Yogi

New Member

Download miễn phí Khóa luận Chính sách quản l‎ý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính





Trong năm 2005 NHNN đã thực hiện điều hành tỷ giá (USD/VND) ổn định tương đối (tăng 0,86%), phù hợp với diễn biến kinh tế tiền tệ, không tạo nên những bất lợi cho nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu. Trên thực tế, việc điều hành tỷ giá gắn với quan hệ cung – cầu (do cung ngoại tệ lớn hơn cầu về ngoại tệ); tỷ giá trên thị trường tự do và trên thị trường liên ngân hàng không có sự chênh lệch đáng kể, vị thế đối ngoại của đồng Việt Nam tiếp tục được duy trì khi đặt tương quan trong mối quan hệ với các đồng tiền chủ chốt trên thế giới như đồng Euro, Yên Nhật, bảng Anh
Việc ổn định tỷ giá đã góp phần ổn định thị trường tiền tệ, tạo lòng tin của người dân với VND, tránh được sự dịch chuyển từ VND sang gửi ngoại tệ trong bối cảnh lạm phát cao. Đồng thời, tạo tâm lý thuận lợi, hướng nhìn nhận tốt về môi trường đầu tư ở Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hàng, góp phần hạn chế việc sử dụng ngoại tệ rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam;
Gắn trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo an toàn của các TCTD trong quá trình hoạt động ngoại hối, đồng thời nâng cao vai trò của NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố.
Diễn biến cung cầu ngoại tệ không ổn định do nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố đầu cơ. Để ổn định thị trường, NHNN đã phối hợp với Bộ Tài chính kiểm soát chặt chẽ nhập siêu, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các suy định về quản lý ngoại hối của các TCTD; sửa đổi bổ sung, ban hành mới các quy định về quản lý ngoại hối, nhất là quản lý các đại lý thu đổi ngoại tệ nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ và mua bán ngoại tệ bất hợp pháp trên thị trường tự do.
2.2. Chính sách quản lý giao dịch vốn
Ngày 26/8/2005 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký ban hành Thông tư 04/2005 sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/1999 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, đây là một thay đổi quan trọng nhằm tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn ngoại tệ cho các dự án đầu tư ra nước ngoài, từng bước mở rộng khả năng và triển vọng vươn ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế.
Ngày 21/12/2005, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký Lệnh số 35/2005/L/CTN công bố Pháp lệnh ngoại hối đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 13/12/2005. Pháp lệnh ngoại hối (PLNH) có hiệu lực kể từ ngày 1/6/2006. Đây là văn bản pháp lý chuyên ngành cao nhất trong lĩnh vực quản lý ngoại hối. PLNH được ban hành đã tạo ra những bước thay đổi quan trọng trong chính sách quản lý ngoại hối của Việt nam. Bên cạnh việc khẳng định nguyên tắc tự do hóa đối với các giao dịch vãng lai, PLNH đã thực hiện từng bước nới lỏng, quản lý có chọn lọc các giao dịch vốn; qui định những nguyên tắc nhằm hạn chế đôla hóa, tiến tới thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam. Bên cạnh đó, còn mở cửa mạnh mẽ thị trường ngoại hối thông qua việc cho phép các TCTD phi ngân hàng tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ kinh doanh ngoại hối, xóa bỏ chế độ cấp phép đối với các loại hình giao dịch ngoại hối, các đối tượng tham gia thị trường được thực hiện các loại hình giao dịch ngoại hối theo thông lệ quốc tế khi đáp ứng đủ các điều kiện do NHNN qui định.
Ngoài ra, chính sách kiều hối được cởi mở hơn, như người gửi tiền về nước không bị hạn chế về mặt số lượng, người nhận không phải đóng thuế, phí gửi tiền thấp… Do vậy, trong năm 2005 lượng kiều hối chuyển về Việt Nam qua các kênh chính thức tăng 20% so với năm 2004.
