Download miễn phí Chuyên đề Định hướng và giải pháp nhằm củng cố và nâng cao cơ chế liên kết tiêu thụ sản phẩm mây, tre đan xuất khẩu ở tỉnh Hà Tây





MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ LIÊN KẾT TIÊU THỤ SẢN PHẨM MÂY, TRE ĐAN XUẤT KHẨU. 4

1. Khái niệm về cơ chế và liên kết kinh tế: 4

1.1. Cơ chế: 4

1.2. Liên kết tiêu thụ sản phẩm: 5

1.3. Cơ chế liên kết tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp: 6

2. Nội dung và hình thức liên kết kinh tế: 11

3. Đặc điểm của hàng mây tre đan: 18

4. Vai trò của liên kết trong sản xuất – tiêu thụ sản phẩm mây, tre đan xuất khẩu: 19

5. Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế liên kết tiêu thụ sản phẩm: 22

6. Kinh nghiệm thực hiện cơ chế liên kết tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu ở một số nước: 27

6.1. Kinh nghiệm tổ chức thị trường tiêu thụ nông sản phẩm của Thái Lan: 27

6.2.Kinh nghiệm của Trung Quốc: 29

6.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam: 30

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CƠ CHẾ LIÊN KẾT TIÊU THỤ SẢN PHẨM HÀNG MÂY, TRE ĐAN XUẤT KHẨU Ở TỈNH 33

HÀ TÂY 33

I- Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Hà Tây ảnh hưởng đến sản xuất, tiêu thụ mây, tre đan: 33

1. Đặc điểm tự nhiên: 33

2. Đặc điểm kinh tế, xã hội: 36

II-Thực trạng cơ chế liên kết tiêu thụ sản phẩm hàng mây, tre đan xuất khẩu ở tỉnh Hà Tây: 42

1. Khái quát tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm mây, tre đan của tỉnh Hà Tây: 42

2. Thực trạng cơ chế liên kết: 47

2.1. Các cung đoạn chính sản xuất sản phẩm mây, tre đan xuất khẩu: 47

2.2. Các tác nhân trong chuỗi ngành hàng: 49

2.3. Kênh tiêu thụ sản phẩm mây, tre đan: 49

2.3.1.Cơ sở sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. 51

2.3.2. Cơ sở chế biến và tiêu thụ 52

2.3.2.1.Các doanh nghiệp sản xuất và thu gom 52

2.3.2.2.Hộ sản xuất và thu gom 52

2.3.3. Cơ sở sản xuất 54

2.3.4. Các hộ kinh doanh nguyên liệu và sản xuất mây, tre đan 54

2.4. Phân tích cơ chế liên kết tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu: 55

2.4.1. Đối với nguồn nguyên liệu: 55

2.4.2. Đối với sản phẩm xuất khẩu: 61

2.4.2.1. Cơ chế liên kết giữa DN SX&XK với doanh nghiệp XNK nước ngoài: 63

2.4.2.2. Cơ chế liên kết giữa DN SX&XK với các hộ, doanh nghiệp sản xuất và thu gom: 68

2.4.2.3. Cơ chế liên kết đối với hộ sản xuất và kinh doanh nguyên liệu: 73

II. 2.4.3. Hiệu quả từ cơ chế liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa các các tác nhân 76

2.4.4. Xử lý những vướng mắc, tranh chấp khi thực hiện cơ chế liên kết tiêu thụ sản phẩm mây tre đan xuất khẩu: 77

3. Đánh giá chung: 78

3.1. Ưu điểm: 78

3.2. Tồn tại và nguyên nhân: 78

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM CỦNG CỐ VÀ NÂNG CAO CƠ CHẾ LIÊN KẾT TIÊU THỤ SẢN PHẨM MÂY, TRE ĐAN XUẤT KHẨU Ở TỈNH HÀ TÂY 80

I- Định hướng củng cố và nâng cao cơ chế liên kết: 80

1. Phát triển các hình thức liên kết tiêu thụ sản phẩm mây, tre đan phải trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng sẵn có và lợi thế của địa phương, đồng thời tạo thêm việc làm, tăng thu nhập ổn định cho người lao động. 80

