Download miễn phí Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ tại công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm - Tocontap Hanoi

Với công tác thuê xe vận tải chở hàng từ nơi sản xuất đến bến giao hàng hay cảng, thì nếu thuê các hãng tàu nước ngoài Công ty thì họ có sẵn đội ngũ vận tải và đảm bảo giao hàng đúng hạn nên Công ty thuê luôn họ. Tuy nhiên họ lấy giá cao hơn với các hãng xe tư nhân mà chất lượng như nhau nên công ty cần chủ động thuê tầu của hãng và thuê xe chuyên chở ở bên ngoài để kinh tế hơn.
Ngoài ra Công ty phải có mối quan hệ tốt với các hãng vận tải trên toàn quốc. Vì hàng gốm được thu mua ở cả ba miền, tuỳ vào đơn hàng xuất ở đâu mà Công ty thuê xe ở miền đó. Cảng Hải phòng thì Công ty tự đứng ra thuê hay giao cho cơ sở ở Hải phòng đảm trách, còn ở cảng Thành phố Hồ Chí Minh thì do cơ sở tại đó đảm nhiệm. Xe thuê phải đảm bảo thời gian giao nhận hàng, an toàn giao thông và chất lượng phù hợp, không cần thuê các phương tiện quá tốt gây lãng phí.
Tương tự vậy việc thuê tàu để chở hàng gốm cũng cần tối ưu, không cần thiết phải thuê các phương tiện quá tốt để chuyên chở. 100% hàng gốm sứ được đống vào container và thuê tàu biển chuyên chở, các đơn hàng thường tách chở theo từng lô, mỗi lô khoảng 1-2 container với giá trị từ 3-7 ngàn USD. Công ty nên thuê các tàu chợ đi đến nơi giao hàng vì tàu này có cước phí rẻ mà vẫn đảm bảo được hàng hoá đến đúng hẹn. Cách thức thuê tàu của công ty cũng đã rất tốt do có đội ngũ cán bộ nhân viên có kinh nghiệm tuổi nghề lâu năm, họ có đủ khả năng thuê tàu trực tiếp mà không phải qua môi giới như một số các Công ty xuất khẩu khác nên tiết kiệm được 1 khoản tiền môi giới. Đây chính là ưu điểm cần phát huy…
6. Hoàn thiện khâu thông quan
Để khâu khai báo hải quan phải được diễn ra một cách nhanh chóng và chính xác, người khai cần trung thực và có trình độ chuyên môn tốt. phạt và gây phiền nhiễu, gây ách tắc hàng không thông quan được, vừa ảnh hưởng tới thời gian giao hàng vừa tốn tiền kho bãi lưu hàng.
Chính vì vậy mà nhân viên Công ty cần có mối quan hệ tốt với các cơ quan cũng như cán bộ hải quan nhằm tránh bị sách nhiễu bởi thủ tục khai báo xuất khẩu, quá trình kiểm hoá nhiều lần làm tăng chi phí bốc dỡ hàng, thời gian lưu bãi. Nhờ vậy mà hàng được giải phóng một cách nhanh chóng và đảm bảo thời gian thực hiện hợp đồng.
Hiện nay với trình độ kỹ thuật hiện đại, sự phổ biến của internet mà hải quan Việt Nam đã áp dụng việc khai báo hàng xuất khẩu qua mạng và Công ty áp dụng một cách nhanh chóng. Nếu khai báo đầy đủ, chính xác và có mối quen biết thì bên hải quan có thể không yêu cầu phải kiểm hoá hàng xuất khẩu. TOCONTAP đã áp dụng công nghệ này vào một số mặt hàng trong đó có gốm sứ và đã tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức, tiền bạc.
7. Các giải pháp khác
Ngoài các biện pháp trên để hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng thì còn nhiều các giải pháp khác, tuy chúng chỉ có tác dụng trực tiếp ở mức độ thấp hay gián tiếp, đưới đây là một số biện pháp đó.
Về phía Công ty