Công tác quản lý nợ nước ngoài của Doanh nghiệp được cải tiến theo hướng thông thoáng hơn: Trong năm 2005, sau khi Thông tư 09/2004/TT-NHNN ngày 21/12/2004 của NHNN hướng dẫn vay trả nợ nước ngoài đi vào thực tiễn, về cơ bản cơ chế quản lý vay trả nợ nước ngoài đã được cải tiến theo hướng đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đi vay. Khái niệm doanh nghiệp phải đăng ký vay vốn nước ngoài được qui định rõ rang phù hợp với các qui định tại các văn bản luật hiện hành; phân cấp quản lý cụ thể, hợp lý hơn so với những quy định trước đây đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đăng ký khoản vay một cách nhanh chóng, giảm chi phí đi lại, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài và đảm bảo việc quản lý nhà nước về vay trả nợ nước ngoài của Doanh nghiệp. Việc quy định thời gian xử lý, thẩm quyền xử lý, quy định về rút vốn, trả nợ, kiểm soát chứng từ của các tổ chức tín dụng và chế độ báo cáo càng rõ ràng hơn.
Năm 2006, cùng với đổi mới các cơ chế chính sách khác, việc đổi mớ, hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý ngoại hối theo hướng thông thoán, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế đã có tác động tích cực đến đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam (bao gồm cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp), cải thiện đáng kể cung cầu ngoại tệ của Việt Nam.
Nhờ nguồn cung ngoại tệ dồi dào nên lượng ngoại tệ NHNN mua được lớn hơn nhiều so với lượng ngoại tệ NHNN bán ra, làm cho dự trữ ngoại hối nhà nước tăng đều và tương đối ổn định, góp phần thực hiện tốt mục tiêu chiến lược của ngành Ngân hàng giai đoạn đến năm 2010 là tăng nhanh dự trữ ngoại hối Nhà nước. Hiện nay, dự trữ ngoại hối Nhà nước đã đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ tương đương 12 tuần nhập khẩu (đạt mức tối thiểu theo thông lệ quốc tế), giúp nâng cao khả năng thanh toán quốc tế và hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam. Về cơ bản, công tác quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước đã đáp ứng được các mục tiêu an toàn và tăng trưởng dự trữ, góp phần can thiệp và ổn định tỷ giá động Việt Nam và giá vàng, đặc biệt là trong một số thời điểm nhạy cảm tâm lý biến động tỷ giá, giá vàng. Khác với những năm trước đó, năm 2006, ngoài các ngân hàng thương mại nhà nước, NHNN còn đáp ứng nhu cầu mua ngoại tệ của nhiều NHTM cổ phần.
Năm 2007, cơ sở pháp lý cho quản lý ngoại hối tiếp tục hoàn thiện, hướng dẫn pháp lệnh ngoại hối, cơ chế quản lý các giao dịch vốn được xây dựng theo định hướng tiếp tục mở rộng khung pháp lý cho các hoạt động giao dịch đầu tư ra nước ngoài (cả trực tiếp, gián tiếp và cho vay ra nước ngoài), đồng thời kế thừa và phát triển các quy định đã được xác lập đối với hoạt động đầu tư vào Việt Nam và vay trả nợ nước ngoài. Quy định về vay trả nợ nước ngoài thông thoáng hơn trước đó cả về khái niệm, đối tượng vay, mức độ quản lý.
Quy mô dự trữ ngoại hối nhà nước đã tăng từ mức 12 tuần nhập khẩu vào cuối năm 2006 lên khoảng 17 tuần nhập khẩu vào cuối năm 2007, góp phần tăng khả năng phòng vệ của NHNN trước sự đảo chiều của các luồng chu chuyển vốn ngoại tệ cũng như giúp nâng cao khả năng thanh toán quốc tế và hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam. Đồng thời NHNN triển khai rà soát, nghiên cứu và xây dựng cơ chế mới cho công tác quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước, bước đầu tạo ra một số thay đổi trong quản lý và điều hành.
Năm 2008, trước bối cảnh khủng hoảng kinh tế diễn ra trên quy mô toàn cầu, thị trường tài chính trong nước và quốc tế có nhiều biến động phức tạp, tác động của cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ khiến hàng loạt các ngân hàng, tổ chức tài chính lớn tại Mỹ, Châu Âu và một số khu vực khác đã bị tác động mạnh, ảnh hưởng đến tình hình tài chính và mức xếp hạng tín nhiệm. Do vậy, công tác quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước (DTNHNN) phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức để đảm bảo đạt được mục tiêu như an toàn dự trữ, đảm bảo khả năng can thiệp bình ổn thị trường ngoại hối trong nước đồng thời đáp ứng các nhu cầu ngoại hối cấp bách của Nhà nước và duy trì ổn định quy mô DTNHNN. Với nguyên tắc an toàn được đặt lên hàng đầu, NHNN đã theo dõi chặt chẽ và có những can thiệp kịp thời nhằm đảm bảo an toàn DTNHNN khi các đối tá...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top