Download miễn phí Chuyên đề Một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh việc áp dụng mô hình hợp tác Nhà nước – Tư nhân (PPP) trong lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng tại Việt Nam





MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MÔ HÌNH HỢP TÁC NHÀ NƯỚC - TƯ NHÂN TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ CSHT 7

1. Một số vấn đề cơ bản về Cơ sở hạ tầng 7

1.1. Khái niệm và phân loại CSHT 7

1.1.1. Khái niệm CSHT 7

1.1.2. Phân loại CSHT 8

1.2. Đặc điểm của CSHT và huy động vốn trong đầu tư CSHT 8

1.2.1. Đặc điểm của CSHT 8

1.2.2. Huy động vốn trong đầu tư CSHT 9

1.3. Vai trò của CSHT trong phát triển – tăng trưởng Kinh tế Xã hội 11

1.3.1. Mối liên hệ giữa Cơ sở hạ tầng, tăng trưởng và đói nghèo 11

1.3.1.1. Cơ sở hạ tầng và tăng trưởng 11

1.3.1.2. Cơ sở hạ tầng và đói nghèo 15

2. Một số vấn đề cơ bản về mô hình hợp tác nhà nước – tư nhân trong lĩnh vực Cơ sở hạ tầng (PPP) 16

2.1. Khái niệm PPP 16

2.2. Các hình thức PPP chính và đặc điểm 16

2.2.1. Các đặc điểm của Nhượng quyền Tư nhân 19

2.2.2. Các đặc điểm của Nhượng quyền Nhà nước 20

2.2.3. Các đặc điểm của Nhượng quyền hỗn hợp 21

2.3. Điều kiện áp dụng PPP cho một dự án 22

2.4. Những ưu điểm chính của PPP 22

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN CHUNG VỀ ÁP DỤNG MÔ HÌNH PPP TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ CSHT TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 26

1. Một vài nét sơ lược về đầu tư PPP trong lĩnh vực CSHT trên thế giới 26

1.1. Đầu tư lĩnh vực CSHT trên thế giới hiện nay 26

1.2. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực trong việc áp dụng mô hình PPP trong lĩnh vực đầu tư Cơ sở hạ tầng 29

1.2.1. Philippines 30

1.2.1.1. Sơ lược về quá trình áp dụng PPP trong lĩnh vực CSHT tại Philippines 30

1.2.1.2. Nghiên cứu điển hình - Dự án đường cao tốc Luzon (NLEX) 31

1.2.2. Lào 34

1.2.2.1. Sơ lược về quá trình áp dụng PPP trong lĩnh vực CSHT tại Lào 34

1.2.2.2. Nghiên cứu điển hình: Dự án Thủy điện Nam Theun 2 (NT2) 34

1.2.3. Bài học cho Việt Nam 37

1.3. Quá trình áp dụng triển khai PPP trong lĩnh vực đầu tư CSHT ở Việt Nam 37

1.3.1. Bối cảnh áp dụng PPP trong lĩnh vực đầu tư CSHT ở Việt Nam 37

1.3.1.1 Tính cấp thiết của việc áp dụng PPP trong lĩnh vực đầu tư CSHT ở Việt Nam 37

1.3.1.2. Những chuẩn bị của Việt Nam trong việc áp dụng PPP trong đầu tư CSHT giai đoạn tới 39

1.3.2. Những kết quả ban đầu khi áp dụng PPP trong lĩnh vực CSHT ở Việt Nam thời gian qua 41

1.3.3. Hạn chế trong việc áp dụng PPP trong lĩnh vực đầu tư CSHT thời gian qua và nguyên nhân của chúng 42

1.3.3.1. Hạn chế 42

1.3.3.2. Nguyên nhân của hạn chế 42

CHƯƠNG III: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH VIỆC ÁP DỤNG MÔ HÌNH PPP TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ CSHT TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 45

1. Triển vọng đầu tư CSHT tại Việt Nam giai đoạn tới 45

1.1. Hạ tầng GTVT 45

1.2. Hạ tầng Năng lượng – Điện Nước 51

1.3. Hạ tầng Viễn thông 52

2. Một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh việc áp dụng mô hình PPP trong lĩnh vực đầu tư CSHT tại Việt Nam thời gian tới 53