• Để quy trình thực hiện hợp đồng điễn ra nhanh chóng, không vướng mắc thì công tác giám sát và điều hành cần có tổ chức một cách khoa học. Công ty cần lên kế hoạch ở từng khâu từng giai đoạn cụ thể trong quy trình thực hiện hợp đồng. Tạo mối liên kết hợp lý và logic nhất giữa các khâu bộ phận như thu mua, vận chuyển, giao hàng, thanh toán. cán bộ giám sát luôn bám sát kiểm tra toàn bộ các khâu, nắm bắt các thông tin và tình hình thực hiện hợp đồng. Đưa ra các quyết định chính sác với các phát sinh trong các bước thực hiện hợp đồng. Kết thúc mỗi hợp đồng nên đánh giá lại hiệu quả của công tác thực hiện hợp đồng nếu sai sót thì cần sửa chữa hoàn thiện rút kinh nghiệm, còn những mặt tích cực thì cần phát huy khen thưởng…
• Xây dựng hệ thống thông tin riêng của Công ty, hiện nay kênh thông tin của Công ty chỉ qua trung tâm kinh tế đối ngoại, cục xúc tiến thương mại, các thương vụ ở nước ngoài, qua báo tạp chí. Tuy nhiên thông tin thường chậm và không có độ tin tưởng cao. biện pháp là xây dựng hệ thống thông tin nhanh nhạy và cập nhật bằng các kênh như qua web, internet, qua việt kiều và bạn hàng nước ngoài . mua thông tin của các công ty bán thông tin quốc tế, độ tin cậy của kênh là rất cao, rất cập nhật...
Về phía nhà nước
Cần có các biện pháp, chính sách vĩ mô nhằm giúp cho khâu thực hiện hợp đồng nó chung, và thực hiện hợp đồng gốm sứ nói riêng của các doanh nghiệp được nhanh chóng và đơn giản hơn, nâng cao khả năng xuất khẩu. Vì xuất khẩu hàng gốm sứ sẽ đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội, giải quyết Công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động. Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ như:
• Cải cách thủ tục hải quan như đơn giản hoá chứng từ và thủ tục xuất khẩu, ban hàng các văn bản quy định chi tiết các chứng từ và thủ tục này để tránh việc các nhân viên hải quan lợi dụng những thiếu sót nhỏ để sách nhiễu doanh nghiệp. Tiến hành thanh tra và kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm…
• Ngân hàng nhà nước cần tăng cường hoạt động tài trợ thương mại cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Đặc biệt là các ngân hàng hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu thì cần đa dạng hoá hơn nữa các loại hình dịch vụ tài chính để tiến hành tài trợ thương mại nhiều hơn cho hoạt động xuất khẩu. Mặt khác, ngân hàng cần cải cách các thủ tục cho vay để các doanh nghiệp có thể tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn vốn tín dụng. Cũng như sự ưu đãi về lãi suất để các doanh nghiệp có thể coi đây là nguồn tài trợ thương mại hiệu quả cho hoạt động xuất khẩu. Cụ thể ngân hàng có thể mở thêm dịch vụ bao thu (Factoring, Forfaiting) để tài trợ cho các hợp đồng tiến hành trả chậm của doanh nghiệp xuất khẩu...
• Phát triển làng nghề cần gắn với phát triển làng, với gìn giữ kiến trúc, văn hoá. Sắp tới các cấp uỷ đảng, chính quyền sẽ bám sát quan điểm nghị quyết đại hội Đảng bộ lần XIII, phát triển làng nghề gắn với du lịch, dịch vụ, phải xây dựng quy hoạch. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho bà con theo trương trình xây dựng làng nghề mới. Hỗ trợ vốn để cải tiến công nghệ, sản xuất sản phẩm theo công nghệ hiện đại, sản phẩm có chất lượng cao và kiểu dáng mẫu mã đẹp. Các trương trình hỗ trợ đào tạo nghề thủ công cho người lao động mà ở đây là nghề thủ công gốm sứ…hỗ trợ đất đai, vốn, thuế với tinh thần đân làm và nhà nước giúp đỡ…

