duybeo_ngo_hihi

New Member

Download miễn phí Giáo trình Cơ sở chăn nuôi - Các phương pháp chọn giống và chọn đôi giao phối





Chúng ta không thể đánh giá trực tiếp được giá trịgiống của con vật bởi vì cho
tới nay cũng nhưtrong một thời gian dài nữa, chúng ta vẫn chưa biết được ảnh hưởng
của rất nhiều tiến đóng góp nên giá trịcộng gộp. Do đó, chúng ta chi có thể ước tính
được giá trịgiống, giá trịgiống ước tính được ký hiệu là EHV hay Â. Phương pháp
duy nhất để ước tính giá trịgiống của một vật nuôi vềmột tính trạng nào đó là dựa vào
giá trịkiểu hình của một tính trạng này ởchính bản thân con vật. hay dựa vào giá trị
kiểu hình của tính trạng này của con vật họhàng với con vật mà ta cần ước tính giá trị
giống, cách ước tính giá trịgiống của một vật nuôi đối với nhiều tính trạng cũng sẽ
tương tựnhưvậy. Giá trịkiểu hình của một con vật mà ta sửdụng để ước tính giá trị
giống được gọi là nguồn thông tin giúp cho việc đánh giá giá trịgiống. Các nguồn
thông tin này bao gồm:



