Download miễn phí Luận văn Hiện tượng nói ngược trong tác phẩm Hồ Chí Minh toàn tập





MỤC LỤC
Trang
A- MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 4
2. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 4
3. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu 5
4. Lịch sử vấn đề 5
5. Các phương pháp nghiên cứu 8
6. Cấu trúc của luận văn 9
B - NỘI DUNG CHÍNH 10
CHưƠNG 1: Cơ sở lí thuyết 10
1.1. Một số vấn đề lý thuyết về tu từ học 7
1.2. Một số vấn đề lí thuyết về ngữ dụng học 22
1.3. Một số vấn đề lý thuyết về từ, cụm từ tiếng việt 39
1.4. Kết luận chương 40
CHưƠNG 2: Hiện tượng nói ngược trong tác phẩm Hồ Chí Minh
toàn tập nhìn từ góc độ phương tiện biểu đạt 42
2.1. Phương tiện biểu đạt của hiện tượng nói ngược có cấu tạo là từ 60
2.2. Phương tiện biểu đạt của hiện tượng nói ngược có cấu tạo là cụm từ 54
2.3. Kết luận chương 64
CHưƠNG 3: Hiện tượng nói ngược trong tác phẩm Hồ Chí Minh
toàn tập nhìn từ góc độ ngữ dụng học 65
3.1. cách nói ngược trong tác phẩm Hồ Chí Minh toàn tập 65
3.2. Hiện tượng nói ngược xét về phương diện hành vi ngôn ngữ (hành vi
ngôn ngữ thể hiện nói ngược) 74
3.3. Hiện tượng nói ngược xét theo lí thuyết hội thoại 104
3.4. Vai trò của hiện tượng nói ngược trong tác phẩm Hồ Chí Minh toàn tập 11
3.5. Kết luận chương 130
C. KẾT LUẬN 134
TÀI LIỆU THAM KHẢO 136



