daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1 Cơ sở hình thành đề tài
Kinh doanh trực tuyến có môi trường kinh doanh khá khác biệt với kinh doanh truyền thống. Thay vì thuê mặt bằng với giá thành đắt đỏ, đầu tư vào các trang thiết bị kinh doanh và nội thất cửa hàng. Tất cả những gì bạn cần quan tâm là sở hữu một trang web bán hàng trực tuyến chất lượng và một vài tài khoản mạng xã hội để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh trên mạng xã hội. Trang web cũng như tài khoản mạng xã hội của bạn sẽ đóng vai trò như chính "cửa hàng" của bạn, là nơi bạn trưng bày sản phẩm, giao dịch cũng như nhận được phản hồi từ phía khách hàng.
Hình thức kinh doanh trực tuyến mang lại hiệu quả vượt trội, đồng thời còn khắc phục được nhiều khuyết điểm tồn tại của hình thức kinh doanh truyền thống. Nắm bắt được xu thế đó, Việt Nam cũng đang dần phát triển kênh mua sắm trực tuyến, vì số người sử dụng internet ở Việt Nam đang có xu hướng tăng cao trong những năm gần đay. Theo kết quả khảo sát về tình hình sử dụng Internet ở Việt Nam do tổ chức WeAreSocial thực hiện vào tháng 01/01/2015, 44% dân số Việt Nam sử dụng Internet Và 24% dân số mua sản phẩm qua mạng trong số đó cho biết họ sẽ tiếp tục sử dụng cách mua bán này trong tương lai.
Từ kết quả thống kê trên cho thấy, người Việt dần chuộng hình thức mua sắm trực tuyến và tin tưởng hơn vào các biện pháp bảo mật trực tuyến. Trong đó có đến 95% người dùng internet Việt Nam ở độ tuổi 15 – 25, và ở nhóm tuổi này tập trung nhiều là học sinh, sinh viên và công nhân viên chức, đáng chú ý nhất là sinh viên, đặc điểm của sinh viên là rất năng động nên thích ứng rất nhanh với những điều mới lạ, vì thế đây là đối tượng rất đáng quan tâm. Do vậy, đề tài “Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng hành vi mua sắm sản phẩm qua mạng của sinh viên thành phố Cần Thơ
Mục tiêu 2: Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm sản phẩm qua mạng của sinh viên thành phố Cần Thơ.
Mục tiêu 3: Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với việc mua sắm sản phẩm qua mạng của sinh viên thành phố Cần Thơ
Mục tiêu 4: Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ mua sắm qua mạng.
ơ” là cần thiết nhằm giúp doanh nghiệp có cái nhìn cụ thể hơn về ý định mua sắm trực tuyến của sinh viên tại thành phố Cần Thơ, đồng thời tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm sản phẩm qua mạng của khách hàng từ đó có những đề xuất về giải pháp giúp phát triển các kênh mua sắm trực tuyến và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, góp phần giúp doanh nghiệp ứng dụng hình thức kinh doanh trực tuyến đạt hiệu quả.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung: Phân tích hành vi tiêu dùng sản phẩm qua mạng của sinh viên thành phố Cần Thơ, từ đó giúp các nhà quản trị thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu của khách hàng hiện nay.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng hành vi mua sắm sản phẩm qua mạng của sinh viên thành phố Cần Thơ
Mục tiêu 2: Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm sản phẩm qua mạng của sinh viên thành phố Cần Thơ.
Mục tiêu 3: Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với việc mua sắm sản phẩm qua mạng của sinh viên thành phố Cần Thơ
Mục tiêu 4: Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ mua sắm qua mạng.
1.3 Phương pháp nghiên cứu
1.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
- Thu thập dữ liệu thứ cấp: Sách, báo, internet và các giáo trình, tài liệu có liên quan trong quá trình học tập.
- Thu thập dữ liệu sơ cấp: Phỏng vấn trực tiếp sinh viên trên địa bàn TP. Cần Thơ đã và đang mua sắm trên mạng.
1.3.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng hành vi mua sắm sản phẩm qua mạng của sinh viên thành phố Cần Thơ bằng phương pháp thống kê mô tả.