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

trung bình của 10 con bò đực giống tốt nhất là:
200kg + 35,1 kg = 235,1 kg
+ Hiệu quả chọn lọc khi sử dụng 10 bò đực giống này phối với đàn bò cái:
Ta thấy do con cái không được chọn lọc nên i cái = 0
Do vậy, đời con sẽ có khối lượng lúc 1 năm tuổi như sau: Con đực = 200kg + 4,3875 =
204,3875 kg
Con cái = 175 kg + 4,3875 = 179,3875 kg
+ Hiệu quả chọn lọc khi sử dụng 10 bò đực giống tốt nhất này phối giống với 1/2
số bò cái tốt nhất đàn ?
Ta thấy do chọn 1/2 số bò cái tốt nhất nên P = 0,5 i cái = 0,798 ( tra bảng)
(So với khối lượng trung bình)
Do vậy: Đời con sẽ có khối lượng lúc 1 năm tuổi như sau:
Con đực: 200kg + 6,3825=206,3825 kg
Con cái = 1 75 kg + 6.3825 = 18 1.3825 kg
2.2. CHỌN LỌC CÁC TÍNH TRẠNG SỐ LƯỢNG
2.2.1. Khái niệm về giá trị giống
Như trên cho thấy, giá trị kiểu gen về tính trạng nào đó của một con vật bao gồm
giá trị cộng gộp A, các sai lệch trội D và sai lệch tương tác I của các gen chi phối tính
trạng đó.
38
Giá trị cộng gộp do tác động cộng chung lại của nhiều gen, mỗi bên lại có tác
động độc lập gây nên. Bố hay mẹ sẽ truyền cho đời con 1/2 các gen này. Do đó bố,
mẹ sẽ truyền cho đời con 1/2 giá trị cộng gộp của chính bản thân mình. Trong khi đó ở
đời con. do có sự khi hợp hai bộ tiên của bố là mẻ nên sè hình thành các tác động trội
và tương tác mới khác với bố hay mẹ.
Như vậy: Giá trị cộng gộp được truyền lừ thế hệ trước sang thế hệ sau theo
nguyên tắc: Con nhận dược 1/2 của bố và 1/2 của mẹ. Do vậyy người ta còn gọi giá trị
cộng gộp là giá trị giống, ký hiệu là BV (brtcding value).
- Giá trị giống của một cá thể là giá trị kiểu gen tác động cộng gộp mà cá thể đó
đóng góp cho thế hệ sau.
Chúng ta không thể đánh giá trực tiếp được giá trị giống của con vật bởi vì cho
tới nay cũng như trong một thời gian dài nữa, chúng ta vẫn chưa biết được ảnh hưởng
của rất nhiều tiến đóng góp nên giá trị cộng gộp. Do đó, chúng ta chi có thể ước tính
được giá trị giống, giá trị giống ước tính được ký hiệu là EHV hay Â. Phương pháp
duy nhất để ước tính giá trị giống của một vật nuôi về một tính trạng nào đó là dựa vào
giá trị kiểu hình của một tính trạng này ở chính bản thân con vật. hay dựa vào giá trị
kiểu hình của tính trạng này của con vật họ hàng với con vật mà ta cần ước tính giá trị
giống, cách ước tính giá trị giống của một vật nuôi đối với nhiều tính trạng cũng sẽ
tương tự như vậy. Giá trị kiểu hình của một con vật mà ta sử dụng để ước tính giá trị
giống được gọi là nguồn thông tin giúp cho việc đánh giá giá trị giống. Các nguồn
thông tin này bao gồm:
- Nguồn thông tin của tổ liên: Số hiệu cân đo về các tính trạng năng suất hay
phẩm chất của bố mẹ, ông bà nội, ngoại của các đời trước của con vật.
- Nguồn thông tin của anh chỉ em con vật: Số hiệu cân đo các tính trạng năng
suất hay phẩm chất của anh chị em ruột cùng bố mẹ.
- Nguồn thông tin của bản thân con vật: Số liệu cân đo của bản thân con vật.
- Nguồn thông tin từ đời con của con vật (thế hệ sau) là các số hiệu cân đo về các
tính dạng năng suất hay phẩm chất của đời con con vật đó.
Như vậy:
- Ước tính giá trị giống của một con vật về một tính trạng nhất định dựa vào một
nguồn thông tin duy nhất về tính trạng này, nguồn thông tin đó có thể là một trong 4
nguồn thông tin nêu trên.
- Uớc tính giá trị giống của con vật về một tính trạng dựa vào nhiều nguồn thông
tin khác nhau, nghĩa là có thể phối hợp nhiều nguồn thông tin khác nhau.
- Lục tính giá trị giống của một con vật về nhiều tính trạng dựa vào một nguồn
thông tin duy nhất có thể là một trong 4 nguồn thông tin trên.
- Ước tính giá trị giống của một con vật về nhiêu tính trạng có thể dựa vào nhiều
nguồn thông tin khác nhau.
39
2.2.2. Khái niệm về độ chính xác của các ước tính giá trị giống
Về bản chất, độ chính xác của một phương pháp ước tính giá trị giống hay một
nguồn thông tin dùng để ước tính giá trị giống là hệ số tương quan giữa cách
đánh giá hay nguồn thông tin với giá trị giống của con vật.
Độ chính xác của ước tính giá trị giống từ 0 đến 1 hay 0% - 100%. Giá trị của
độ chính xác càng lớn chứng tỏ cách ước tính hay nguồn thông tin sử dụng
càng chính xác. Độ chính xác của ước tính giá trị giống phụ thuộc hệ số di truyền của
các tính trạng, phụ thuộc vào các nguồn thông tin khác nhau và vào số lần lặp lại của
các số liệu quan sát được sử dụng để ước tính giá trị giống.
Mức độ quan trọng của các nguồn thông tin đối với độ chính xác của ước tính giá
trị giống biểu thị bằng số lượng của dấu +.
Bảng 2.4. Tầm quan trọng của các nguồn thông tin đôi với độ chính xác của
ước tính giá trị giống
Các nguồn thông tin Mức độ của h2
Tổ tiên Anh, chị em Bản thân Đời con
Thấp + + + + + + + + + +
Trung bình + + + + + + + + + +
Cao + + + + + + + + + +
Như vậy, đối với tất cả các tính trạng, nguồn thông tin từ tổ tiên (bố, mẹ. ông
bà… ) của con vật luôn mang độ chính xác thấp nhất.
Nếu các tính trạng có hệ số di truyền ở mức độ thấp hay trung bình việc sử dụng
nguồn thông tin ở đời con sẽ có độ chính xác cao nhất. Nhưng nếu các tính trạng có hệ
số di truyền cao thì nguồn thông tin của bản thân lại có độ chính xác cao hơn nguồn
thông tin ở đời con. Với tính trạng có hệ số di truyền thấp việc sử dụng nguồn thông
tin từ anh chị em ruột sẽ có độ chính xác cao hơn nguồn thông tin của bản thân con
vật. Tuy nhiên nếu phối hợp các nguồn thông tin với nhau sẽ làm tăng độ chính xác
của ước tính giá trị giống.
2.2.3. Chỉ số chọn lọc
Lý thuyết về chỉ số chọn lọc được H.smith xây dựng từ năm 1936, Hazel I 943 là
người đầu tiên ứng dụng chỉ số chọn lọc vào việc chọn lọc vật nuôi.
Khái niệm: Chi số chọn lọc là phương pháp phối hợp giá trị kiểu hình của các
tính trạng xác định được trên cơ thể con vật (bản thân) hay trên các họ hàng thân
thuộc của nó thành một điểm tổng hợp và căn cứ vào điểm này để chọn lọc hay loại
thải con vật.
Như vậy, chỉ số chọn lọc là phương pháp phối hợp các nguồn thông tin của chính
bản thân con vật, của các con vật có họ hàng với con vật đó để ước tính giá trị giống
của con vật. Các nguồn thông tin chính là các giá trị kiểu hình của con vật hay nhiều
40
tính trạng theo dõi được trên bản thân con vật hay trên các con vật họ hàng. Các giá
trị kiểu hình này có thể là một giá trị duy nhất của một quan sát hay có thể là giá trị
trung bình của nhiều quan sát nhắc lại trên một con vật mà ta ước tính giá trị giống của
nó.
Về nguyên lý, phương pháp chỉ số chọn lọc là phương pháp ước tính giá trị giống
sao cho hệ số tương quan giữa chỉ số chọn lọc và giá trị giống là lớn nhất, như vậy
những con vật có chỉ số cao hơn sẽ là những con vật có giá trị giống cao hơn và ngược
lại. Vì vậy, căn cứ vào chỉ số chọn lọc người ta chọn con vật...
 
Top