qthai_drt

New Member

Download miễn phí Điều kiện cần và đủ để chuyển sang chế độ điều hành chính sách lãi suất mới - Lãi suất cơ bản





Lời mở đầu 1

Phần I: lý luận chung về lãi suất 3

I. lãi suất – khái niệm và bản chất 3

1. Các lý thuyết kinh tế về bản chất của lãi suất. 3

1.1. Lý thuyết của J.M.KEYNES về lãi suất. 3

1.2. Lý thuyết của C. Mac về lãi suất. 3

2. Phân loại lãi suất. 4

2.1 Lãi suất hoàn vốn. 5

2.2 Lãi suất danh nghĩa. 5

2.3 Lãi suất thực. 5

3. Phân biệt lãi suất với một số phạm trù kinh tế khác. 5

3.1 Phân biệt lãi suất với giá cả. 6

3.2 Phân biệt gúa cả với lợi tức. 6

II. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất. 6

1. Lượng tiền cung ứng. 7

2. Sự thay đổi của thu nhập. 7

3. Sự thay đổi của mức giá. 7

4. Mức lạm phát dự tính. 7

5. Tỷ giá hối đoái. 8

6. Khả năng sinh lời của các cơ hội đầu tư. 8

Phần II: quá trình điều hành Lãi suất 9

I. Quá trình diều hành lãi suất trong thời gian qua. 9

1. Giai đoạn 1988-1992- Là thời kỳ lãi suất âm. 9

2. Giai đoạn cuối năm 1992 - Chuyển từ lãi suất âm sang lãi suất dương. 10

3. Giai đoạn vừa qui định các mức lãi suất tiền gửi và cho vay cụ thể, vừa cho vay theo lãi suất thõa thuận. 11

4. Từ ngày 01-01-96 là giai đoạn thực hiện chính sách trần lãi suất. 11

4.1. Những ưu điểm của chính sách lãi suất trần. 12

4.2. Những mặt hạn chế của chính sách lãi suất trần. 13

5. Các mục tiêu hướng tới. 13

II. tổng quan về lãi suất cơ bản. 15

1. Lịch sử của khái niệm lãi suất cơ bản. 15

2. Các quan điểm và khái niệm về lãi suất cơ bản. 15

3. Bản chất và chức năng của lãi suất cơ bản. 17

4. Đặc thù của lãi suất cơ bản. 18

III. Cơ sở xác định và định hướng điều hành lãi suất cơ bản. 19

1. Lộ trình và bước đi tới chế độ lãi suất cơ bản. 19

2. Cơ sở xác định lãi suất cơ bản. 21

3. Điều kiện cần và đủ để chuyển sang chế độ điều hành chính sách lãi suất mới- Lãi suất cơ bản. 22

