Matto_Grosso

New Member

Download miễn phí Đề tài Khai thác làng nghề phục vụ mục đích du lịch tại tỉnh Bắc Ninh





Phần mở đầu 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục đích, giới hạn và nhiệm vụ đề tài 2

2.1. Mục đích 2

2.2. Nhiệm vụ 2

2.3. Giới hạn của đề tài 2

3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2

3.1. Đối tượng nghiên cứu 2

3.2. Phương pháp nghiên cứu 2

4. Những đóng góp và những điểm mới của khoá luận 3

5. Kết cấu của khoá luận 3

Chương I 5

Những cơ sở lý thuyết chung 5

1. Quan điểm và đặc điểm của làng nghề 5

1.1. Một số quan niệm làng nghề và ngành nghề truyền thống 5

1.2 Một số đặc điểm của làng nghề Việt Nam 8

1.2.1 Làng nghề tồn tại ở nông thôn và gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp 8

1.2.2 Công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm trong các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống thường rất thô sơ, lạc hậu, sử dụng kỹ thuật thủ công là chủ yếu. 9

1.2.3 Đại bộ phận nguyên vật liệu của các làng nghề thường là tại chỗ 9

1.2.4 Phần lớn lao động trong các làng nghề là lao động thủ công, nhờ vào kỹ thuật khéo léo, tinh xảo của đôi bàn tay, óc thẩm mỹ đầy tính sáng tạo của các nghệ nhân và những người thợ. Phương pháp dạy nghề chủ yếu theo cách truyền nghề . 10

1.2.5 Sản phẩm các làng nghề mang tính đơn chiếc, có tính mỹ thuật cao, mang đậm bản sắc dân tộc. 10

1.2.6. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề hầu hết mang tính địa phương, tại chỗ, nhỏ hẹp: 11

1.2.7. Hình thức tổ chức sản xuất trong các làng nghề chủ yếu ở quy mô hộ gia đình, một số đã có sự phát triển thành tổ chức hợp tác và doanh nghiệp tư nhân. 12

1.3. Phân loại làng nghề 12

2. Lịch sử hình thành và phát triển của làng nghề 14

3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành, phát triển của làng nghề 16

3.1. Vị trí địa lý 16

3.2 Nhu cầu của người tiêu dùng và sức ép kinh tế 17

3.3 Trình độ tay nghề của nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề, kĩ thuật truyền thống và kinh nghiệm lâu đời của các làng nghề 18