Mục tiêu 2: Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm sản phẩm qua mạng của sinh viên thành phố Cần Thơ bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá, phân tích nhân tố khẳng định, phân tích cấu trúc tuyến tính, hồi quy bội.
Mục tiêu 3: Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với việc mua sắm sản phẩm qua mạng của sinh viên thành phố Cần Thơ bằng phương pháp thống kê mô tả.
Mục tiêu 4: Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ mua sắm qua mạng bằng phương pháp tổng hợp, suy luận, logic.
1.4 Đối tượng – phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Sinh viên sử sản phẩm qua mạng ở thành phố Cần Thơ.
- Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn thành phố Cần Thơ.
- Thời gian nghiên cứu : 8/2016 đến tháng 10/2016.
- Nội dung nghiên cứu: Hành vi tiêu dùng sản phẩm qua mạng của sinh viên ở thành phố Cần Thơ.
1.5 Ý nghĩa đề tài
- Phân tích hành vi tiêu dùng sản phẩm qua mạng của sinh viên thành phố Cần Thơ. Từ đó giúp khách hàng có cái nhìn tổng quan về hình thức kinh doanh trực tuyến, đưa những đề xuất về giải pháp giúp phát triển các kênh mua sắm trực tuyến và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Góp phần giúp doanh nghiệp ứng dụng hình thức kinh doanh trực tuyến đạt hiệu quả.
1.6 Bố cục nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan về đề tài
Chương 2 : Tổng quan về bối cảnh nghiên cứu
Chương 3: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu
Chương 4: Phương pháp nghiên cứu
Chương 5: Phân tích hành vi tiêu dùng sản phẩm qua mạng của sinh viên thành phố Cần Thơ.
Chương 6: Kết luận - kiến nghị
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan về thành phố Cần thơ
Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng hạ lưu sông Mekong, trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long, là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương, có diện tích tự nhiên 1.401 km2, dân số 1,2 triệu người.
Thành phố Cần Thơ có tọa độ địa lý 105013’38” - 105050’35” kinh độ Đông và 9055’08” - 10019’38” vĩ độ Bắc. Đơn vị hành chính của thành phố Cần Thơ gồm 5 quận (Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt) và 4 huyện (Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thới Lai) với 85 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn (5 thị trấn, 36 xã, 44 phường). Ngày 19 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 492/QĐ-TTg Thành lập Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm 4 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là: thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau nhằm phát huy tiềm năng, vị trí địa lý và các lợi thế so sánh của vùng và từng bước phát triển vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long thành một trong những vùng phát triển lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, có đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước. Trong đó, thành phố Cần Thơ là một cực phát triển, đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Cần Thơ là điểm giao lưu kinh tế lớn trong tứ giác năng động “Cần Thơ - Cà Mau - An Giang - Kiên Giang”, thuận lợi phát triển đồng bộ các khu vực kinh tế theo hướng kinh tế vùng như khu công nghiệp chế biến nông ngư sản và phục vụ nông ngư nghiệp, khu công nghiệp có công nghệ cao, khu cảng biển và sân bay hàng không quốc tế, khu thương mại tập trung đồng bộ với nhịp độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa toàn vùng. Công nghiệp là thế mạnh của thành phố, đặc biệt là công nghiệp chế biến thủy hải sản, xay xát chế biến gạo, phân bón, thuốc sát trùng, thuốc thú y - thủy sản dùng trong nông nghiệp, bia, tân dược, vật liệu xây dựng, sản xuất và phân phối điện...
Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương, nằm ở vị trí trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vốn được mệnh danh là Tây Đô – Thủ phủ của miền Tây Nam bộ từ hơn trăm năm trước, giờ đây Cần Thơ đã trở thành đô thị loại I và là một trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long và là vùng kinh tế trọng điểm thứ tư của Việt Nam.
