Download miễn phí Khóa luận Mô hình phân tích khả năng hội nhập thị trường lao động của lao động thanh niên





Xét theo loại hình sở hữu DN Nhà nước cần thời gian thử việc lâu nhất: 8,46 tuần. Tiếp đến là DN liên doanh hỗn hợp với 7,76 tuần. Trong hai loại hình sở hữu này cá biệt có lao động thử việc tới 96 tuần?! Phải chăng người lao động rất “dè dặt” trong việc bộc lộ phẩm chất của mình, hay là do người sử dụng lao động quá khắt khe và lưỡng lự? Sau DN liên doanh hỗn hợp, DN 100% vốn đầu tư nước ngoài cần trung bình 6,44 tuần thử việc, tiếp là DN ngoài quốc doanh 4,55 tuần, các loại hình sở hữu khác trung bình 3,5 tuần. Các DN thương mại- dịch vụ thời gian thử việc lâu hơn so với hai khu vực kinh tế còn lại: 8,92 tuần (công nghiệp- xây dựng 6,34 tuần; nông lâm ngư nghiệp là 5,9 tuần). Thời gian thử việc tăng lên từ lao động phổ thông đến lao động nghề, đặc biệt lao động CĐ-ĐH con số này lên tới 9,4 tuần. Giá trị cá biệt 96 tuần không rơi vào lao động phổ thông, cũng không rơi vào khu vực nông lâm ngư nghiệp. Đây chỉ là biến nguyên nhân chứ không phải là biến kết quả phản ánh khả năng thích ứng với công việc của lao động trẻ.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


tại Nghệ An, đó là một kết luận khá hiển nhiên. Tương tự, TP Hồ Chí Minh khác Lâm Đồng, Vĩnh Long; Vĩnh Phúc khác Nghệ An, Đà Nẵng; Nghệ An khác Hà Nội và Vĩnh Phúc... (Phụ lục số 5).
Từ đây ta dùng thủ tục compute để tạo biến mới tich = tỉnh*qua TTDVVL. Phân tích phương sai biến pgr_1 được cho bởi mô hình logistic ở trên theo nhân tố là biến tich vừa tạo được, ta thấy:
Xác suất để một lao động tìm việc qua trung tâm DVVL rơi vào nhóm tìm việc nhanh ở các tỉnh khác nhau là khác nhau.
Biến tich gồm các giá trị như sau:
0: Không qua trung tâm DVVL
1: Qua trung tâm DVVL tại Hà Nội
2: Qua trung tâm DVVL tại TP Hồ Chí Minh
3: Qua trung tâm DVVL tại Vĩnh Phúc
4: Qua trung tâm DVVL tại Nghệ An
5: Qua trung tâm DVVL tại Đà Nẵng
6: Qua trung tâm DVVL tại Lâm Đồng
7: Qua trung tâm DVVL tại Vĩnh Long
Kết quả so sánh cặp cho thấy:
Xác suất tìm việc nhanh giữa người không qua TTDVVL khác những người qua trung tâm tại Hà Nội, Vĩnh Phúc và Đà Nẵng, cụ thể là cao hơn. Điều này chứng tỏ các TTDVVL ở các tỉnh này hoạt động không hiệu quả. Tương tự, xác suất tìm việc nhanh của lao động qua trung tâm tại Hà Nội thấp hơn qua trung tâm tại TP Hồ Chí Minh; qua trung tâm tại TP Hồ Chí Minh cao hơn Vĩnh Phúc và Đà Nẵng. Qua các trung tâm tại Nghệ An, Lâm Đồng và Vĩnh Long được xem là không khác với việc không qua trung tâm và qua trung tâm ở các nơi khác, hay nói đúng hơn qua hay không qua trung tâm cũng chẳng có ý nghĩa gì ở những nơi này. (Phụ lục số 6).
b- Tuổi của lao động trẻ
Tuổi tác cũng không có ý nghĩa trong mô hình nhưng qua thủ tục phân tích phương sai và so sánh cặp ta thấy:
Giả thiết khả năng tìm việc nhanh của các nhóm tuổi khác nhau là như nhau bị bác bỏ với mức ý nghĩa 5%, thậm chí 1%.
