daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

ĐẶT VẤN ĐỀ
Kê đơn là bước đầu tiên và thực hiện là bước cuối cùng trong chu trình sử
dụng thuốc trên lâm sàng. Đây là các bước có ảnh hưởng nhiều nhất đến hiệu quả
điều trị của thuốc. Tuy nhiên, đây cũng là bước tiềm ẩn nhiều nguy cơ sai sót ảnh
hưởng đến hiệu quả điều trị và an toàn của bệnh nhân.
Kháng sinh là một trong những nhóm thuốc được dùng phổ biến nhất tại bệnh
viện. Một nghiên cứu về tình trạng sử dụng kháng sinh tại các bệnh viện ở Việt
Nam cho thấy tỷ lệ kháng sinh sử dụng trong sản phụ khoa là 84,3%[29]. Trong
điều trị nội trú, kháng sinh được sử dụng chủ yếu qua đường tiêm và truyền. Trong
các nghiên cứu về sai sót liên quan đến thuốc, tỷ lệ sai sót trong thực hành lâm sàng
có liên quan đến kháng sinh trong các nghiên cứu dao động từ 5%[8] đến 67%[31].
Mặc dù có sự khác biệt do đặc điểm sử dụng thuốc khác nhau giữa các nghiên cứu
nhưng kết quả đều cho thấy kháng sinh là nhóm thuốc có rất nhiều nguy cơ sai sót
trong thực hành.
Tại bệnh viện Phụ sản Trung ương, kháng sinh dùng đường tiêm được dùng
khá phổ biến. Tại thời điểm khảo sát bệnh viện chưa có một hướng dẫn cụ thể thống
nhất về cách thực hiện thuốc, đặc biệt các kháng sinh dùng đường tiêm. Kháng sinh
đường tiêm đang được sử dụng như thế nào là một câu hỏi được đặt ra cho đơn vị
thông tin thuốc của khoa Dược Bệnh viện. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tui tiến
hành nghiên cứu đề tài:“Khảo sát cách sử dụng kháng sinh dùng đường tiêm ở bệnh
viện Phụ sản Trung Ương”. Với mục tiêu:
1. Khảo sát về cách sử dụng các kháng sinh dùng đường tiêm trên bệnh án của
bệnh nhân tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
2. Khảo sát kiến thức của điều dưỡng về cách sử dụng kháng sinh tiêm ở bệnh
viện Phụ sản Trung Ương.
PHẦN 1. TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC ĐƯỜNG TIÊM VÀ TRUYỀN KHÁNG SINH
Đường tiêm là đường dùng quan trọng trong thực hành thuốc tại bệnh viện và
ngày càng gia tăng về tỷ lệ sử dụng. So với đường dùng khác, đường tiêm có ưu
điểm: hiệu quả điều trị nhanh, dễ kiểm soát liều và duy trì tốt nồng độ thuốc trong
máu nhờ đó có hiệu quả điều trị liên tục, thích hợp trong những trường hợp thuốc
không hấp thu theo đường uống, bệnh nhân bất tỉnh, không hợp tác[15].
Với kháng sinh, đường tiêm thường được sử dụng là: tiêm bắp, tiêm tĩnh
mạch, truyền tĩnh mạch.
1.1.1. Tiêm bắp
Tiêm bắp là cách đưa thuốc vào bắp cơ phía dưới da. Do lượng máu đến bắp
lớn hơn nên tiêm bắp có tốc độ hấp thu thuốc nhanh hơn tiêm dưới da, tuy nhiên tác
dụng khởi đầu thường chậm. Các vị trí thích hợp để tiêm bắp là vùng đùi, cơ mông
và đôi khi ở vùng cơ delta (từ bắp tay đến vai)[2, 15].
Dạng bào chế của kháng sinh tiêm bắp có thể là dung dịch pha sẵn hay bột
pha tiêm. Với các chế phẩm dạng bột pha tiêm cần được hòa tan với lượng dung
môi hòa tan thích hợp. Trong đó, dung môi hòa tan thuốc bột pha tiêm được khuyến
cáo trong các tài liệu hướng dẫn thường là nước cất pha tiêm. Một số kháng sinh khi
sử dụng đường tiêm bắp có thể gây đau (ampicilin + sulbactam, ceftriaxon). Các
thuốc này thường được chỉ định pha tiêm bắp cùng với dung dịch lidocain 0,5%
hay 1% hay 2%[1, 15].
Thể tích dung dịch pha tiêm bắp phụ thuộc vào vị trí tiêm: tối đa cho phép là 5
ml cho các trường hợp tiêm bắp đùi (hay 4ml trong trường hợp sử dụng các dạng
giải phóng chậm vì có thể gây kích ứng), 2ml cho các trường hợp tiêm vào cơ delta
[15]. Nếu khối lượng dung dịch tiêm bắp lớn hơn 5ml có thể ảnh hưởng đến hiệu
quả hấp thu của thuốc hay gây áp – xe vị trí tiêm [15]. Do đó, các trường hợp phải
sử dụng lượng thể tích tiêm bắp lớn hơn 5 ml thường được khuyến cáo tiêm ở nhiều
hơn 1 vị trí. Nếu phải dùng nhiều mũi tiêm cùng 1 thời điểm thì phải thay đổi, luân
chuyển vị trí các lần tiêm[15].