Thành phố Cần Thơ có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Cơ cấu kinh tế chuyển dần theo hướng công nghiệp hóa. Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp phát triển nhanh, các khu công nghiệp thu hút được nhiều dự án với tổng vốn đăng ký tăng dần. Sản xuất nông nghiệp đang chuyển dần sang hình thái nông nghiệp đô thị, chất lượng cao. Các ngành thương mại – dịch vụ phát triển khá nhanh theo hướng đa dạng hóa loại hình, chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả và hướng tới những ngành dịch vụ có giá trị gia tăng lớn với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Công tác xây dựng và chỉnh trang đô thị được đẩy mạnh; trật tự đô thị được tăng cường, nếp sống văn minh đô thị từng bước được hình thành, bộ mặt đô thị kể cả nội thành và ngoại thành đang đổi mới từng ngày.
2.2 Tổng quan thị trường thương mại điện tử Việt Nam
Thương mại điện tử ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp, và với tình hình kinh tế vẫn chưa có nhiều tín hiệu khởi sắc, năm 2012 được dự báo sẽ chứng kiến sự phát triển hơn nữa của các loại hình thương mại điện tử ở Việt Nam.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, trong năm 2011, Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT khi nhiều doanh nghiệp lớn về TMĐT trên thế giới như Alibaba, Rakuten… đều có đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam. “Xu hướng này có thể sẽ rơ hơn trong năm 2012. Lĩnh vực TMĐT ở Việt Nam sẽ thu hút sự quan tâm lớn của các hãng TMĐT hàng đầu trên thế giới, cũng như của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài muốn triển khai hoạt động kinh doanh TMĐT ở Việt Nam”, ông Nguyễn Thanh Hưng, Tổng thư ký Hiệp hội TMĐT Việt Nam nhận định.

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN
6.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
- Quần áo/giày dép/túi xách/balo/trang sức (30,3%), trong thời đại internet phát triển như ngày nay, việc mua quần áo online đã trở nên phổ biến và được người tiêu dùng ưu ái lựa chọn.
- Một trong những cách để tiếp cận và bán hàng trực tuyến dễ dàng và nhanh nhất là thông qua các mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, zalo đây là mạng xã hội phổ biến và có lượng người dùng cao chính vì vậy mà số lượng sinh viên đã từng mua sắm thông qua mạng xã hội cũng chiếm tỷ lệ khá cao (52,7%),
- Hành vi mua sắm của mỗi người trong chúng ta đều khác nhau, hành vi giữa nam và nữ cũng khác nhau, vì thế sự hài lòng khi mua sắm thông qua mạng cũa sinh viên cũng sẽ có sự khác biệt giữa nam và nữ.
- Hai khái niệm CLW, XH đều ảnh hưởng thuận chiều đến sự hài lòng và có ý nghĩa thống kê. Các trọng số đã chuẩn hóa. Trị tuyệt đối của các trọng số này càng lớn thì khái niệm độc lập tương ứng tác động càng mạnh đến khái niệm phụ thuộc. Hai khái niệm giải thích được 44,6% biến thiên của sự hài lòng
- Sự hài lòng với những lợi ích mà mua sắm trực tuyến mang lại được sinh viên Tp. Cần Thơ đánh giá không có sự trền lệnh nhiều như: Sinh viên hài lòng với những lợi ích từ mua sắm trực tuyến (3,8), trên lệch 0,1 so với sự hài lòng về giá cả sản phẩm, chi phí mua sắm (3,79), sở dĩ sinh viên có sự hài lòng là do tất cả giá cả đều có sẵn tại các website bán hàng trực tuyến, sinh viên biết được biết giá trước khi quyết định mua hàng, lựa chọn sản phẩm phù hợp với túi tiền của mình. Hơn hết, sinh viên có thể so sánh để chọn lựa sản phẩm yêu thích nhất với giá cạnh tranh nhất, đó là điều mà khi mua sắm ai cũng quan tâm.
6.2 GIẢI PHÁP
- Website so sánh giá
Nếu bạn kinh doanh bán lẻ trực tuyến, công cụ so sánh giá là nơi để sản phẩm của bạn tiếp cận được với tập khách hàng tiềm năng, từ đó có thể bán được những sản phẩm đầu tiên. Các website so sánh giá như Websosanh.vn, Chongiadung.com,… có hàng ngàn, hàng triệu người dùng tìm kiếm các sản phẩm có giá tốt nhất – vì thế, chắc chắn bạn sẽ có được những khách hàng đầu tiên đến với cửa hàng trực tuyến của mình thông qua những kênh so sánh giá này.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top