Kết quả so sánh cặp cho thấy: nhóm tuổi 15-19 tìm việc nhanh nhất, tiếp đến là nhóm tuổi 20-24, cuối cùng là nhóm tuổi 25-29. Kết quả này không chỉ vững với mức ý nghĩa 5% mà vững ngay cả với mức ý nghĩa 1%.
Nhớ lại rằng phần mô tả chung ta đã có một nhận định rằng lao động là nam ở nhóm tuổi 25-29 được ưa chuộng hơn lao động nữ. Điều này có đúng hay không? Tạo một biến mới: nhóm tuổi * giới tính, ta có kết luận rằng: Khả năng tìm việc nhanh của lao động nam ở nhóm tuổi 25-29 là khác, cụ thể còn thấp hơn khả năng tìm việc nhanh của nữ giới ở các nhóm tuổi. Kết luận này có ý nghĩa thống kê ngay cả với độ tin cậy 99%. Một kết luận khác là lao động nam ở nhóm tuổi 20-24 có khả năng tìm việc nhanh được xem là không khác với lao động nữ ở các nhóm tuổi.(Phụ lục số 7).
Bên cạnh khả năng tìm việc, khả năng thích ứng với công việc cũng là một khía cạnh phản ánh khả năng hội nhập thị trường lao động của thanh niên.
3. Đánh giá khả năng thích ứng với công việc của lao động trẻ sau khi được tuyển dụng
3.1 Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng thích ứng của lao động trẻ
Qua các số liệu thu thập được từ bảng hỏi số 1 và số 2, ta “đề cử” một số chỉ tiêu sau:
Tuổi, giới tính, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, cơ cấu lao động tuyển mới, thời gian thử việc, tỷ lệ lao động được tuyển sau thời gian thử việc, mức độ phù hợp với CMKT cao nhất của lao động, các cách thức của bản thân người lao động trong nỗ lực thích ứng với công việc, đào tạo của doanh nghiệp sau khi người lao động được tuyển dụng, thời gian cần thiết để làm tốt công việc trong doanh nghiệp, loại hợp đồng mà người lao động có, mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với lao động thanh niên.
Các chỉ tiêu: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, trình độ CMKT, cơ cấu lao động tuyển mới đều được chi tiết trong phần II của chương này.
* Thời gian thử việc:
Kết quả thống kê từ điều tra 210 doanh nghiệp về thời gian thử việc của số lao động tuyển mới được cho ở bảng sau:
Bảng 36: Thời gian thử việc của lao động thanh niên tuyển mới
Số tuần thử việc nhỏ nhất
Số tuần thử việc lớn nhất
Số tuần thử việc trung bình
Độ lệch chuẩn
Lao động phổ thông
0
12
3.56
3.73
LĐ qua đào tạo nghề
0
48
5.22
4.99
LĐ có trình độ CĐ/ĐH
0
48
7.15
5.77
Nguồn: Bộ số liệu số 1
Công việc cần lao động phổ thông mang tính chất giản đơn, chỉ đòi hỏi sức khoẻ cơ bắp và tác phong làm việc tích cực. Điều này dễ dàng bộc lộ nên thời gian thử việc đối với loại lao động này không cần nhiều. Lao động nghề và lao động có trình độ CĐ- ĐH do tính chất công việc đòi hỏi chuyên môn và chất xám, những phẩm chất mà nhìn qua không thể thấy được nên phải cần thời gian thử việc dài để người lao động có điều kiện bộc lộ năng lực của mình.