4. Phương án điều hành lãi suất cơ bản. 23

IV. Kiến nghị về mức lãi suất hiện nay. 27

Lời kết





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


o hiệu quả và hiệu lực kinh doanh thì chính phủ đã ban hành nghị định 53/HĐBT và hai pháp lệnh về ngân hàng để tách hệ thống ngân hàng một cấp thành hai cấp, từng bước chuyển hoạt động ngân hàng sang cơ chế thị trường. Tuy nhiên trong giai đoạn này lạm phát đang ở mức cao nên chính sách lãi suất chưa thực hiện được lãi suất dương mà vẫn theo lãi suất âm. Ngân hàng nhà nước (NHNN) chỉ qui định lãi suất tiền gửi và tiền vay để các ngân hàng thương mại (NHTM) thực hiện.
Ta thấy lãi suất âm có các đặc điểm như sau:
+ Lãi suất tiền gửi thấp hơn mức lạm phát.
+ Lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất huy động.
Xuất phát từ những đặc điểm này, nó đã gây ra cho hệ thống lãi suất âm này rất nhiều tiêu cực, cụ thể:
+ Khả năng huy động vốn đi đôi với yêu cầu rút bớt tiền trong lưu thông đã gây áp lực lên giá cả hàng hoá.
+ Nhu cầu vay vốn phát triển lên không thực chất, tạo lợi nhuận giả tạo cho ngân hàng.
+ Ngân hàng bao cấp qua lãi suất cho khách hàng tạo lỗ không đáng có cho ngân hàng, làm cho ngân hàng không thể kinh doanh tiền tệ một cách bình thường theo cơ chế thị trường.
2. Giai đoạn cuối năm 1992 - Chuyển từ lãi suất âm sang lãi suất dương.
Khi mà lạm phát đã đươc kìm chế và đã bị đẩy lùi tương đối thấp thì mới có điều kiện thực hiện lãi suất dương, tức là lãi suất cho vay cao hơn lãi suất huy động và lãi suất tiền gửi cao hơn lạm phát. Tháng 10/1992 NHNN bắt đầu từng bước thực hiện lãi suất dương và đến tháng 3/1993 thì thực hiện lãi suất dương hoàn toàn, nhưng NHNN vẫn qui định các mức lãi suất tiền gửi, tiền lãi cho vay cụ thể và có sự phân biệt giữa các thành phần kinh tế như: cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước thấp hơn doanh nghiệp ngoài quốc doanh, lãi suất cho vay ngắn hạn cao hơn lãi suất cho vay trung và dài hạn, lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao hơn lãi tiền gửi các tổ chức kinh tế. Từ đó gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp.
3. Giai đoạn vừa qui định các mức lãi suất tiền gửi và cho vay cụ thể, vừa cho vay theo lãi suất thõa thuận.
Ngày 01/10/1993 NHNN qui định các mức lãi suất tiền gửi và cho vay cụ thể. Theo đó NHNN cho phép các tổ chức tín dụng(TCTD) cho vay theo lãi suất thõa thuận vượt mức cho vay cụ thể (Quyết Định 184/QĐ ngày 28/09/93):
+ Lãi suất cho vay đối với dóanh nghiệp nhà nước là 1,8%/tháng, lãi suất cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cao nhất là 2,1%/tháng.
+ Lãi suất cho vay thõa thuận giữa ngân hàng và khách hàng: Nếu vốn huy động tiền tiết kiệm và tiền gửi theo các mức lãi suất qui định mà không đủ để cho vay thì các tổ chức tín dụng được phép phát hành kỳ phiếu với lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm cùng kỳ hạn tối đa là 0,2%/tháng và cho vay với mức lãi suất cao hơn mức 2,1%/tháng trên cơ sở thõa thuận với khách hàng theo phương châm: ngân hàng kinh doanh được và người vay chấp nhận được. Cơ chế lãi suất cho vay thõa thuận có người gọi đó là ” Tự do hoá lãi suất một nữa”
Trong lãi suất thõa thuận, mức chênh lệch giữa sàn (tiền gửi) và trần (cho vay) rất lớn khoảng từ 0,7%-1,0%/tháng, làm cho các ngân hàng thương mại có mức lợi nhuận quá cao trong khi doanh nghiệp và hộ nông dân (chiếm khoảng 30-60% tổng dư nợ) gặp nhiều khó khăn. Từ thực tế này, tại kỳ họp lần thứ 8, Quốc hội khoá IX (08/95) đã đi đến thống nhất cùng với việc bỏ thuế doanh thu trong hoạt động tín dụng ngân hàng, đã yêu cầu ngân hàng tiết kiệm chi phí hoạt động và khống chế mức chênh lêch giữa lãi suất huy đọng vốn và lãi suất cho vay bình quân là 0,35%/tháng. Đây là duyên cớ đẻ ra đời cơ chế lãi suất trần hoàn toàn và bãi bỏ lãi suất cho vay thõa thuận từ ngày 01/01/96.
4. Từ ngày 01-01-96 là giai đoạn thực hiện chính sách trần lãi suất.