3.4. Quy chế làng nghề và các chính sách của Nhà nước 19

4. Vai trò của việc phát triển làng nghề đối với ngành du lịch 20

4.1 Vai trò của làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn 20

4.2. Vai trò của làng nghề đối với việc phát triển du lịch 23

Chương II 25

thực trạng phát triển làng nghề Bắc Ninh 25

1. Khái quát chung 25

1.1. Vị trí địa lý 25

1.2. Đặc điểm tự nhiên 26

1.2.1.Địa hình 26

1.2.2. Khí hậu 27

1.3. Đặc điểm về dân cư và nguồn lao động 30

1.4. Đặc điểm kinh tế 33

1.5. Thị trường tiêu thụ 34

2. Thực trạng phát triển và phân bố các làng nghề thủ công ở tỉnh Bắc Ninh 36

2.1. Đặc điểm chung 36

2.2. Cơ cấu ngành trong khu vực làng nghề 40

2.3. Sự phân bố của các làng nghề 41

3. Làng nghề thủ công Bắc Ninh với việc phát triển du lịch 47

1. Thực trạng du lịch tỉnh Bắc Ninh 52

1.1. Khách du lịch 52

1.2. Cơ sở lưu trú 55

1.3. Doanh thu 57

1.4. Lao động 59

1.5. Vốn đầu tư 59

1.6. Hiện trạng tổ chức quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch 59

2. Khai thác du lịch làng nghề tỉnh Bắc Ninh 60

2.1. Các điểm du lịch làng nghề 60

2.1.2. Làng nghề giấy Phong Khê 62

2.1.3. Làng nghề dệt Lũng Giang 62

2.1.4. Làng gốm Phù Lãng 63

2.1.5. Làng đúc đồng Đại Bái 64

2.1.6. Làng gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ 64

2.1.7. Làng gốm Thổ Hà 65

2.2. Các cụm du lịch làng nghề 66

2.2.1. Cụm du lịch thị xã Bắc Ninh và phụ cận 66

2.2.2. Cụm du lịch Lim - Phật Tích 68

Dự án xây đập ngăn nước tạo hồ cảnh quan. 69

2.2.3. Cụm du lịch Đền Đô - Đình Bảng và phụ cận 69

2.2.4. Cụm di tích Song Hồ - Chùa Dâu và phụ cận. 70

2.3. Các tuyến du lịch chuyên đề 71

2.4. Các tuyến du lịch kết hợp 72

2.4.1. Các tuyến du lịch nội tỉnh 72

2.4.2. Các tuyến du lịch liên tỉnh 73

2.5.Nhận xét chung 74

chương IV 77

Những định hướng và giải pháp cơ bản 77

1. Định hướng phát triển du lịch làng nghề Bắc Ninh 77

1.1. Quan điểm phát triển du lịch Bắc Ninh 77

1.2. Những căn cứ để đưa ra định hướng 77

1.3. Các quan điểm cơ bản 78

1.4. Những định hướng cơ bản để bảo tồn và phát triển các làng nghề của tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới 78