Khi sử dụng đường tiêm bắp cần chú ý tránh rò rỉ thuốc vào phần mô liên kết.
Có 2 kỹ thuật tiêm bắp là: tiêm trực tiếp vào vùng cơ và tiêm Z – track. Trong đó,
với kỹ thuật tiêm trực tiếp, mũi kim được cắm vuông góc với bề mặt da, sau khi rút
tiêm cần ấn chặt vị trí tiêm để tránh rò rỉ thuốc. Với kỹ thuật tiêm Z – track da ở
vùng cơ sẽ được dồn sang một phía trước khi tiêm, phương pháp này thường được
sử dụng trong trường hợp các thuốc gây kích ứng mô dưới da[15].
1.1.2. Tiêm tĩnh mạch
Tiêm tĩnh mạch là cách đưa thuốc trực tiếp vào tĩnh mạch với thể tích dung
dịch nhỏ, trong khoảng thời gian ngắn. Thuốc có thể được tiêm trực tiếp vào tĩnh
mạch hay bơm qua dây truyền hay qua ống thông trên chạc truyền[15, 20].
Thể tích dung môi pha tiêm tĩnh mạch thường là 5ml hay nhỏ hơn. Tuy
nhiên, thể tích dung dịch cần dùng có thể lớn hơn nếu thuốc có độ tan kém, có khả
năng gây kích ứng niêm mạc hay được khuyến cáo tiêm chậm[15]. Theo một số tài
liệu, thể tích dung môi khuyến cáo thường từ 10ml trở lên và không quá 25ml[20].
Thời gian tiêm tĩnh mạch theo khuyến cáo thường dưới 5 phút[15, 30], tuy nhiên
một số thuốc có thể yêu cầu thời gian tiêm dài hơn. Ví dụ ampicilin, sulbactam
thường được khuyến cáo thời gian truyền từ 10 – 15 phút [15, 20].
Sau khi tiêm tĩnh mạch, thuốc nhanh chóng đạt được nồng độ cao trong máu.
Vì vậy tiêm tĩnh mạch thường được sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp, thời
gian dùng hạn chế (ví dụ: trước phẫu thuật), cần nồng độ thuốc cao trong máu hoặc
các trường hợp bệnh nhân phải hạn chế dịch[15].
1.1.3. Truyền tĩnh mạch
Truyền tĩnh mạch là cách đưa thuốc trực tiếp vào tĩnh mạch với thể tích dung
dịch lớn và trong thời gian dài hơn đường tiêm tĩnh mạch. Quá trình truyền tĩnh
mạch có thể được thực hiện bằng cách cắm trực tiếp kim truyền với đường tĩnh
mạch hay được sử dụng thông qua chạc ba (Y-site). Có 2 loại đường truyền tĩnh
mạch là truyền tĩnh mạch ngắt quãng và truyền tĩnh mạch liên tục.
Truyền tĩnh mạch ngắt quãng: là truyền thuốc vào tĩnh mạch trong khoảng
thời gian từ 20 phút cho đến vài giờ. Truyền tĩnh mạch có thể dùng liều đơn hoặc
dùng lặp lại nhiều lần[15], nhằm đảm bảo duy trì nồng độ đỉnh và đáy trong khoảng
tối ưu[20]. Đây là đường dùng thích hợp cho các trường hợp đòi hỏi tốc độ đưa
thuốc vào cơ thể chậm mà khó thực hiện bằng đường tiêm tĩnh mạch. Tuy nhiên,
nếu sử dụng nhiều liều có thể dẫn tới quả tải dịch truyền[15]. Thể tích dịch truyền
dao động từ 50 ml đến 500 ml. Trong thực hành lâm sàng hầu hết các thuốc đều
được pha với 100 ml dung môi và được truyền trong thời gian từ 20 đến 30
phút[15].
Truyền tĩnh mạch liên tục: cho phép cung cấp lượng thuốc ổn định trong
khoảng thời gian dài, giúp duy trì nồng độ thuốc trong máu. Trong một số trường
hợp, để nhanh đạt được nồng độ thuốc ban đầu có thể đưa 1 liều lớn (loading dose)
trước khi truyền tĩnh mạch liên tục[20]. Để sử dụng đường truyền tĩnh mạch, cần
đảm bảo các thuốc có độ ổn định trong dịch truyền trong suốt thời gian truyền. Khi
truyền một lượng lớn dịch có thể gây quá tải dịch truyền và thay đổi điện giải của
bệnh nhân[15, 20].
Quá trình chuẩn bị dung dịch thuốc trước khi truyền tĩnh mạch thường khá
phức tạp. Với các chế phẩm dạng bột pha tiêm, trước tiên cần được hòa tan với
lượng dung môi tương hợp. Giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn hoàn nguyên
thuốc. Sau giai đoạn hoàn nguyên, thuốc sẽ được pha loãng trong dung môi tương
hợp để truyền tĩnh mạch. Các chế phẩm dạng dung dịch tuy không cần hoàn nguyên
nhưng một số vẫn phải pha loãng trước khi truyền. cần đảm bảo dung môi
tương hợp với thuốc.