Kết luận

Hàng gốm sứ là mặt hàng xuất khẩu phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của nhiều nước trên thế giới và là mặt hàng có giá trị kinh tế cao. ở nước ta đây là mặt hàng truyền thống có tiềm năng to lớn cho phép đẩy mạnh phát triển sản xuất và xuất khẩu.
Đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Quy trình thực hiện hợp đồng là bước quan trọng nhất trong quy trình xuất khẩu.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của mặt hàng gốm sứ và quy trình thực hiện hợp đồng nên TOCONTAP đã rất chú trọng tới mặt hàng và quy trình này. Từ đó Công ty có những chính sách, biện pháp hoàn thiện nâng cao quy trình thực hiện hợp đồng cũng như đẩy mạnh việc kinh doanh xuất khẩu nhóm hàng gốm sứ mỹ nghệ. Nhờ đó mà Công ty và mặt hàng gốm sứ sẽ có bước đi vững chắc, phục hồi dần kim ngạch và tiến xa hơn trong tương lai.
Với kiến thức được trang bị tại trường cùng thời gian thực tế tại TOCONTAP, qua bài viết này em cố gắng đưa ra những nét nổi bật của quy trình thực hiện hợp đồng nhóm hàng gốm sứ mỹ nghệ của Công ty. Từ đó phân tích và đưa ra một số giải pháp nhằm mục đích nâng cao và hoàn thiện nghiệp vụ thực hiện hợp đồng xuất khẩu nói chung và hợp đồng xuất khẩu gốm sứ nói riêng.
Một lần nữa em xin chân thành Thank thầy Nguyễn Quốc Thịnh đã tận tình hướng đẫn để em hoàn thành bài viết này. Em cũng xin Thank cô Nguyễn Phương Nga trưởng phòng và các anh chị tại phòng xuất nhập khẩu II, Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành bài viết.

Mục lục
Trang
Lời nói đầu 3
Chương I : Khái quát chung về hợp đồng xuất khẩu 5
I. khái quát chung về hợp đồng xuất khẩu 5
1. Vai trò của hợp đồng xuất khẩu 5
2. Tính pháp lý của hợp đồng xuất khẩu 5
3. Nội dung của hợp đồng xuất khẩu 8
II. Các nhóm bước nghiệp vụ cơ bản trong quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu 10
1. Nhóm bước chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu và kiểm tra hàng hoá 11
2. Nhóm bước thuê tàu và mua bảo hiểm (nếu có ) 13
3. Nhóm bước làm thủ tục thông quan và giao hàng cho người vận tải 14
4. Nhóm bước thủ tục thanh toán hợp đồng, giải quyết khiếu nại tranh chấp nếu có 17 III. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu 19
1. Các nhân tố trực tiếp 19
2. Các nhân tố gián tiếp 22
Chương II: Thực trạng quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu 24
I. giới thiệu chung về Công ty TOCONTAP 24
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 24
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng và nhiệm vụ của Công ty 25
3. Nguồn lực của Công ty 29
II. Đặc điểm của hàng gốm sứ mỹ nghệ 29
1. Đặc điểm về sản xuất 30
2. Đặc điểm về tiêu dùng 31
3. Đặc điểm về kinh doanh xuất khẩu 32
III. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TOCONTAP 32
1. Kết quả kinh doanh tại TOCONTAP thời gian qua 32
2. Kết quả kinh doanh xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ tại tocontap qua một số năm 36
IV. Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng thương mại xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ tại công ty TOCONTAP 39
1. Phân công người giám sát thực hiện hợp đồng 39
2. Chuẩn bị hàng xuất khẩu và kiểm tra hàng hoá 41
3. Thuê tàu lưu cước và mua bảo hiểm hàng gốm sứ 43
4. Làm thủ tục thông quan và giao hàng cho người vận tải 44
5. Làm thủ tục thanh toán hợp đồng, giải quyết khiếu nại tranh chấp nếu có 46
6. Nhận xét về quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng gốm sứ 47
Chương III: Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng hàng gốm sứ mỹ nghệ tại Công ty TOCONTAP trong thời gian tới 50
I. Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty TOCONTAP 50
1. Mục tiêu và định hướng chung của Công ty 50
2. Mục tiêu và định hướng của công ty về xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ… 51
II. Các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu 53
hàng gốm sứ mỹ nghệ
1. Hoàn thiện nâng cao khả năng chuẩn bị hàng hoá 54
2. Mở rộng cách thanh toán và nâng cao nghiệm vụ thanh toán 56
3. Hoàn thiện khả năng huy động vốn 56
4. Nâng cao trình độ năng lực của nhân viên hoàn 56
5. Hoàn thiện công tác thuê phương tiện vận tải 57
6. Hoàn thiện khâu thông quan 58
7. Các giải pháp khác 59
Kết luận 61


