nhOk_OnlinE

New Member

Download miễn phí Kinh nghiệm nuôi nhím





Chăm sóc: Thường xuyên vệsinh chuồng trại, mùa hè hàng ngày nên tắm
bằng cách xịt nước, vừa tắm cho nhím và phun sạch nước tiểu; mùa đông nên quét dọn
sạch sẽ, bỏthức ăn thừa và phân ra ngoài chuồng. Khi vào chuồng quét dọn nhớ đi ủng
đểphòng nhím phóng lông vào chân. Thường nhím ăn về đêm, ngày lại ngủ, chúng rất
nhát nên giữyên tĩnh cho chúng ngủ. Qua tham quan học hỏi những cơsởsản xuất
nuôi nhím nhiều năm và qua mấy năm nuôi chưa thấy nhím có bệnh tật gì nhưng chú ý
thường xuyên vệsinh chuồng trại sạch sẽ, rau phải rửa sạch trước khi cho ăn. Xương
động vật mang vềrửa sạch phơi khô cho chúng gặm ăn dần.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Kinh nghiệm nuôi nhím
Nhím là thú hiếm, thịt được nhiều người dùng ưa chuộng, giá bán rất cao, thịt
nạc ngọt và thơm. Nhiều bộ phận có thể làm thuốc chữa bệnh cho con người.
Qua nhiều năm nuôi nhím ông Trần Văn Hưởng ở xã Yến Mao (Thanh Thủy)
trao đổi kinh nghiệm về xây dựng chuồng trại. Nên xây dựng chuồng theo hướng đông
nam, có mái che mưa nắng, ở nơi cao ráo, thoáng mát về mùa hè, che kín tránh gió lùa
về mùa đông, trong chuồng chia thành hai dãy, có lối đi ở giữa, chia làm nhiều ô, mỗi
ô dài 1,5m, rộng 1m, nền đổ bê tông láng xi măng, có độ nghiêng từ 3-5 độ, để khi vệ
sinh dễ thoát nước, phần giáp với nền chuồng nên xây kín cao khoảng 30-40cm, trên
quây lưới thép B40, có cọc sắt ba cạnh buộc gá lưới vào cột cho chắc chắn, chiều cao
của lưới từ 1-1,2m, phần trên của lưới thép nên uốn hơi lướt vào trong chuồng, mỗi ô
cần để cửa có khóa để tiện vào vệ sinh và cho nhím ăn, uống. Phía sau chuồng làm
rãnh thoát nước cách xa chuồng, tránh ô nhiễm và ruồi muỗi phát triển.
- Cách chọn con giống: Con giống nhím hiện nay còn hiếm, ta nên đến các trại
giống để mua, đực cái cũng dễ phân biệt, chủ trại sẽ hướng dẫn, khi kiểm tra cần chú ý
đeo găng tay da, hay bạt, quấn lưới vào thân nhím hay cho vào rọ hẹp, sau đó nhấc
lên lấy ngón tay gài nhẹ vào bộ phận sinh dục của nó, thấy dương vật thò ra là nhím
đực, còn không thấy biểu hiện nhô ra là nhím cái. Lấy nhím giống về nên tách nhím
đực riêng, nhím cái riêng vào từng ô, khi bắt nhím ra cũng cần đeo găng tay da hay
bạt vì lông nhím rất sắc đâm vào tay rất buốt.
- Thức ăn: Nhím là loại ăn tạp, thức ăn của nó rất phong phú như trái cây, lá
cây, lá rau, các loại củ, vỏ các loại quả, ngô, khoai, sắn thóc, côn trùng, ốc, sâu bọ,
giun đất, xương các loại động vật, nên cho nhím ăn nhiều loại thức ăn với công thức,
một con nhím trưởng thành, thức ăn thô gồm các loại rau, lá 0,5kg/con/ngày, thức ăn
tinh thóc, ngô, khoai sắn 0,3kg/con/ngày. Thức ăn khoáng muối 2-3 gam/con/ngày.
Xương động vật 100-200 gam/con/ngày. Nên quan sát thấy chúng thích ăn gì thì cho
ăn thêm, nếu thừa thì rút bớt, tập tính của nhím là ăn về ban đêm nên cho nhím ăn
chính vào buổi chiều tối, trưa cho ăn phụ. Khi nhím cái mang thai thì cần tăng cường
thức ăn bồi bổ, tăng cường xương cho chúng gặm hàng ngày, trước khi ăn các loại rau
cần rửa sạch, cần cho ăn các loại quả có vị chát.
- Chăm sóc: Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, mùa hè hàng ngày nên tắm
bằng cách xịt nước, vừa tắm cho nhím và phun sạch nước tiểu; mùa đông nên quét dọn