2. Phát triển cơ chế liên kết phải nhằm hình thành một nền sản xuất hàng hoá tập trung ở khu vực nông thôn. Gắn phát triển ngành nghề mây, tre đan với phát triển làng nghề. Đẩy mạnh phong trào mỗi làng nghề và mỗi sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và hướng mạnh vào xuất khẩu. 80

3. Phát triển cơ chế liên kết phải trên cơ sở đa dạng các loại hình sản xuất, quy mô sản xuất và các loại hình sở hữu khác nhau nhằm từng bước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. 81

4. Việc phát triển cơ chế liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mây, tre đan phải gắn với việc phát triển nông nghiệp và kinh tế - xã hội nông thôn nhằm phát triển hài hoà giữa các vùng, khu vực và việc giữ gìn môi trường sinh thái. 82

II- Các giải pháp nhằm củng cố và nâng cao cơ chế liên kết tiêu thụ sản phẩm mây tre đan xuất khẩu ở tỉnh Hà Tây: 82

1. Xây dựng chiến lược phát triển ngành nghề mây, tre đan theo hướng mỗi làng mỗi nghề 82

2. Đa dạng hoá các hình thức và cơ chế liên kết tiêu thụ sản phẩm mây, tre đan 83

3. Đào tạo nâng cao năng lực cho người lao động, chủ hộ, chủ doanh nghiệp sản xuất mây, tre đan 84

4. Khuyến khích các hộ, các doanh nghiệp liên danh, liên kết tạo thành các tổ chức mới có khả năng cạnh tranh cao 85

5. Đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 85

6. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội ngành hàng mây, tre đan 86