1.5. Quy hoạch tổng thể các làng nghề của tỉnh Bắc Ninh cho phù hợp với sự phát triển của du lịch 79

2. Các giải pháp cơ bản 80

2.1. Cải tạo và xây dựng mới cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng 80

2.2. Tập trung đào tạo và nâng cao tay nghề cho người lao động 81

2.3. Mở rộng thị trường tiêu thụ 83

2.4. Chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường 86

3. Giải pháp nâng cao vai trò của làng nghề với hoạt động du lịch tỉnh Bắc Ninh 87

kết luận và kiến nghị 90

1. Kết luận 90

2. Ưu nhược điểm của khoá luận 91

tài liệu tham khảo 93

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


những hạn chế nhất định. Sang thời kỳ kinh tế thị trường đã phân hoá rõ: Những làng nghề trải qua thăng trầm mà vẫn giữ được nghề, chuyển đổi sản phẩm hay đầu tư trang thiết bị công nghệ mới thì không những tồn tại mà còn phát triển mạnh hơn (giấy Phong Khê, thép Đa Hội, mộc mỹ nghệ Đồng Kỵ, Phù Khê, Hương Mạc...); Những làng nghề chậm đổi mới về sản phẩm và công nghệ thì mất dần thị trường, sản xuất bị thu hẹp, mai một (làng gốm Phù Lãng, tranh dân gian Đông Hồ...).
Căn cứ vào mức độ hoạt động của làng nghề, ta có thể chia làng nghề thủ công ở Bắc Ninh làm 3 loại.
Các làng nghề phát triển
Đó là các làng nghề đã vận động phù hợp với cơ chế thị trường, sản xuất ra được một khối lượng hàng hoá lớn, kinh doanh có hiệu quả. Loại này có 16 làng (chiếm 13%) trong đó có 15 làng nghề truyền thống tiêu biểu là làng mộc mỹ nghệ Đồng Kỵ, Phù Khê Đông, Phù Khê Thượng, làng thương mại Đình Bảng, làng xây dựng Đình Cả, Nội Duệ, làng giấy Dương ổ, làng thép Đa Hội, làng đồng Đại Bái...
Các làng nghề hoạt động cầm chừng
Đó là các làng nghề ở dạng vẫn sản xuất kinh doanh bình thường nhưng chưa hay không có khả năng mở rộng sản xuất. Loại này có 32 làng (chiếm 52%) trong đó có 10 làng nghề truyền thống. Khó khăn chủ yếu của các làng nghề này là vấn đề tiêu thụ sản phẩm, không đầu tư thiết bị công nghệ nên hiệu quả kinh tế thấp như rượu Đại Lâm, nhôm Văn Môn, dệt Hồi Quan... Còn lại các làng nghề sản xuất nhỏ mang tính khu vực như tre đan, mộc dân dụng và chế biến nông sản (mỳ, bún, bánh, đậu).
Các làng nghề đang khó khăn, mai một
Đó là các làng nghề đang gặp khó khăn do sản phẩm không đáp ứng được các yêu cầu của thị trường về chất lượng, mẫu mã, giá cả... nên sản xuất đang bị thu hẹp dần mà nghề mới thì chưa có. Loại này có 10 làng (chiếm 17%) trong đó có 6 làng nghề truyền thống là các làng tranh dân gian Đông Hồ, làng cày bừa Đồng Xuất, Trung Bạn, gốm Đoàn Kết, Phấn Trung (Phù Lãng) và dao kéo Vát (Quế Võ).
Tổ chức sản xuất trong các làng nghề chủ yếu là mô hình hộ gia đình. Trong thời kỳ bao cấp, làng nghề thủ công được tập thể hoá thành hợp tác xã. Song từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, các hợp tác xã kiểu cũ tan rã, sản xuất trong các làng nghề lại trở về với mô hình truyền thống vốn có là hộ gia đình.
Hiện nay Bắc Ninh có khoảng 10.511 cơ sở sản xuất, trong đó quy mô sản xuất hộ chiếm tới 98% tương đương với 10.309 cơ sở sản xuất. Với mô hình này hầu hết các thành viên trong gia đình đều được huy động vào những công việc khác nhau trong quản trị sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó do tính chất của công việc, tính thời vụ của sản xuất, các hộ gia đình có thể thuê mướn thêm lao động. Việc sản xuất kinh doanh theo hộ gia đình hiện nay rất phù hợp với cách quản lý cũng như trình độ của người thợ.
