daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Thiết kế bảo vệ rơle cho trạm biến áp 220 kV Xuân Mai
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.
CHƯƠNG 1 : Mô tả đối tượng được bảo vệ, các thông số chính ........................ 1
1.1. Vị trí,vai trò trạm biến áp Xuân Mai trong hệ thống 1
1.2. Sơ đồ đấu dây 1
1.3. Các thông số của thiết bị chính trong trạm 4
1.1.1. Máy biến áp 4
1.1.2. Các thiết bị phân phối phía 220 kV 4
1.1.3.Các thiết bị phân phối phía 110 kV 6
1.1.4. Các thiết bị phân phối phía 22 kV ......................................................... 8
CHƯƠNG 2 : Tính toán ngắn mạch phục vụ bảo vệ Rơle .................................10
2.1. Điện kháng các phần tử và sơ đồ thay thế..................................................10
2.1.1. Hệ thống ..............................................................................................10
2.1.2. Máy biến áp .........................................................................................11
2.2. Tính toán dòng điện ngắn mạch ................................................................11
2.2.1. Chế độ 1: Trạm vận hành 1 MBA, SN = SNmax.....................................12
2.2.2. Chế độ 2: Trạm vận hành 2 MBA, SN = SNmax....................................20
2.2.3. Chế độ 3: Trạm vận hành 1 MBA, SN = SNmin.....................................28
2.2.4. Chế độ 4: Trạm vận hành 2 MBA, SN = SNmin………………………36
CHƯƠNG 3 : Lựa chọn cách bảo vệ ....................................................47
3.1. Các loại hư hỏng và chế độ làm việc không bình thường,.......................47
3.2. Các loại bảo vệ cần đặt............................................................................48
3.2.1. Bảo vệ so lệch dòng điện...................................................................48
3.2.2. Bảo vệ so lệch dòng điện thứ tự không..............................................50
3.2.3. Bảovệ quá dòng điện có thời gian .....................................................51
3.2.4. Bảovệ quá dòng cắt nhanh.................................................................51
3.2.5. Bảovệ chống quá tải............................................................................52
3.2.6. Bảovệ máy biến áp bằng rơle khí........................................................52
3.3. Sơ đồ cách bảo vệ cho trạm biến áp ...........................................53
CHƯƠNG 4 : Giới thiệu chức năng và thông số các loại Rơle sử dụng.............55
4.1. Rơle bảo vệ so lệch.................................................................................55
4.1.1. Giới thiệu tổng quan về Rơle 7UT613 .............................................55
4.1.2. Nguyên lý hoạt động chung của Rơle 7UT613….............................…58
4.1.3. Một số thông số kỹ thuật của Rơle 7UT613..........................................60
4.1.4. Cách chỉnh định và cài đặt thông số cho rơle 7UT613…......................62
4.1.5. Chức năng bảo vệ so lệch MBA của Rơle 7UT613…………………..63
4.1.6. Các chức năng bảo vệ chống chạm đất hạn chế của Rơle 7UT613…...68
4.1.7. Chức năng bảo vệ quá dòng của Rơle 7UT613 ....................................71
4.1.8. Chức năng bảo vệ chống quá tải của Rơle 7UT613 .............................72
4.2. Rơle số 7SJ64..............................................................................................73
4.2.1.Giới thiệu tổng quan về Rơle 7SJ64 ................................…..................73
4.2.2. Các chức năng của Rơle 7SJ64................... ..........................................73
4.2.3. Đặc điểm cấu trúc của Rơle 7SJ64.......……………………………….75
4.2.4. Chức năng bảo vệ quá dòng có thời gian....…………………………...77
CHƯƠNG 5:Tính toán các thông số của Rơle, kiểm tra sự làm việc của bảo vệ..80
5.1. Các số liệu cần thiết phục vụ trong tính toán bảo vệ ..................................80
5.2. Những chức năng bảo vệ dùng Rơle 7UT613 .............................................80
5.2.1. Khai báo thông số máy biến áp .............................................................80
5.2.2. Chức năng bảo vệ so lệch có hãm..........................................................82
5.2.3. Bảo vệ chống chạm đất hạn chế.............................................................84
5.3. Những chức năng bảo vệ dùng Rơle 7SJ64... ..............................................86
5.3.1. Bảo vệ quá dòng cắt nhanh.....................................................................86
5.3.2. Bảo vệ quá dòng ....................................................................................87
5.3.3. Bảo vệ quá dòng thứ tự không ...............................................................88
5.4. Kiểm tra sự làm việc của bảo vệ ..................................................................90
5.4.1. Bảo vệ so lệch có hãm…….. .................................................................90
5.4.2. Bảo vệ chống chạm đất hạn chế.............................................................94
5.4.3. Bảo vệ quá dòng điện.…….. .................................................................94
5.4.4. Bảo vệ quá dòng thứ tự không...............................................................96
Tài liệu tham khảo
LỜI NÓI ĐẦU