Trên cơ sở nghị quyết của quốc hội về việc bỏ thuế doanh thu trong hoạt động tín dụng, cùng với việc yêu cầu ngân hàng giảm chi phí để hạ lãi suất cho vay và khống chế chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động ở mức 0,35%/tháng nên NHNN đã quyết định điều hành chính sách lãi suất theo trần lãi suất nhằm khống chế lãi suất cho vay tối đa và các NHTM chỉ được hưởng chênh lệch 0,35%/tháng bao gồm cả chi phí, thuế, lợi nhuận thay cho việc quyết định các mức lãi suất cho vay thõa thuận. Trần lãi suất cho vay được qui định ở nhiều mức khác nhau do căn cứ vào đặc điểm có nhiều loại hình TCTD hoạt động khác nhau nên quyết định nhiều mức trần lãi suất cho vay khác nhau. Ban đầu có 4 trần lãi suất:
+Trần lãi suất cho vay ngắn hạn (áp dụng cho khu vực thành thị ).
+Trần lãi suất cho vay trung và dài hạn (Cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn).
+Trần lãi suất áp dụng cho các TCTD cho vay trên địa bàn nông thôn (cao hơn lãi suất cho vay ngắn – trung – dài hạn ).
+Trần lãi suất cho vay của Qũi Tín Dụng Nhân Dân đối với mọi thành viên (Cao hơn 3 trần lãi suất trên ).
Giữa các loại lãi suất này lúc đầu có sự chênh lệch khá xa, nhưng sau nay cứ mỗi lần điều chỉnh đã rút ngắn dần khoảng cách và chỉ còn chênh lệch rất ít. Cụ thể là từ ngày 21/01/98 đến nay, tại kỳ họp lần thứ 2, Quốc hội khoá IX (12/97) quốc hội đã cho phép bỏ mức chênh lệch 0,35%/tháng, đồng thời để thu hẹp sự cách biệt giữa lãi suất cho vay giữa thành thị và nông thôn, NHNN đã qui định các mức lãi suất mới “Rút từ 4 trần xuống còn 3 trần” và không còn qui định mức chênh lệch 0,35%/tháng nữa.
4.1. Những ưu điểm của chính sách lãi suất trần.
+ Điều hành lãi suất theo trần là NHNN quản lý lãi suất cho vay tối đa, từng bước tự do hoá lãi suất theo định hướng của nghị quyết TW 4. Trong phạm vi trần lãi suất đã qui định, các tổ chức tín dụng đã tự do ấn định các mức lãi suất cho vay và tiền gửi cụ thể một cách linh hoạt, phù hợp với tình hình cung-cầu về vốn, chính sách khách hàng và cạnh tranh của từng TCTD và phù hợp với đặc điểm, chi phí hoạt động của ngân hàng giữa các vùng khác nhau.
+ Điều hành chính sách lãi suất theo trần khuyến khích các TCTD trong việc cạnh tranh lành mạnh và tăng cường vai trò tự chủ trong kinh doanh tiền tệ, chủ động trong việc điều hòa quan hệ cung-cầu trên thị trường về vốn kinh doanh bằng công cụ lãi suất một cách linh hoạt nhạy bén theo cơ chế thị trường.
+ Việc qui định cho vay theo trần lãi suất tạo ra mặt bằng chung về lãi suất trong phạm vi cả nước, xoá bỏ tình trạng cho vay theo lãi suất thõa thuận, vượt xa các mức lãi suất do NHNN qui dịnh trước đó.
+ Các tổ chức tín dụng không cho vay với lãi suất vượt trần, bảo vệ lợi ích của người vay, tạo mặt bằng về phân phối lợi nhuận giữ các thành phần kinh tế và người gửi tiền.
+ Đảm bảo được vai trò quản lý nhà nước của NHNN về lãi suất và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách lãi suất của NHNN.
4.2. Những mặt hạn chế của chính sách lãi suất trần.
Bên cạnh những ưu điểm của chính sách lãi suất trần, thì chúng ta cũng phải nhìn thẳng vào vấn đề để tìm ra những khuyết tật của nó để từ đó tìm ra giải pháp đúng đắn nhằm ngày càng hoàn thiện chính sách lãi suất để nó ngày càng có hiệu lực mạnh hơn.
+ Quản lý ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Tối ưu hóa đa trị phụ thuộc tham số, điều kiện cần tối ưu và bất đẳng thức biến phân Khoa học Tự nhiên 0
P Các điều kiện cần thiết để thực thi chính sách kinh tế xã hội thành công Kiến trúc, xây dựng 0
W Nhà nước cần tạo điều kiện gì để giúp cho doanh nghiệp Việt Nam tăng khẩ năng cạnh tranh trong quá t Công nghệ thông tin 0
N [Free] Nhà nước cần tạo điều kiện gì giúp cho doanh nghiệp Việt Nam tăng khẩ năng cạnh tranh trong q Tài liệu chưa phân loại 0
Y Em có 1 câu hỏi như sau mong Ban Tư vấn Kế toán trả lời giúp: "Công ty kiểm toán cần những điều kiện Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
T Nâng cao năng lực cạnh tranh của các Doanh nghiệp Hậu cần Quân đội trong điều kiện hội nhập kinh tế Tài liệu chưa phân loại 0
L Khi vay tiền Ngân Hàng thì cần có những điều kiện gì ? Hỏi đáp, chia sẻ kiến thức kinh tế 3
S Vay tiền nhanh qua lương mà không cần tài sản thế chấp cần điều kiện gì và thủ tục như thế nào? Hỏi đáp, chia sẻ kiến thức kinh tế 3
I Lãnh đạo thế kỷ 21: Những điều kiện cần thiết Tài liệu chưa phân loại 0
D Tôi muốn mở đại lý điện nước thì cần có những điều kiện gì? Hỏi đáp, chia sẻ kiến thức kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top