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

vận dụng các
cách nói ngược rất đa dạng, sáng tạo, thể hiện được tài năng sử dụng ngôn
ngữ trí tuệ và uyên bác của Người.
3.1.1.1. Nói ngƣợc bằng cách gán cho đối tƣợng những đặc điểm, bản chất
đối lập với đặc điểm bản chất vốn có của nó
Trong tác phẩm Hồ Chí Minh toàn tập, để sử dụng lối nói ngược, tác giả
đã rất sáng tạo khi sử dụng cách nói ngược bằng cách gán cho đối
tượng những đặc điểm, bản chất đối lập với đặc điểm bản chất vốn có của nó.
Cụ thể:
Ví dụ (54).
(dẫn lại ví dụ 29)
Ông Phuốc, thống xứ Đahômây, cai trị giỏi đến nỗi người bản xứ nào ở
thuộc địa ấy cũng kêu ca về ông ta [7, tr.143].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
66
Ông Phuốc, thống xứ Đahômây là một trong những tên cai trị nổi tiếng
là độc ác và nham hiểm. Cho nên, trên câu chữ, tác giả đã gán cho đối tượng
này đặc điểm, bản chất là cai trị giỏi hoàn toàn đối lập với đặc điểm bản chất
thực sự của hắn. Vì trong văn cảnh tác giả khen hắn cai trị giỏi mà người dân
bản xứ nào cũng kêu ca cái cách cai trị của ông ta.
Ví dụ (55).
Có phải vì quá thừa tình nhân đạo, như ông Xarô đã nhiều lần tuyên bố,
mà người ta bắt các phạm nhân ở nhà lao Nha Trang (Trung Kì phải ăn khan,
nghĩa là ăn cơm mà không được uống nước, không?[7, tr.154]
Nếu đã có tình nhân đạo thì các phạm nhân không bị chính quyền thực
dân cho ăn cơm mà không được uống nước. Như vậy, ở đây, tác giả đã gán
cho chính quyền thực dân đặc điểm (tình nhân đạo) đối lập với đặc điểm bản
chất thực sự của chúng (độc ác, dã man và nham hiểm).
3.1.1.2. Nói ngƣợc bằng cách đánh tráo đặc điểm, bản chất của các sự vật, đối
tƣợng.
Ví dụ (56).
Những cây bút quan liêu và những người nói khoác ấy không tìm đâu
ra đủ lời lẽ để ca ngợi công ơn khai hóa của họ và lòng trung thành của
người bản xứ. Đôi khi các ngài ấy trơ tráo đến mức đem lòng... nhân từ của
họ đối lập với sự cướp bóc của thực dân Anh; họ cho chính sách của người
Anh là phương pháp tàn nhẫn hay thái độ thô bạo và quả quyết rằng cách
làm của người Pháp là đầy công bằng và từ thiện [7, tr.160].
3.1.2. Cách thức cụ thể
Có thể nói, trong các sáng tác của Hồ Chí Minh, dù ở thể loại thơ,
truyện kí hay phóng sự, hay những bài báo... hiện tượng nói ngược được tác
giả sử dụng thể hiện dưới nhiều kiểu, nhiều dạng khác nhau. Trong mỗi kiểu,
dạng đó, hiện tượng nói ngược đều mang lại hiệu lực rất lớn trong việc phản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
67
ánh tác phẩm của tác giả cũng như việc tiếp nhận tác phẩm của độc giả. Dưới
đây là một số cách nói ngược được Hồ Chí Minh sử dụng.
3.1.2.1. Sử dụng các phƣơng tiện trái nghĩa
Để thể hiện lối nói ngược, tác giả thường xuyên sử dụng các phương
tiện ngôn ngữ trái nghĩa. Chúng có thể là các từ ngữ trái nghĩa từ vựng hay
các từ ngữ trái nghĩa ngữ cảnh.
a. Sử dụng các từ ngữ trái nghĩa từ vựng để thể hiện nói ngược
Ví dụ (57).
... Trước hết cần có những người vạm vỡ, trong khi đó đa số
những người An Nam lại ốm yếu do sự cùng khổ về sinh lí, (mỗi năm có 2
triệu trong số 5 triệu người An Nam ở Trung kì bị đau mắt). Sau nữa là vì sợ
bị ngược đãi, người An Nam chỉ vào làm trong những xí nghiệp Pháp khi họ
bị thúc ép bởi sự cùng khổ đến cực độ.
Chính vì vậy mà người Pháp thường nói đến chuyện thiếu nhân công và
họ chỉ nghĩ đến việc đưa ra những thông báo về nhân công, nghĩa là việc
tuyển mộ cưỡng bức hay chế độ tình nguyện cưỡng bức được thi hành
trong cuộc chiến tranh 1914- 1918, nhằm mộ lấy 10.000 người An Nam gửi
ra mặt trận ở Pháp và ở Sanônich [7, tr.214].
Ta thấy ở ví dụ trên, tác giả đã sử dụng các từ trái nghĩa từ vựng kết
hợp với nhau để thể hiện lối nói ngược: tuyển mộ cưỡng bức, chế độ tình
nguyện cưỡng bức. Đã là tuyển mộ thì phải là tự nguyện chứ không phải
cưỡng bức và tình nguyện thì không thể xảy ra việc cưỡng bức và ngược lại
đã phải cưỡng bức thì không thể là tình nguyện. Ở đây, tác giả sử dụng các
phương tiện trái nghĩa từ vựng trên nhằm vẽ lên cho người đọc thấy được hiện
thực cuộc sống của người dân An Nam lúc bấy giờ. Đó là bức tranh lao động
khổ sai của người dân, họ đã bị thực dân Pháp cưỡng bức phải ra mặt trận làm
bia đỡ đạn trong cuộc chiến tranh phi nghĩa do chúng gây ra.
b. Sử dụng các từ ngữ trái nghĩa ngữ cảnh để thể hiện nói ngược
Ví dụ (58).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
68
Bọn thực dân Pháp luôn luôn khoe miệng rằng: Chúng chỉ có một mục
đích cao thượng, là khai hóa văn minh cho nhân dân Việt Nam. Song những
hành động tối dã man của chúng đã khiến cho những người còn có chút
lương tâm trong đám chúng cũng phải than phiền.
Viên Y tá Floratin viết cho cha mẹ:
" Thưa thầy me, con không ngờ người ta mà nỡ lòng phạm đến việc tàn
sát đàn bà trẻ con, đốt phá cướp bóc, như mắt con đã trông thấy... Con thú
thật rằng con đã xấu hổ cho loài người, con xấu hổ cho người Pháp‟‟.
Tên lính nhảy dù Mayette viết:
“Bọn Việt Minh không phải là người, người ta giết chúng như giết lợn‟‟.
... Giết người cướp của, đốt nhà, phá nhà thờ, đốt đền chùa, bẻ thánh
giá, đập tượng phật, đó là những hành động văn minh của chúng mà chính
Bolae cũng phải thừa nhận. Chúng đi đến đâu là reo rắc thảm họa đến đó [7,
tr.495].
Thể hiện của cái gọi là khai hóa văn minh cho nhân dân Việt Nam của
thực dân Pháp là tàn sát đàn bà trẻ con, đốt phá cướp bóc, giết người như giết
lợn, giết người cướp của, đốt nhà, phá nhà thờ, đốt đền chùa, bẻ thánh giá,
đập tượng phật... Ở đây từ văn minh thực ra không hề trái nghĩa với các từ
giết người cướp của, đốt nhà, phá nhà thờ, đốt đền chùa, bẻ thánh giá, đập
tượng phật nhưng khi được đặt trong ngữ cảnh này thì chúng lại trở thành đối
lập, trái nghĩa với nhau. Nghĩa là chỉ ở trong ngữ cảnh này thì các từ trên mới
trái nghĩa với nhau, bởi mục đích cao thượng là khai hóa văn minh thì không
thể là giết người cướp của, phá nhà thờ... Thực chất đó là những hành động dã
man, là tội ác không thể tha thứ mà thực dân Pháp đã gây ra cho nhân dân
Việt Nam. Như vậy, tác giả đã sử dụng các phương tiện trái nghĩa trong văn
cảnh trên để thể hiện lối nói ngược nhằm khắc họa cho người đọc thấy được
hiện thực xã hội Việt Nam thời kì thực dân Pháp xâm lược.
3.1.2.2. Vi phạm qui tắc chiếu vật, vi phạm các phƣơng châm hội thoại một
cách cố ý để tạo ngữ nghĩa tƣơng phản cho các phƣơng tiện ngôn ngữ đƣợc
dùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
69
Để tạo ra các ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên thể hiện lối nói ngược, tác
giả dựa vào việc cố ý vi phạm các qui tắc chiếu vật, vi phạm các phương
châm hội thoại từ đó tạo ra ng
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top