Điện năng là nguồn năng lượng rất quan trọng đối với cuộc sống con người. Nó được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân như: công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt, dịch vụ ... Chính vì thế khi thiết kế hay vận hành bất cứ một hệ thống điện nào cũng cần quan tâm đến khả năng phát sinh hư hỏng và tình trạng làm việc bình thường của chúng. Hệ thống điện là một mạng lưới phức tạp gồm rất nhiều phần tử cùng vận hành nên hiện tượng sự cố xảy ra rất khó có thể biết trước. Vì vậy, để đảm bảo cho lưới điện vận hành an toàn, ổn định thì không thể thiếu các thiết bị bảo vệ, tự động hoá. Hệ thống bảo vệ rơle có nhiệm vụ ngăn ngừa sự cố hạn chế tối đa các thiệt hại do sự cố gây nên và duy trì khả năng làm việc liên tục của hệ thống. Việc hiểu biết về những hư hỏng và hiện tượng không bình thường có thể xảy ra trong hệ thống điện cùng với những phương pháp và thiết bị bảo vệ nhằm phát hiện đúng và nhanh chóng cách ly phần tử hư hỏng ra khỏi hệ thống, thông báo và xử lý khắc phục chế độ không bình thường là mảng kiến thức quan trọng của kỹ sư ngành hệ thống điện.
Vì lý do đó, em đã chọn đề tài tốt nghiệp: “Thiết kế bảo vệ rơle cho trạm biến áp 220 kV Xuân Mai”. Đồ án gồm 5 chương:
Chương 1 : Mô tả đối tượng được bảo vệ, các thông số chính.
Chương 2 : Tính toán ngắn mạch phục vụ bảo vệ rơle.
Chương 3 : Lựa chọn cách bảo vệ.
Chương 4 : Giới thiệu chức năng và thông số của các rơle sử dụng.
Chương 5 : Tính toán các thông số của rơle, kiểm tra sự làm việc của bảo vệ.
Trong thời gian qua, nhờ sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo GS.VS Trần Đình Long, em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình. Tuy nhiên, với khả năng và trình độ còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo.


Em xin chân thành Thank GS.VS.Trần Đình Long và các thầy cô giáo trong bộ môn Hệ thống điện đã trang bị cho em những kiến thức chuyên ngành cần thiết trước khi tiếp nhận kiển thức thực tế khi trở thành một kỹ sư.

Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2006


CHƯƠNG 1
MÔ TẢ ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC BẢO VỆ, CÁC THÔNG SỐ CHÍNH
1.1. VỊ TRÍ, VAI TRÒ TRẠM BIẾN ÁP XUÂN MAI TRONG HỆ THỐNG.
Công trình trạm biến áp 220/110/22 kV nằm trong dự án tổng thể quy hoạch, phát triển lưới điện tỉnh Hà Tây, cũng như lưới điện quốc gia. Theo dự báo về nhu cầu phát triển phụ tải do Viện Năng Lượng lập, trong những năm tới, mức độ gia tăng phụ tải tại khu vực tỉnh Hà Tây là rất cao. Trạm biến áp Xuân Mai được xây dựng nhằm mục đích tiếp nhận điện năng phía 220 kV của trạm Ba La-Hà Đông và Hoà Bình để trực tiếp cung cấp điện cho phụ tải phía 110 kV: Xuân Mai, Hoà Lạc, Sơn Tây, Vân Đình (tương lai) và phía 22 kV.
1.2. SƠ ĐỒ ĐẤU DÂY
1. Phía 220 kV
Nguồn cấp điện cho trạm: + Đường dây 271-Hà Đông vào thanh cái C21 của trạm.
+Đường dây 272-Hoà Bình vào thanh cái C22 của trạm.
Từ thanh cái C21,C22-220kV qua CL 232-2 cấp cho máy biến áp AT2, cấp cho phụ tải 110kV thanh cái C11,C12 cấp cho phụ tải thanh cái 22kV- C42.
Máy biến áp AT2
Công suất 125 MVA, có điều chỉnh điện áp dưới tải.
Công suất SC / ST / SH : 125/125/25 MVA.
- Tổ đấu dây Y0TN/-11.
Máy biến áp AT1: Chưa lắp đặt.





2. Phía 110 kV: bao gồm:
1 ngăn lộ tổng.
4 ngăn lộ ra:
+ Xuân Mai 174
+ Hoà Lạc 173
+ Sơn Tây 172
+ Vân Đình 171 (tươnglai).
- 1 MC nối 100: bình thường làm nhiệm vụ nối giữa 2 thanh góp C11,C12. Khi 1 thanh góp mất điện hay cần thay thế, sửa chữa MC phía 110kV thì MC100 thay thế cho các MC khác.

3. Phía 22 kV: gồm 7 ngăn lộ:
1 ngăn lộ tổng
4 ngăn lộ ra.
1 ngăn máy biến áp tự dùng TD42 cấp tự dùng cho trạm.
1 ngăn biến điện áp TUC42.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top