lang” hay “cầu nối’’ thế giới Đông Á với Tây Á và địa Trung Hải.
Tuy nhiên, đúng như nhiều tác giả đã nhận xét cho đến tận cuối thế kỉ XIX Đông Nam Á vẫn chưa được nhìn nhận rõ rệt và đầy đủ như một khu vực địa lí, lịch sử, văn hoá, chính trị riêng biệt. Cách nhận thức mới về tính cách khu vực quân sự . Đúng như Sanech Chamarik nói “ Cái gọi là nghiên cứu Đông Nam Á chỉ đơn giản là một bộ phận của chiến lược chính trị và quân sự toàn bộ”…
Trong quá trình phát triển, văn hoá Đông Nam Á đã tiếp thu nhiều yếu tố từ bên ngoài mà tiêu biểu nhất là từ Ấn Độ, Trung Quốc, Ả Rập và Phương tây.
Trong vấn đề thuộc về nhận thức cũng như cách tiếp cận văn hoá Đông Nam Á, nhiều học giả Phương Tây một thời đã coi Đông Nam Á không phải là một thực thể văn hoá mà là vùng ngoại vi tiếp giáp của hai nền văn minh lớn ở châu Á đó là Trung Hoa và Ấn Độ. Nhận thức này thống trị gần hai thế kỉ và họ coi đây là vùng tiếp giáp, là vùng Ấn Độ hoá và Trung Hoa hoá.
Ngày nay, Đông Nam Á đang thực hiện bước vào một giai đoạn mới là thời kì phát triển mạnh mẽ của ý thức khu vực từ bên trong, từ chính bản thân các nước Đông Nam Á. Và từ xa xưa Đông Nam Á đã là một khu vực văn hoá thống nhất với một nền văn hoá bản địa khá phát triển. Đó là nền văn minh nông nghiệp lúa nước phát triển rực rỡ.

2. Mục đích nghiên cứu.
3. Phương pháp nghiên cứu.
4. Phạm vi nghiên cứu.
5. Cấu trúc bài thảo luận.
NỘI DUNG
Chương 1 : Cơ sở hình thành nền văn minh Đông Nam Á
1.1. Vị trí địa lý.
Đông Nam Á là một khu vực của châu Á, bao gồm các nước nằm ở phía Nam Trung Quốc, phía Đông Ấn Độ và phía Bắc của Úc với diện tích khoảng 4,523,000 km². Khu vực này bao gồm 11 quốc gia: Brunei, Campuchia, Đông Timor, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam với số dân cư tính đến năm 2009 ước chừng khoảng gần 570,000,000 người.
2.2.1. Ngôn ngữ - Chữ viết.
Ngôn ngữ Đông Nam Á hiện đại là tổng hòa của rất nhiều những ngôn ngữ đa dạng, phong phú. Tính đa dạng của ngôn ngữ Đông Nam Á được thể hiện ở nhiều mặt, nhiều phương diện. Có thể có một ngôn ngữ tồn tại ở rất nhiều quốc gia như tiếng Thái không chỉ có ở Thái Lan mà còn ở Lào, Việt Nam, Myanma, hay ở bất kì quốc gia Đông Nam Á nào cũng có hàng chục, hàng trăm ngôn ngữ khác nhau. Điển hình như tại Inđônêxia có tới hơn 200 ngôn ngữ đang được sử dụng.
Tuy nhiên không phải bởi thế mà ngôn ngữ không có tính thống nhất. Đó chính là “ bức tranh đa dạng trong sự thống nhất cao độ từ trong cội nguồn chúng” ( PGS. Mai Ngọc Chừ - văn hóa Đông Nam Á.NXB ĐHQG Hà Nội)
Ngày nay, dựa vào phương pháp so sánh - lịch sử, các nhà khoa học đã quy ước ngôn ngữ Đông Nam Á về một số họ ngôn ngữ:
*) Ngữ hệ Nam – Đảo (Austranesia )
Ngữ hệ này gồm 4 nhóm : Melanesia, Polynesia, Micronesia và Indonesia. Ngữ hệ Nam đảo phân bố khá rộng, đến tận Australia, các đảo Nam Thái Bình Dương và còn được gọi là Mã lai – đa đảo.
*) Ngữ hệ Nam Á:
Phân bố chủ yếu ở Thái Lan, Lào, Việt Nam và Myanmar, gồm các ngôn ngữ : Thái (Xiêm ), Lào, Tày – Nùng, Sán Chay, Giáy, Bố y, Lụ, La Ha.
*) Ngữ hệ Hán – Tạng chia thành hai nhóm: ngôn ngữ Hán và ngôn ngữ Tạng – Miến, phân bố ở nhiều nước trong khu vực.
Tất cả những ngôn ngữ hệ trên tạo thành hệ thống ngôn ngữ “ thống nhất trong đa dạng” với các đặc điểm riêng biệt về cách sử dụng phụ tố, âm vị học… và sự phong phú của các đại từ nhân xưng góp phần tạo nên một đặc trưng văn hóa riêng biệt cho Đông Nam Á
Cùng với ngôn ngữ, chữ viết cũng là thành tố văn hóa tạo nên sự khác biệt cho ĐNA với kho tàng chữ phạn, chữ Khmer cổ, chữ Thái cổ và chữ Miến điện đã ra đời và tiếp thu sự ảnh hưởng từ rất lâu.