Ngoài mô hình sản xuất trên còn có hoạt động của các hợp tác xã trong làng nghề thủ công. Sau khi chuyển đổi và đi vào hoạt động, hầu hết các hợp tác xã đều giữ vững được sản xuất và có nhiều hướng phát triển tốt. Tuy nhiên hình thức hợp tác xã trong làng nghề Bắc Ninh vẫn còn những hạn chế nhất định như trình độ quản lý còn thấp, sản phẩm còn đơn điệu... Đồng thời với số lượng thành viên đông đã ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH cũng phát triển khá mạnh. Từ năm 1995 đến 2000, Bắc Ninh đã có 30 công ty TNHH và 21 doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong các làng nghề. Sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH đã giúp các hộ sản xuất cá thể trong việc gia công làm vệ tinh cho các công ty, xí nghiệp lớn. Các công ty, xí nghiệp này trực tiếp thu gom hàng hoá từ các hộ gia đình để tiêu thụ hay xuất khẩu đồng thời cũng khai thác các nguồn nguyên liệu để cung cấp cho các hộ gia đình. Tuy nhiên loại hình này cũng bộc lộ nhiều tiêu cực như kinh doanh những mặt hàng không đúng với đăng ký, tìm mọi cách để trốn thuế, lậu thuế.
Nhìn chung, loại hình sản xuất kinh doanh trong các làng nghề đã có sự phát triển đa dạng, phong phú nhưng sản xuất hộ gia đình vẫn là chủ yếu.
Bảng 6: Số cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp Bắc Ninh [20]
Tổ chức sản xuất
1996
1997
1998
1999
2000
HTX
38
42
41
99
136
DN tư nhân
10
11
11
11
21
Công ty TNHH
12
12
17
21
30
Hộ cá thể
8.069
8.885
9.068
9.350
10.309
Tình hình hoạt động của các làng nghề Bắc Ninh còn có thể hiện qua một số chỉ tiêu sau:
Bảng 1: Một số chỉ tiêu về khu vực làng nghề
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2000
Tổng số làng nghề
Làng
58
Hộ sản xuất CN - TTCN
Hộ
10.308
Số lao động CN - TTCN
Người
46.438
Tổng giá trị sản xuất
Tỷ đồng
1782,5
Giá trị sản xuất CN - TTCN
Tỷ đồng
713
Thu nhập bình quân 1 lao động sản xuất CN
Ngàn đồng/ tháng
700-800
2.2. Cơ cấu ngành trong khu vực làng nghề
ở Bắc Ninh giá trị sản xuất trong các làng nghề thủ công hiện nay chiếm khoảng 40% tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Trong năm 2000 giá trị sản xuất của các làng nghề đạt trên 713 tỷ đồng, thu hút trên 45.000 lao động.
Tỷ trọng giá trị sản xuất của một số ngành trong công nghiệp nông thôn ở Bắc Ninh năm 2000 thể hiện qua biểu đồ sau:
Làng nghề phát triển và hoạt động rộng khắp trên địa bàn tỉnh với quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng. Trong đó các ngành có tỷ suất lợi nhuận cao mà Nhà nước không có chủ trương độc quyền như chế biến lương thực thực phẩm, vật liệu xây dựng, dệt may, điện tử dân dụng, gốm sứ mỹ nghệ, chế biến gỗ và lâm sản, ngành kim khí... Các mặt hàng sản xuất ra ngày càng nhiều về
số lượng và chất lượng.
Nhìn ở biểu đồ trên ta thấy rằng ngành sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại chiếm tỷ trọng lớn nhất (43%) trong cơ cấu các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp của Bắc Ninh. Tiêu biểu nhất là làng thép Đa Hội. Làng đã bắt kịp với sự phát triển và biến đổi của thị trường để đầu tư trang thiết bị, công nghệ và đa dạng hoá sản phẩm từ làm thép tròn với nhiều kích cỡ khác nhau phục vụ cho công nghiệp xây dựng đến làm các loại phụ tùng thay thế và lắp ráp xe đạp, xe máy như phôi líp, vành líp, vành, đĩa, đùi, trục...
Một ngành khác cũng phát triển không kém đó là các nghề mộc, tre, nứa. Nhóm nghề này chiếm 28% trong tỷ trọng giá trị sản xuất các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp của tỉnh. Các làng nghề đã bắt kịp những nhu cầu của thị trường quốc tế cũng như thị trường nội địa để làm ra những sản phẩm phù hợp. Nghề thủ công mỹ nghệ làm thêm các công đoạn sơn mài, sơn khảm trên bàn, ghế, giường, tủ... phục vụ cho xuất khẩu.
Các ngành dệt, may, giấy cũng có những bước phát triển nhất định. Tuy đóng góp của ngành vào giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp của tỉnh còn khiêm tốn 19% song trong tương lai các ngành này hứa hẹn sẽ có sự phát triển mạnh mẽ hơn.