sạch sẽ, bỏ thức ăn thừa và phân ra ngoài chuồng. Khi vào chuồng quét dọn nhớ đi ủng
để phòng nhím phóng lông vào chân. Thường nhím ăn về đêm, ngày lại ngủ, chúng rất
nhát nên giữ yên tĩnh cho chúng ngủ. Qua tham quan học hỏi những cơ sở sản xuất
nuôi nhím nhiều năm và qua mấy năm nuôi chưa thấy nhím có bệnh tật gì nhưng chú ý
thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, rau phải rửa sạch trước khi cho ăn. Xương
động vật mang về rửa sạch phơi khô cho chúng gặm ăn dần.
- Sinh sản: Nhím cái sau 1 năm nuôi là đẻ mỗi năm đẻ hai lứa vào tháng 4-5,
tháng 10-11 (âm lịch) mỗi lần đẻ được từ 1-3 con, thời gian nhím mang thai từ 95-105
ngày. Nhím con sau 1 tháng bú mẹ có thể tách ra nhốt ở ô khác mỗi ô nuôi từ 2-3 con,
ta nuôi thêm 1 tháng nữa có thể xuất bán giống. Phối giống cho nhím khi ta thấy nhím
cái động đực là hay đi lại loanh quanh trong chuồng, hít hít, ngửi ngửi liên tục nếu ta
đụng vào chúng là chúng đứng yên và cong đuôi lên. Nhím sau khi đẻ 1 tháng là phát
dục, trước khi đưa nhím đực vào phối, phải bắt nhím con ra chỗ khác không nhím đực
sẽ cắn chết con. Nhím đực đưa đến ô nhím cái, nhím đực xoắn xuýt quanh nhím cái,
vài giờ sau nhím cái mới chịu xếp các lông nhọn xuống, nằm sấp trên nền để cho nhím
đực phối. Ta nên để cho nhím đực ở ô nhím cái từ 5-7 ngày, thời gian đó đủ cho nhím
cái có thai. Sau đó bắt nhím đực đi nhốt riêng. Một nhím đực có thể phối được cho 3-5
nhím cái. Sau mỗi lần nhím đực phối cần tăng cường cho ăn bồi bổ chất đạm, chất béo,
nhất là giá đỗ đậu xanh. Nhím đẻ không ồn ào đẻ âm thầm trong đêm. Sau khi đẻ nhím
mẹ thường phủ con dưới bụng để ủ cho con vài ngày đầu, sau 1 tuần chúng chạy ra
khỏi bụng mẹ, nhím con bú sữa mẹ lớn rất nhanh, mỗi tuần một khác, sau 1 tháng là
tách ra khỏi mẹ, nuôi thêm 1 tháng nữa là xuất bán giống. Nhím con nuôi tốt sau 1
năm sẽ đạt trọng lượng 10kg, tới năm thứ hai có thể nặng tới 16-17kg hay hơn nữa.
Nuôi nhím một việc làm mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao, cách nuôi lại rất
đơn giản ở đâu cũng có thể nuôi được. Đặc biệt là các tỉnh miền núi, trung du có nhiều
rau, củ quả, cây lương thực, đủ điều kiện phát triển nhanh đàn nhím. Mong các bạn áp
dụng, chúc các bạn thành công.
Chống rét cho ong trong mùa đông
Hiện nay nghề nuôi ong mật đang phát triển mạnh vì lợi nhuận kinh tế cao.
Nhưng trong thực tế, mùa đông thời tiết rét số đàn ong bị giảm sút nghiêm trọng hay
bị suy yếu sau những đợt rét kéo dài.
Để chống rét cho đàn ong chúng ta cần chủ động: Cho ăn bổ sung đường trong
những ngày nắng ấm nhất là đầu vụ rét cần cho ong ăn no, cho ăn liên tục cho đến khi
phần bầu mật vít nắp kín (lương ong). Tỷ lệ đường cho ong ăn là 1kg đường cho 1.2 lít
nước đun sôi cho tan đường để cho ong ăn hàng ngày. Khi cho ong ăn khay mật phải
để nhiều que thật cứng tránh ong tập trung xuống lấy mật dính cánh không bám vào
cây lên được bị chết. Thời gian cho ong ăn vào chiều tối để tránh các đàn ong khác đến
cướp mật gây đánh nhau. Khi đàn ong mạnh cần lên cầu chúng ta tranh thủ tăng số cầu
cho thế đàn thật mạnh. Khi đủ mật, thế đàn mạnh, năng lượng trong đàn luôn giữ ấm
cho đàn ong.
...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top