Sự đa dạng của ngôn ngữ được thể hiện ở chổ các quốc gia Đông Nam Á hiện có tới hàng chục, thậm chí hàng trăm ngôn ngữ khác nhau. Như ở Indonesia có đến 200 ngôn ngữ dân tộc khác nhau cùng tồn tại; ở Philippin củng có tới 80 ngôn ngữ dân tộc khác nhau (1998). Tương tự, các quốc gia Đông Nam Á khác củng là các quốc gia đa ngôn ngữ. Tuy nhiên, các ngôn ngữ Đông Nam Á đều chỉ thuộc về một trong số 4 ngữ hệ sau đây: Nam Á, Nam Đảo, Thái, Hán – Tạng. Và xa hơn nữa, chúng đều bắt nguồn từ một nguồn gốc chung là ngôn ngữ Đông Nam Á tiền sử. Đó là một sự thống nhất cao độ. Về chữ viết, từ đầu công nguyên, khi cần ghi chép các dân tộc Đông Nam Á đã vay mượn chữ Hán (như ở Việt Nam) và chữ Pali – Sanskrit (ở các nước khác) của Trung Hoa, Ấn Độ để xây dựng chử viết riêng cho dân tộc mình. Tuy nhiên, từ thế kỷ XIII , chử viết Ả Rập đã ảnh hưởng mạnh mẻ đến các quốc gia hải đảo như Malaysia, Indonesia. Từ thế kỷ XVI, với sự can thiệp của các quốc gia phương tây, chử viết của các quốc gia Đông Nam Á được chuyển đổi theo hướng Latinh hóa (chữ viết Brunay, Malaysia, Indonesia, Philippin và Việt Nam) được sử dụng ngày nay.
2.2.2. Nghệ thuật.
2.2.2.1. Về kiến trúc nhà cửa
Khu vực Đông Nam Á có một kiến trúc mang tính chất đặc trưng đó là kiến trúc nhà sàn. Không chỉ có mặt ở những vùng miền núi xa xôi mà ngay ở những thủ đô sầm uất ta cũng có thể bắt gặp những ngôi nhà mang kiểu dáng của nhà sàn.
Ngoài kiến trúc nhà sàn đặc trưng của vùng núi còn có cả nhà hình thuyền đặc trưng cho miền biển hay nhà đất của dân vùng đồng bằng.
Ngày nay, với sự phát triển của kinh tế, khoa học kĩ thuật, những ngôi nhàsàn dần được thay thế bởi những ngôi biệt thự, nhà hộp theo lối kiến trúc phương Tây. Tuy nhiên người Đông Nam Á lại có xu hướng thiết kế những ngôi nhà ở bằng những chất liệu hiện đại mà vẫn giữ được kiểu kiến trúc truyền thống.
Hình 5: nhà sàn
2.2.2.2. Về nghệ thuât tạo hình (hội họa và điêu khắc )
Như chúng ta đều biết nghệ thuật tạo hình của các nước Đông Nam Á được ra đời từ rất sớm. Các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều hình khắc chạm sơ khai trên đá, trong các hang động vào thời kì nguyên thủy. Hay những công trình cự thạch, tượng người và tượng động vật bằng đá,… Bên cạnh đó còn có những hình chạm khắc trên mặt trống đồng mà tiêu biểu là trống đồng Đông Sơn. Những thành tựu của nghệ thuật tạo hình nguyên thủy này đã tạo nên nghệ thuật tạo hình Đông Nam Á bản địa, đây cũng chính là một nhân tố quan trọng để khi tiếp thu nghệ thuật tạo hình của các nền văn hóa lớn thì các nước trong khu vực Đông Nam Á vẫn bảo tồn được các giá trị truyền thống và tạo được một bản sắc văn hóa riêng, một phong cách tinh túy đặc biệt của mình.
Nghệ thuật tạo hình hay cụ thể là điêu khắc của các nước Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa khác nhau. Đó đều là trung tâm văn hóa của khu vực như Ấn Độ, Trung Hoa, hay sau này là các nước phát triển ở phương Tây. Bước vào thiên niên kỉ thứ nhất, đồng thời với việc phát triển và bảo vệ nền nghệ thuật tạo hình bản địa, các quốc gia Đông Nam Á cổ đại tiếp thu trước hết là nghệ thuật tạo hình của quốc gia Ấn Độ. Nghệ thuật này du nhập đến các quốc gia Đông Nam Á cùng với hai tôn giáo chính là Ấn Độ giáo và Phật giáo, do đó nghệ thuật nghệ thuật tạo hình của Đông Nam Á chủ yếu thể hiện trên các công trình có liên quan đến hai tôn giáo lớn này. Để tìm hiểu sự ảnh hưởng của nghệ thuật tạo hình Ấn Độ đến kiến trúc và điêu khắc chúng ta sẽ tìm hiểu sâu về các công trình kiến trúc và điêu khắc của hai Ấn Độ giáo và Phật giáo ở khu vực Đông Nam Á.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top