2.3. Sự phân bố của các làng nghề
Toàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay có 58 làng nghề tiểu thủ công nghiệp, trong đó có 31 làng nghề truyền thống, cụ thể như sau:
Bảng 2: Số lượng làng nghề Bắc Ninh phân theo huyện
STT
Huyện
Số LN
Trong đó số LNTT
Chia ra
Thủy sản
CN chế biến
Xây dựng
Thương mại
Vận tải
1
Từ Sơn
16
9
12
2
2
2
Tiên Du
4
2
2
2
3
Yên Phong
15
7
14
1
4
Lương Tài
6
2
5
1
5
Gia Bình
7
2
7
6
Thuận Thành
5
5
1
4
7
Quế Võ
5
4
5
Tổng cộng
58
31
1
49
4
3
1
Làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh phân bố không đều, tập trung và phát triển mạnh ở huyện Từ Sơn, sau đó đến Yên Phương, Lương Tài, Gia Bình, Thuận Thành và Quế Võ. Tuy nhiên có thể dễ dàng nhận thấy các làng nghề Bắc Ninh thường tập trung dọc theo các tuyến đường chính, trong đó các xã nằm dọc quốc lộ 1A đã có khoảng 1/3 số làng nghề hay nằm gần các di tích lịch sử - văn hoá và các con sông .
Các làng nghề của Bắc Ninh khá đa dạng và hoạt động trong hầu hết các ngành kinh tế quan trọng nhưng vẫn tập trung chủ yếu vào công nghiệp chế biến. Các làng hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, thương mại, thủy sản hay vận tải tuy ít nhưng có truyền thống lâu đời và nổi tiếng cả nước như xây dựng Đình Cả, Nội Duệ, làng thương mại (trước kia gọi là làng buôn bán) Đình Bảng, Phù Lưu, làng nuôi cá con Mão Điền.
Bảng 9: Phân loại làng nghề Bắc Ninh theo sản phẩm [20]
STT
Nhóm sản phẩm
Số lượng LN
Tỷ lệ (%)
1
Chế biến nông sản, thực phẩm
14
24,2
2
Dệt
2
3,5
3
Đan lưới vó
1
1,7
4
Đồ gỗ dân dụng và mây, tre, nứa
10
17,2
5
Sản xuất giấy
1
1,7
6
Sản xuất tranh dân gian, giấy màu
1
1,7
7
Sản xuất đồ gốm
2
3,5
8
Sản xuất sắt, thép
1
1,7
9
Sản xuất tơ tằm
2
3,5
10
Đúc nhôm đồng
3
5,1
11
Sản xuất công cụ cầm tay bằng kim loại
1
1,7
12
Chế biến gỗ và mộc cao cấp
11
19
13
Thuỷ sản
1
1,7
14
Thương mại
3
5,1
15
Xây dựng
4
7
16
Vận tải
1
1,7
Tổng cộng
58
100
Hàng năm các làng nghề Bắc Ninh đã sản xuất ra một khối lượng sản phẩm rất lớn với các mặt hàng ngày càng đa dạng, phong phú. Những ngành nghề có khối lượng sản phẩm tương đối lớn được tiêu thụ phổ biến trên thị trường là mỹ nghệ Đồng Kỵ, sắt Đa Hội, giấy Phong Khê...
Bảng 10: Sản phẩm chủ yếu của một số làng nghề tỉnh Bắc Ninh (năm 2000) [20]
STT
Ngành nghề
Tên sản phẩm
Đơn vị tính
...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
L phát triển công nghiệp với môi trường sinh thái (thực trạng tại làng nghề khai thác và sản xuất cao Tài liệu chưa phân loại 2
H Khai thác làng nghề phục vụ mục đích du lịch ở tỉnh Bắc Ninh Tài liệu chưa phân loại 0
T Tìm hiểu tài nguyên du lịch ở làng chài Cửu Vạn: Hiện trạng và giải pháp khai thác phát triển du lịc Tài liệu chưa phân loại 0
D Khai thác giá trị văn hóa của các làng nghề truyền thống ở Thủy Nguyên để phát triển du lịch làng ng Tài liệu chưa phân loại 0
D khai thác và sử dụng bài tập theo tiếp cận pisa chương “cảm ứng điện từ” vật lí 11 Khoa học kỹ thuật 0
D thiết kế môn học quản lý và khai thác cảng Nông Lâm Thủy sản 0
D Khai thác kỹ thuật hệ thống phanh xe toyota innova g 2011 Khoa học kỹ thuật 0
D Đồ án khai thác hệ thống phanh xe mazda cx-5 Khoa học kỹ thuật 0
H BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP:GIẢI PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN MỎ ĐÁ XâY DỰNG NÚI TRÀ ĐUỐC TỈNH KIÊN GIANG Sinh viên chia sẻ 0
D Nghiên cứu ứng dụng giao thông thông minh (ITS) trong quản lý khai thác, điều hành giao thông và thu phí trên hệ thống đường ô tô cao tốc Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top