Lời mở đầu

Xuất nhập khẩu là hoạt động không thể thiếu đối với sự phát triển của mỗi quốc gia cũng như đóng vai trò vô cùng quan trọng với nền kinh tế quốc đân. Xuất khẩu cũng vậy, nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế quốc đân, nó tạo nguồn vốn cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá đất nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng ngoại. Tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, làm cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại, đảm bảo sự cân bằng cán cân thanh toán ngoại thương…Hoạt động xuất khẩu thúc đẩy sự hoàn thiện về chất và lượng của hàng hoá cũng như hỗ trợ cho sản xuất trong nước mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh, gia tăng lợi ích xã hội rộng lớn và lợi ích cho người tiêu dùng. Xuất khẩu không những tạo điều kiện cho các nứơc tham gia vào phân công lao động quốc tế, phát triển kinh tế và còn làm giầu cho đất nước.
Đối với những nước còn cùng kiệt như nước ta thì phát triển xuất khẩu sẽ góp phần giải quyết những nhiệm vụ kinh tế và xã hội. Vì thế nên Đảng và Nhà nước ta khẳng định “Xuất khẩu là động lực cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước”, luôn coi trọng, thúc đẩy các ngành kinh tế theo hướng xuất khẩu và khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng sản xuất nhằm phục vụ xuất khẩu.
Quy trình xuất khẩu được diễn ra qua rất nhiều bước nghiệp vụ, để thúc đẩy xuất khẩu thì cần cải tiến, nâng cao, hoàn thiện các bước nghiệp vụ. Thực hiện hợp đồng là một trong các bước của quy trình xuất khẩu, nó đóng vai trò quan trọng và quyết định đến việc hoàn thành quy trình xuất khẩu.
Hàng gốm sứ là một mặt hàng truyền thống của dân tộc Việt Nam, nó được xem như một mặt hàng quan trọng trong chiến lược xuất khẩu của Đảng và nhà nước ta. Từ nhiều năm qua kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này luôn tăng trưởng cao, đem về nhiều ngoại tệ và thu hút, giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Tuy nhiên,vài năm gần đây việc xuất khẩu hàng gốm sứ đang có chiều hướng chậm lại. Nguyên nhân có cả những khó khăn khách quan bên ngoài và những yếu tố chủ quan phía trong nội tại của các doanh nghiệp.
Do ý thức được sự phức tạp và tầm quan trọng quy trình thực hiện hợp đồng đối với hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Cũng như trước đòi hỏi thực tế của việc nâng cao hiệu quả công tác thực hiện hợp đồng đối với hàng gốm sứ mỹ nghệ. Vì vậy trong quá trình thực tập ở công ty TOCOTAP, tui đã chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ tại Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm-TOCONTAP HANOI ”.
Kết cấu của đề tài gồm những nội dung sau:
Chương I : Khái quát chung về hợp đồng xuất khẩu.
Chương II : Thực trạng quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ tại công ty TOCONTAP.
Chương III : Một số giải pháp nhằm nâng cao và hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng hàng gốm sứ mỹ nghệ tại Công ty TOCONTAP trong thời gian tới.
Trong quá trình hoàn thành đề tài này, tui đã áp dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Triết học Mác – Lênin. Đây là phương pháp luận khoa học nhằm tiếp cận vấn đề một cách logic và khoa học cũng như giải quyết vấn đề một cách triệt để. Ngoài ra, để tiến hành phân tích được tình huống kinh doanh cụ thể của Công ty, tui còn sử dụng các phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp tiếp cận thống kê và dựa trên các học thuyết kinh tế khác.
Do kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế, thời gian hạn hẹp, đề tài chỉ phân tích 1 số nghiệp vụ cơ bản của quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng gốm sứ nên chưa thật sự sâu sắc, phản ánh hết mọi khía cạnh của các vấn đề và còn tồn tại những hạn chế, sai xót nhất định. Vì vậy em mong nhận được sự góp ý tích cực của các thầy cô, các bạn và những người quan tâm để hoàn thiện thêm bài viết.
tui chân thành Thank sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Quốc Thịnh, Khoa Thương mại Quốc tế, trường Đại học Thương mại. Xin cám ơn cô Nguyễn Phương Nga trưởng phòng và các anh chị tại phòng xuất nhập khẩu II, Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.