7. Giải pháp về đất đai, mặt bằng sản xuất và cơ sở hạ tầng: 87

8. Giải pháp về vốn 88

9. Các chính sách hỗ trợ của nhà nước và tỉnh Hà Tây: 89

10. Các giải pháp khác 92

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93

1. Kết luận: 93

2. Kiến nghị: 93

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Vân Đình, bến Tế Tiêu (sông Đáy).
+ Hệ thống điện
Nguồn điện cung cấp cho Hà Tây gồm 1 trạm 500 KV và 2 trạm 220 KV, 8 trạm 110 KV và đang hoàn chỉnh lưới điện cho các các địa phương. Nhìn chung, công suất và hệ thống lưới điện đã cơ bản đáp ứng đầy đủ nguồn điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của dân cư.
+ Bưu chính viễn thông
Mạng lưới bưu chính viễn thông và thông tin liên lạc của tỉnh phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng và đang tiếp tục mở rộng theo hướng hiện đại hóa. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 405 điểm dịch vụ, trong đó có 250 điểm bưu điện văn hóa xã. Tính đến năm 2006, số máy điện thoại đạt 17,8 máy/100 dân, 100% các xã có điện thoại.
- Di tích văn hóa, lịch sử
Hà Tây có vùng núi Ba Vì, nơi có rừng nguyên sinh, có Đền thượng, Đền thờ Bác Hồ. Tỉnh cũng có nhiều cảnh quan đẹp như Hồ suối Hai, Đồng Mô - Ngải Sơn, Ao vua, thiên sơn, Thác Ngà, Khoang xanh,…tạo ra một quần thể du lịch lớn.
Vùng núi Hương Sơn với lễ hội chùa Hương nổi tiếng kéo dài 3 tháng với nền văn hóa tâm linh lớn nhất của Việt Nam. Hà Tây cũng là đất tụ khí anh linh gắn liền với các làng nghề sản xuất ra các sản phẩm nổi tiếng như lụa Vạn Phúc, Khảm Chuyên Mỹ, thêu Quất Động, mây tre đan Phú Vinh,…Với tiềm năng cảnh quan di tích lịch sử văn hóa, và các làng nghề truyền thống lại nằm liền kề thủ đô Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long, chắc chắn Hà Tây sẽ tận dụng cơ hội trở thành điểm kinh tế phát triển sôi động.
- Tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Tây:
Năm 2006, tổng GDP (Giá so sánh 1994) toàn tỉnh đạt 10361,7 tỷ đồng, tăng so với năm 2005 là 12,79%. Riêng tốc độ tăng trưởng giá trị sản lượng công nghiệp đạt 21,06%, dịch vụ tăng 12,23% và nông, lâm, thuỷ sản tăng 2,69%.
Năm 2006 so với năm 2004, tổng GDP tăng 12,38%, trong đó GDP công nghiệp và xây dựng tăng 19,83%, GDP nông, lâm, thủy tăng 3,17%, dịch vụ tăng 12,66%. Hà Tây so với các tỉnh vùng ĐBSH, nằm trong nhóm đạt tốc độ tăng trưởng khá cao.
Bảng 4: Tăng trưởng GDP tỉnh Hà Tây phân theo ngành
giai đoạn 2004 - 2006
S
TT
Chỉ tiêu
2004
(Tỷ đ)
2005
(Tỷ đ)
2006
(Tỷ đ)
Tốc độ tăng trưởng BQ (%)
*
Tổng GDP (giá so sánh 1994)
8204,2
9186,6
10361,7
12,38
1
Nông lâm thủy sản
2813,2
2915,9
2994,4
3,17
2
Công nghiệp và XD
3148,1
3734,2
4520,5
19,83
3
Dịch vụ
2242,9
2536,5
2846,8
12,66
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tây năm 2005
Cùng với sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Hà Tây đã chú trọng phát triển các ngành xuất khẩu thu ngoại tệ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, chính vì vậy tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu đạt khá cao.
Tổng kim ngạch xuất khẩu 2004 - 2006 tăng bình quân 19,58%/năm, riêng hàng mây tre đan tăng 43,49%/năm - đây là ngành nghề có tốc độ giá trị hàng xuất khẩu tăng cao đứng thứ 2 của tỉnh (Cao thứ nhất là ngành nghề may mặc, tốc độ tăng bình quân 74,11%/năm).
Cơ cấu kinh tế năm 2006, nông nghiệp 29,56%, công nghiệp và xây dựng 40,04%, và dịch vụ 30,40%, so với năm 2000 (35%-35%-30%), cơ cấu kinh tế nông nghiệp giảm, công nghiệp và dịch vụ tăng tương ứng.
Từ những đặc điểm đó, có thể rút ra những thuận lợi và khó khăn chủ yếu sau:
- Về thuận lợi:
+ Diện tích đất nông nghiệp còn chiếm một phần lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Từ đó tạo điều kiện cho các huyện, các xã quy hoạch và bố trí mặt bằng sản xuất hợp lý cho các cơ sở sản xuất và kinh doanh mây, tre đan.
+ Hệ thống giao thông tương đối thuận lợi cho vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm cả về đường sông, đường bộ, đường sắt.
+ Nguồn lao động tương đối dồi dào.
+ Có nhiều di tích văn hoá, tạo khung cảnh phù hợp cho phát triển các làng nghề.
+ Tài nguyên rừng góp phần không nhỏ vào việc trồng, khai thác và sử dụng nguồn nguyên liệu cho sản xuất mây, tre đan.
- Về khó khăn:
+ Hệ thống giao thông vẫn còn nhiều mặt yếu kém.