2.1. Giải quyết các Vấn đề Pháp lý và Quản lý Nhà nước về PPP 53

2.1.1. Xây dựng khung pháp lý cho phát triển khu vực tư nhân và PPP 53

2.1.2. Sự rõ ràng trong pháp luật về PPP 54

2.1.3. Các vấn đề quản lý nhà nước 54

2.1.3.1. Thành lập một ủy ban quản lý PPP cấp trung ương. 55

2.1.3.2. Nâng cao năng lực và trách nhiệm của khu vực Nhà nước 55

2.2. Nâng cao năng lực thực hiện và quản lý 56

KẾT LUẬN 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


c áp dụng: Phổ biến trong lĩnh vực điện, năng lượng và cấp nước sạch
Hình 1.7: Sơ đồ cấu trúc của Nhượng quyền hỗn hợp
(Nguồn: tự tổng hợp – sinh viên)
Đặc điểm: Nhượng quyền hỗn hợp không đòi hỏi Nhà nước phải đầu tư xây dựng cơ bản. Nhà nước mua đầu ra từ đơn vị được nhượng quyền và bán lại cho người sử dụng tư nhân. Đơn vị được nhượng quyền chịu rủi ro chính sách và rủi ro tín dụng do mưc phí sử dụng thường bị áp đặt ở mức thấp, không đủ bù đắp chi phí. Chi phí giao dịch cao, đàm phán hợp đồng kéo dài.
Điều kiện áp dụng: Được sử dụng khi đơn vị được nhượng quyền không thể dự báo một cách rõ ràng và cũng không được phép áp đặt mức phí sử dụng đủ để bù đắp mức phí dịch vụ. Lượng cầu có thể không vượt mức tối thiểu để đảm bảo kinh doanh có lãi.
Có thể thấy, PPP là một mô hình hợp tác cho phép chia sẻ lợi ích và rủi ro một cách công bằng và hợp lý cho các bên tham gia. Tuy nhiên, thực tế chi ra rằng, những ưu điểm đã được thừa nhận của PPP không đồng nghĩa với việc PPP sẽ là hình thức tối ưu nhất cho mọi dự án.
Điều kiện áp dụng PPP cho một dự án
Thứ nhất, dự án phải đủ lớn tương thích với giao dịch có chi phí cao. Các tính toán chỉ ra rằng chi phí đấu thầu trong các dự án PPP lên tới 3%, trong khi cách đấu thầu truyền thống chỉ là 1%. Các dự án PPP hầu hết là các dự án có tầm cỡ quốc gia hay khu vực.
Thứ hai, khu vực tư nhân phải đủ năng lực cạnh tranh để tham gia đấu thầu và cung ứng dịch vụ một cách đáng tin cậy. Đảm bảo kỹ năng tiến hành tổ chức đấu thầu tốt của Nhà nước.
Thứ ba, trong thiết kế dự án cần xác định rõ yêu cầu đối với đầu.ra. Phải có khả năng chứng minh rằng PPP sẽ tối đa hóa hiệu quả sử dụng chi phí cho dự án đó.
Thứ tư, rủi ro phải được phân bổ, chuyển giao trên nguyên tắc bên nhận rủi ro là bên có khả năng kiểm soát, quản lý rủi ro đó một cách tốt nhất.
Những ưu điểm chính của PPP
PPP giúp tối đa hóa giá trị từ đồng tiền đầu tư
Việc bắt tay giữa Nhà nước và tư nhân cho phép cộng hưởng tốt nhất thế mạnh của các bên tham gia, thông qua việc phát huy sức mạnh tổng hợp trong thiết kế, thi công và kinh doanh và quản lý. PPP cũng khuyến khích sáng tạo trong hợp tác và phổ biến những cách làm tốt nhất
Nguồn vốn cho dự án PPP không bị ảnh hưởng bởi các chu trình chính sách cũng như các dự toán ngân sách nhà nước hàng năm , đảm bảo duy trì chất lượng, chi phí và tiến độ của dự án
PPP xây dựng một cách tiếp cận dài hạn trong việc cung ứng dịch vụ công, đảm bảo tiêu chuẩn dịch vụ trong suốt vòng đời của dự án, hạ tầng được cung cấp một cách có hiệu quả. cách tiếp cận linh hoạt, có thể cân nhắc sử dụng cho mọi loại hạ tầng.
Hình 1.8: So sánh tỷ lệ dự án hoàn tất đúng thời hạn và muộn ở Anh
(nguồn: HM Treasury; NAO: PFI Construction Performance 2002 HC 371, Session February 2002-03; NAO: Modernising Construction, 2001, HC 87, Session 2000-01)
Hình 1.6 cho thấy tỷ lệ các dự án hoàn tất đúng thời hạn ở Anh cao gấp 2-3 lần khi có sự tham gia của khu vực tư nhân. Ở một góc độ khác thì khi không có sự tham gia của khu vực tư nhân, tỷ lệ các dự án bị chậm tiến độ chiếm tới 70% tổng số dự án, trong khi đó, số các dự án bị chậm tiến độ chỉ chiếm khoảng 10%-20% khi có vốn tư nhân.
Hình 1.9: So sánh mức điều chỉnh giá (%) sau khi ký kết hợp đồng thầu
(Nguồn: HM Treasury; NAO: PFI Construction Performance 2002 HC 371, Session February 2002-03; NAO: Modernising Construction, 2001, HC 87, Session 2000-01)
( Mức điều chỉnh giá ở mức thấp cho thấy tính ổn định về chi phí và chất lượng của dự án PPP)
PPP đem lại những hợp đồng dài hạn cho tư nhân, phù hợp với mong muốn đầu tư lâu dài và bền vững.
PPP là cơ hội xây dựng năng lực với tư nhân và thúc đẩy những mối quan hệ có lợi với các cơ quan Nhà nước. PPP cho phép phân bổ, chuyển giao, kiếm soát rủi ro một cách tối ưu. Điều này tối ưu hơn phương pháp đấu thầu truyền thống, khi mà nhà nước phải gánh toàn bộ rủi ro hay vì phân bổ cho khu vực tư nhân.