Thời gian thử việc của 1750 lao động trẻ đang có việc được cho bởi bảng sau:
Bảng 37: Thời gian thử việc của lao động đang có việc
Theo loại hình sở hữu của doanh nghiệp
Loại hình sở hữu DN
Số tuần nhỏ nhất
Số tuần lớn nhất
Số tuần trung bình
DN Nhà nước
1
96
8.46
DN ngoài quốc doanh
1
24
4.55
DN 100% vốn đầu tư NN
1
13
6.44
DN liên doanh hỗn hợp
1
96
7.76
Khác
2
6
3.50
Theo lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp
Lĩnh vực hoạt động của DN
Số tuần nhỏ nhất
Số tuần lớn nhất
Số tuần trung bình
Nông lâm ngư nghiệp
1
16
5.90
Công nghiệp, xây dựng
1
96
6.34
Thương mại, dịch vụ
1
96
8.92
Theo loại lao động
Loại lao động
Số tuần nhỏ nhất
Số tuần lớn nhất
Số tuần trung bình
Lao động phổ thông
1
48
5.15
Lao động qua đào tạo nghề
1
96
6.26
Lao động trình độ CĐ-ĐH
1
96
9.40
Nguồn: Bộ số liệu số 2
Xét theo loại hình sở hữu DN Nhà nước cần thời gian thử việc lâu nhất: 8,46 tuần. Tiếp đến là DN liên doanh hỗn hợp với 7,76 tuần. Trong hai loại hình sở hữu này cá biệt có lao động thử việc tới 96 tuần?! Phải chăng người lao động rất “dè dặt” trong việc bộc lộ phẩm chất của mình, hay là do người sử dụng lao động quá khắt khe và lưỡng lự? Sau DN liên doanh hỗn hợp, DN 100% vốn đầu tư nước ngoài cần trung bình 6,44 tuần thử việc, tiếp là DN ngoài quốc doanh 4,55 tuần, các loại hình sở hữu khác trung bình 3,5 tuần. Các DN thương mại- dịch vụ thời gian thử việc lâu hơn so với hai khu vực kinh tế còn lại: 8,92 tuần (công nghiệp- xây dựng 6,34 tuần; nông lâm ngư nghiệp là 5,9 tuần). Thời gian thử việc tăng lên từ lao động phổ thông đến lao động nghề, đặc biệt lao động CĐ-ĐH con số này lên tới 9,4 tuần. Giá trị cá biệt 96 tuần không rơi vào lao động phổ thông, cũng không rơi vào khu vực nông lâm ngư nghiệp. Đây chỉ là biến nguyên nhân chứ không phải là biến kết quả phản ánh khả năng thích ứng với công việc của lao động trẻ.
* Tỷ lệ lao động được tuyển sau thời gian thử việc:
Có DN chỉ tuyển 3% trong tổng số lao động thanh niên thử việc, thậm chí có nơi còn không tuyển được ai sau thời gian đó. Tuy nhiên tỷ lệ được tuyển trung bình đối với lao động phổ thông là 88,1%, đối với lao động qua đào tạo nghề là 87,6%, còn đối với lao động CĐ-ĐH là 85,3%. Có thể thấy trình độ chuyên môn kỹ thuật càng cao thì tỷ lệ được tuyển càng giảm đi, người lao động có trình độ cao thường chưa thể bộc lộ hết phẩm chất của mình qua thời gian thử việc ngắn ngủi. Điều này cũng cho thấy khả năng thích ứng với công việc của lao đ

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
C [Free] Mô hình lựa chọn kỳ hạn tính lợi suất và thời kỳ ước lượng khi ước lượng rủi ro - Ứng dụng tr Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Mô hình tổ chức kế toán ngân hàng thương mại trong điều kiện công nghệ hiện đại tại Ngân Hàng Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Sự ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp đối với việc nâng cao loại hình sản xuất và thay đổi phư Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh việc áp dụng mô hình hợp tác Nhà nước – Tư nhân (PPP) trong Luận văn Kinh tế 0
O [Free] Ứng dụng phần mềm SPSS 16.0 & mô hình chất lượng servqual để nghiên cứu sự hài lòng của du kh Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐỊNH MỨC TÍN NHIỆM CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KH Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xã Tân Liên Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Khả năng áp dụng mô hình Công ty mẹ - Công ty con ở nước ta Luận văn Kinh tế 0
D [Free] Mô hình tổ chức của khoa dược trong bệnh viện Tài liệu chưa phân loại 0
L [Free] Xây dựng mô hình ghép cải tạo vườn cà phê vối kinh doanh bằng các tinh dòng cà phê vối chọn l Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top