+ Chưa có sự đầu tư hợp lý cho các làng nghề.
+ Đóng góp của các làng nghề vẫn chưa tương xứng với nội lực.
II-Thực trạng cơ chế liên kết tiêu thụ sản phẩm hàng mây, tre đan xuất khẩu ở tỉnh Hà Tây:
1. Khái quát tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm mây, tre đan của tỉnh Hà Tây:
Hà Tây là địa phương nổi tiếng bởi "đất trăm nghề". Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh có 1460 làng thì số làng có nghề là 1180 làng chiếm 80,82% tổng số làng. Trong tổng số làng có nghề, số làng có nghề mây tre đan 345 làng, trong đó làng nghề mây tre đan là 73 làng chiếm 30,42% tổng số làng nghề.
Bảng 5: Số lượng và cơ cấu làng nghề Hà Tây năm 2006
Chỉ tiêu
ĐVT
Số lượng
Tỷ trọng (%)
1. Tổng số làng
Làng
1460
100,00
1.1. Làng có nghề
,,
1180
80,82
1.2. Làng không có nghề
,,
280
19,18
2. Làng có nghề
,,
1180
100,00
1.1. Làng có nghề mây tre đan
,,
345
29,24
1.2. Làng có nghề khác
835
70,76
3. Làng nghề
,,
240
100,00
3.1. Làng nghề mây tre đan
73
30,42
3.2. Làng nghề khác
167
69,58
Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn Hà Tây giai đoạn 2007-2010, định hướng đến năm 2015.
Theo số liệu thống kê năm 2006, có thể phân thành 13 nhóm chính. Trong đó, giá trị sản phẩm của nhóm ngành nghề dệt may chiếm tỷ trọng 29,80% là nghề chiếm tỷ trọng cao nhất, cao thứ hai là nghề mây tre đan, giá trị sản phẩm nghề mây tre đan chiếm 16,22% tổng giá trị sản phẩm làng nghề.
Bảng 6: Cơ cấu giá trị sản lượng các làng nghề của Hà Tây 2003 -2006
Đơn vị tính: %
Cơ cấu GTSL SP làng nghề
2003
2004
2005
2006
 *
Tổng số
100,00
100,00
100,00
100,00
1
Nghề mây, tre đan
17,64
17,43
16,77
16,22
2
Nghề sơn mài, khảm trai
7,04
6,84
6,80
6,66
3
Nghề nón, mũ lá
5,03
4,93
4,86
4,82
4
Nghề CB lâm sản, mộc dân dụng
11,86
12,01
12,34
12,55
5
Nghề thêu ren
5,63
5,52
5,35
5,13
6
Nghề dệt may
27,50
28,08
28,85
29,80
7
Nghề da giầy, khâu bóng
1,01
0,95
0,89
0,83
8
Nghề điêu khắc
2,99
2,83
2,63
2,46
9
Nghề cơ khí, điện, rèn dao, kéo
7,51
7,05
6,66
6,33
10
Nghề CB nông sản thực phẩm
12,49
13,06
13,52
13,86
11
Nghề đan tơ lưới
0,49
0,46
0,42
0,38
12
Nghề sinh vật cảnh
0,66
0,69
0,74
0,77
13
Nghề khác
0,14
0,16
0,17
0,18
Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn Hà Tây giai đoạn 2007-2010, định hướng đến năm 2015.
Hàng thủ công mỹ nghệ và sản phẩm làng nghề mây tre đan của tỉnh Hà Tây thực sự có lợi thế so sánh để phát triển xuất khẩu.
+ Lợi thế về sức lao động dồi dào và tay nghề khéo léo. Theo kết quả điều tra của Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), trong 1460 thôn, làng của tỉnh Hà Tây, hiện có gần 80% số làng có nghề (với 411 làng nghề), chiếm 1/5 tổng số làng nghề hiện có tại Việt Nam. Áp dụng tiêu chí (cao hơn mức bình quân chung cả nước), Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây đã cấp bằng công nhận cho 240 làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN). Theo số liệu của Sở Công nghiệp Hà Tây, toàn tỉnh có khoảng 70 vạn lao động nông thôn làm việc tại các làng nghề theo cách "ly nông bất ly hương" với thu nhập bình quân đầu người khoảng 7,5 triệu đồng/năm, trong khi thu nhập tương ứng trong lĩnh vực thuần nông chỉ đạt 5,4 triệu đồng. Trong đó riêng làng nghề mây tre ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
L [Free] Vai trò của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với công cuộc xây dựng XHCN ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 1
S [Free] Những giải pháp để phát triển kinh tế hàng hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa Luận văn Kinh tế 0
R [Free] Đề án Quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Các giải pháp cơ bản phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Vi Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Phân tích cơ cấu khách hàng trong Công ty chứng khoán Apec và định hướng cho sàn Apec Bắc Nin Luận văn Kinh tế 0
P [Free] Phân tích tình hình hoạt động để định hướng chiến lược phát triển thị trường xe máy tại công Luận văn Kinh tế 0
D [Free] Phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
G [Free] Định hướng và giải pháp thực hiện chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam giai đoạ Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Quan điểm toàn diện với việc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top