Dung môi pha loãng để truyền tĩnh mạch thường là các dịch truyền đẳng
trương với máu, tránh gây vỡ tế bào máu[1] ví dụ như: NaCl 0,9%, glucose 5%,
dịch truyền natri clorid và glucose, ringer lactat. Ngoài nhiệm vụ đưa thuốc các dịch
truyền này còn có thể dùng bù dịch hay điện giải[2]. Cần tránh truyền một thể tích
lớn dịch truyền nhược trương, do vậy cần cẩn trọng khi sử dụng nước cất pha tiêm
để truyền tĩnh mạch[1].
Loại dung môi pha truyền, thể tích dung môi và tốc độ truyền là những thông
tin cơ bản cần xác định trước khi sử dụng các thuốc theo đường truyền tĩnh
mạch[20]. Các thông tin này có thể tìm thấy trong các hướng dẫn thực hành và tờ
hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Tốc độ truyền có thể được tính theo đơn vị
giọt/phút hay số ml/phút . Các đơn vị này có thể quy đổi theo công thức sau:
Xác định số giọt/ml là phụ thuộc vào loại dây truyền sử dụng. Có nhiều loại
dây truyền với bầu đếm giọt khác nhau : 15 giọt; 20 giọt, 30 giọt hay 60 giọt [2].
Trong kê đơn, nếu chỉ định tốc độ theo đơn vị số giọt/ phút cần chỉ rõ sử dụng
trên loại dây truyền nào. Tốt nhất để tránh nhầm lẫn, tốc độ nên được kê đơn theo
số ml/ giờ [20].
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý TRONG THỰC HÀNH TIÊM TRUYỀN
1.2.1. Nguy cơ gặp tương kị
Tương kị là những tương tác hóa học hay vật lý không mong muốn có thể
xảy ra giữa thuốc và dung môi hay giữa các thuốc với nhau. Tương kị có thể xuất
hiện khi các thuốc được trộn cùng trong 1 bơm tiêm, trong cùng một dung dịch
truyền tĩnh mạch hay khi hai thuốc được dùng cùng một đường truyền[20]. Tương
kị xảy ra có thể làm giảm hay mất hiệu lực, tăng độc tính hay tác dụng có hại
khác của thuốc[1].
Số thuốc bệnh nhân phải sử dụng tăng lên đồng nghĩa với việc tăng nguy cơ
tương kị giữa các thuốc, đặc biệt ở những trường hợp bệnh nhân được chỉ định
nhiều thuốc truyền tĩnh mạch cùng thời điểm, hay tiêm tĩnh mạch trực tiếp qua ống
thông trên đường truyền có sẵn. Để tránh bất kỳ vấn đề tương kị nào có thể xảy ra
cần đảm bảo luôn tráng dây truyền giữa 2 lần đưa 2 thuốc khác nhau qua đường
truyền bằng dung môi tương hợp với cả hai thuốc. Dung môi thường dùng là NaCl
0,9% hay glucose 5%. Để tráng ống thông cần 5 – 10 ml dung môi, để tráng dây
Thể tích dung dịch truyền (ml)
Thời gian truyền (phút) × số giọt/1ml = số giọt/phút
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
C Khảo sát về cách biểu đạt hành động thỉnh cầu trong giao tiếp bằng lời của người Việt và người Pháp Luận văn Sư phạm 1
N Khảo sát những đặc điểm trong cách cấu tạo cốt truyện cổ tích thần kì dân tộc Việt Văn hóa, Xã hội 2
G Phong cách tự sự dân gian trong văn học Việt Nam đương đại (Khảo sát qua các tác phẩm của Nguyễn Xuâ Văn học dân gian 2
T Phong cách lãnh đạo của người quản lý doanh nghiệp (khảo sát ở một số doanh nghiệp đóng trên địa bàn Tâm lý học đại cương 0
T Khảo sát cách dùng từ ngữ của thanh thiếu niên trên một số chương trình truyền hình ITV, VTV6, YAN từ 2010 đến 2012 Văn hóa, Xã hội 0
A Khảo sát đặc điểm của uyển ngữ tiếng Hán và cách chuyển dịch chúng sang tiếng Việt Văn hóa, Xã hội 0
N Khảo sát cách dùng từ ngữ của thanh thiếu niên hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
G Khảo sát các phát ngôn hỏi đáp từ góc độ giới tính trên cứ liệu một số tác phẩm văn học trước Cách m Văn hóa, Xã hội 0
N Khảo sát năng lực sử dụng từ tình thái và cách nói biểu thị cảm xúc của học viên học tiếng Việt như Văn hóa, Xã hội 0
C Khảo sát lỗi ngữ âm của người Trung Quốc học tiếng Việt và cách khắc phục Văn hóa, Xã hội 4

Các chủ đề có liên quan khác

Top