Chương I
khái quát chung về hợp đồng xuất khẩu

I. Khái quát chung về hợp đồng xuất khẩu
1. Khái niẹm và vai trò của hợp đồng xuất khẩu
1.1 Khái niêm
Hợp đồng xuất khẩu là sự thoả thuận giữa hai bên có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau, theo đó một bên gọi là bên bán (bên xuất khẩu ) có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu cho một bên khác gọi là bên mua (bên nhập khẩu) một tài sản nhất định gọi là hàng hóa. Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền.
1.2 Vai trò
Là một phần không thể thiếu và vô cùng quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu, hợp đồng xuất khẩu xác nhận những nội dung giao dịch mà các bên đã thoả thuận và cam kết thực hiện các nội dung đó. Chính vì vậy mà hợp đồng xuất khẩu là cơ sở để các bên thực hiện các nghĩa vụ của mình và đồng thời yêu cầu bên đối tác thực hiện các nghĩa vụ của họ.
2. Tính pháp lý của hợp đồng xuất khẩu
2.1 Những nguồn luật điều chỉnh hợp đồng xuất nhập khẩu nói chung
Nền kinh tế toàn cầu mở ra cơ hội to lớn hơn bao giờ hết để doanh nghiệp tiếp cận tới các thị trường khắp nơi trên thế giới. Hàng hoá được bán ra ở nhiều nước hơn, với số lượng ngày càng lớn và chủng loại đa dạng hơn. Giao dịch mua bán quốc tế ngày càng nhiều và phức tạp, do đó nếu hợp đồng mua bán hàng hoá không đựơc soạn thảo một cách kỹ lưỡng sẽ có nhiều khả năng dẫn đến sự hiểu nhầm và những vụ tranh chấp tốn kém tiền bạc. Chính vì vậy mà cần có các cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng sao cho giảm thiểu các tranh chấp. Hiện nay có ba nguồn luật làm cơ sở điều chỉnh hợp đồng đó là nguồn luật quốc gia, nguồn luật quốc tế và tập quán quốc tế.



Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu những giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp Marketing Mix nhằm tăng cường thu hút thị trường khách sử dụng dịch vụ ăn uống của nhà hàng khách sạn quốc tế Bảo Sơn Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top