Có thể thấy rằng, CSHT là yếu tố có vai trò đặc biệt quan trongtrong tăng trưởng và phát triển Kinh tế - xã hội của một quốc gia. Đầu tư vào phát triển CSHT là một yêu cầu và đòi hỏi cấp bách đối với bất cứ quốc gia nào. Bên cạnh các hình thức huy động vốn đầu tư truyền thống, với những ưu điễm đã được thừa nhận của PPP trong đầu tư CSHT vẫn tiếp tục là động lực cho việc phát triển mô hình này trong thời điểm hiện tại và tương lai.
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN CHUNG VỀ ÁP DỤNG MÔ HÌNH PPP
TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ CSHT TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
Một vài nét sơ lược về đầu tư PPP trong lĩnh vực CSHT trên thế giới
Đầu tư lĩnh vực CSHT trên thế giới hiện nay
Trên bình diện toàn cầu, đầu tư tư nhân trong CSHT chủ yếu hướng vào lĩnh vực viễn thông, sau đó là giao thông vận tải và năng lượng (hình 2.1)
Hình 2.1: Đầu tư tư nhân vào CSHT theo các ngành (đơn vị: tỷ USD)
(Nguồn: Ngân hàng thế giới – Dữ liệu đầu tư tư nhân trong CSHT) liệu PPIfĐ, Cơ sở dữ liệu PPI
Ở khu vực Châu Á, theo dự báo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Viện Ngân hàng Phát triển châu Á (ADBI), khu vực này cần 800 tỷ USD cho đầu tư cơ sở hạ tầng giai đoạn 2010-2020, tức vào khoảng 750 tỷ USD/năm. 68% trong số đó là cho việc tạo mới, 32% còn lại là để thay thế CSHT hiện có.
Đầu tư vào nhóm hạ tầng năng lượng ước cần 4000 tỷ USD, hạ tầng viễn thông 1000 tỷ, hạ tầng giao thông vận tải 2500 tỷ, và đầu tư vào nước sạch và môi trường là 380 nghìn tỷ (hình 2.2).
Bảng 2.1: Nhu cầu đầu tư CSHT ở Châu Á theo giai đoạn 2010 – 2020
(đơn vị: tỷ USD)
Lĩnh vực
Hoàn thiện mới
Thay thế
Tổng
Năng lượng (Điện)
3,176,437
912,202
4,088,639
Viễn thông
325,353
730,304
1,055,657
Mobile
181,763
509,151
690,914
Telephone
143,590
221,153
364,743
Giao thông vận tải
1,761,666
704,457
2,466,123
Hàng không
6,533
4,728
11,260
Cảng biển
50,275
25,416
75,691
Đường sắt
2,692
35,947
38,639
Đường bộ
1,702,166
638,366
2,340,532
Nước sạch và vệ sinh
155,493
225,797
381,290
Nước sạch
107,925
119,573
227,498
Vệ sinh
47,568
106,224
153,792
Tổng
2,572,760
7,991,709
(Nguồn : Sách “Infrastructure for a Seamless Asia” - ADB & ADBI 2009)
Đầu tư PPP tại khu vực Châu Á chủ yếu tập trung vào lĩnh vực năng lượng và giao thông vận tải , trong đó đầu tư vào giao thông vận tải đang tăng rất nhanh (hình 2.3).
Hình 2.2: Đầu tư tư nhân vào CSHT theo các ngành (đơn vị: tỷ USD) tại Châu Á
(Nguồn: Ngân hàng thế giới – Dữ liệu đầu tư tư nhân trong CSHT 2006)
Nhu cầu đầu tư CSHT tại Châu Á vẫn chưa được đáp ứng. Thống kê năm 2007 cho thấy, đầu tư vào CSHT mới chỉ đạt 50% nhu cầu (hình 2.4)
Hình 2.3: Tỷ trọng chi tiêu hàng năm cho CSHT/GDP năm 2007 khu vực
Châu Á – Thái Bình Dương
(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu (điều tra) thị trường tài chính địa phương ở khu vực Châu Á –Thái Bình Dương)
Thị trường toàn cầu đang dẫn hồi phục sau khủng hoảng tài chính Châu Á và suy giảm kinh tế thế giới những năm vừa qua, tuy nhiên đầu tư PPP vào CSHT vẫn thấp hơn nhiều so với nhu cầu. Dòng đầu tư tăng nhanh ở một số khu vực như Châu Á hay Châu Mỹ La tinh, tập trung và...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
P [Free] Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển Cao Bằng - Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại sở giao dịch I ngân h Luận văn Kinh tế 0
R [Free] Một số ý kiến về tăng thu nhập , tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Ngân Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân hàng nông nghiệp Luận văn Kinh tế 0
Y [Free] Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân Hàng Nông nghiệ Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triể Luận văn Kinh tế 0
A [Free] Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung- Dài hạn tại Chi nhánh ngân hàng đầu tư p Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Huy động vốn & một số giải pháp mở rộng huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và p Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thươ Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top