nvthiensu

New Member

Download miễn phí Địa lí tỉnh Quảng Bình





Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 1996 - 2000 đạt 9,5%, năm 2002 là 8,3%.
Thu nhập bình quân đầu người: 2.987.000 đồng/người/năm.
Tóm tắt cơ cấu ngành:
+ Công nghiệp - XDCB: 23,6%.
+ Nông- lâm nghiệp: 40%.
+ Thương mại - dịch vụ: 36,4%.
Một số sản phẩm chủ yếu:
+ Sản phẩm công nghiệp: Ðá 332,1 nghìn m3; muối 4 nghìn tấn; thuỷ sản đông lạnh
867 tấn; nước mắm 1.109 nghìn lít; bia 1.374 nghìn lít; quần áo 1.037 nghìn chiếc;
gỗ xẻ 18 nghìn m3; phân lân 68,8 nghìn tấn; xi măng 162,1 nghìn tấn; lúa 190,9
nghìn tấn; ngô 10,4 nghìn tấn; mía 50 nghìn tấn; lạc 4,7 nghìn tấn; thuốc lá 100
nghìn tấn; chè 297 tấn; cao su 1.620 tấn; hồ tiêu 84 tấn; thịt lơn hơi xuất chuồng 18,4
nghìn tấn.
+ Thuỷ sản: Cá biển đánh bắt: 12.216 tấn, cá nuôi: 970 tấn.
+ Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: Cao su, sản phẩm mây, mực khô.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Địa lí tỉnh Quảng
Bình
TỈNH QUẢNG BÌNH
I. MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN
1. Khái quát điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Tỉnh Quảng Bình nằm ở toạ độ địa lý 16056' đến 18005' vĩ độ Bắc và từ
105037' đến 107010' kinh độ Ðông, cách thủ đô Hà Nội 500 km về phía Nam. Diện
tích tự nhiên toàn tỉnh là 8.052 km2, chiếm 2,45% tổng diện tích tự nhiên cả nước.
Các đường giao thông quan trọng như đường quốc lộ 1 A, quốc lộ 15A, quốc lộ 12 A,
đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc - Nam; tỉnh lộ 20, 16, 10, 14... Cửa khẩu quốc tế
Cha Lo và một số cửa khẩu khác nối liền với nước Cộng hoà dân chủ Nhân dân Lào.
Hệ thống sông ngòi chính gồm có 5 con sông chính là sông Ròn, sông Ganh, sông
Lý Hoà, sông Nhật Lệ, sông Dinh.
Ðịa hình: Hẹp và dốc từ Tây sang Ðông. Diện tích đồi núi chiếm 85% diện tích toàn
tỉnh. Ðiểm cao nhất cao 2.017m (đỉnh Phu Co Phi-Giăng Màn), điểm thấp nhất vùng
đầm phá của huyện Quảng Ninh và Lệ Thuỷ với độ cao trung bình cao 400m so với
mặt nước biển.
Khí hậu: Nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động bởi khí hậu của phía Bắc
và phía Nam, được chia ra 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa tập trung vào từ tháng 9 đến tháng
3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.000- 2.300 mm/năm.Tần suất lũ lụt,
lũ quét thường xảy ra, có hiện tượng gió lốc xảy ra một vài nơi. Mùa khô từ tháng 4 đến
tháng 8 với nhiệt độ trung bình hàng năm từ 240C - 250C; nhiệt độ cao nhất là 390C -
400C (vào tháng 7), thấp nhất là 10oC (vào tháng 1). Tần suất sương muối chỉ có ở
vùng cao, nhưng ít xảy ra.
2. Dân số - Dân tộc
Dân số - Dân tộc: Theo kết quả điều tra 1/4/1999, tỉnh Quảng Bình có 797.176
người. Dân cư phân bố không đều, có 87,3% dân số sống ở nông thôn, còn lại 12,7%
dân số sống ở thành thị. Số người trong độ tuổi lao động xã hội toàn tỉnh năm 2002 là
425.171 người, chiếm 52,51% dân số, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 66,18%,
lao động công nghiệp chiếm 10,4%.
Trên địa bàn tỉnh có 26 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh có 782.313 người, chiếm
91,1%. Các dân tộc thiểu số như dân tộc Bru-Vân Kiều có 10.996 người, chiếm
1.38%; dân tộc Chứt (Sách, Mày, Rục, A Rem, Mã Liềng) có 3.815 người, chiếm
0,5%; các dân tộc khác như: Thổ, Thái, Ca Rai, Mường, Pa Co, Lào có 52 người
chiếm 0,006% dân số toàn tỉnh.
Trình độ dân trí: Tính đến hết năm 2002 đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 119.866
học sinh của 7 huyện, thị, thành phố với số 154 xã, phường, thị trấn. Tỷ lệ người biết
chữ chiếm 90%. Số học sinh phổ thông niên học 2002-2003 có 210.885 học sinh; số
giáo viên phổ thông là 9.707 người. Số thày thuốc có 1.703 người, bình quân y, bác sĩ
trên 1 vạn dân là 2,13 người.
3. Tài nguyên thiên nhiên
3.1. Tài nguyên đất
Tỉnh Quảng Bình có 805.186 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó: Diện tích đất nông
nghiệp là 63.546 ha, chiếm 7,89%; diện tích đất lâm nghiệp là 491.262 ha, chiếm
61%; diện tích đất chuyên dùng là 19.936 ha, chiếm 2,47%; diện tích đất ở là 4.145
ha, chiếm 0,82%; diện tích đất chưa sử dụng là 226.297 ha, chiếm 28,1%.
Trong đất nông nghiệp: Diện tích đất trồng cây hàng năm là 45.165 ha, chiếm 71,05%,
diện tích đất gieo trồng được 2 vụ là 38.851 ha; diện tích đất trồng cây lâu năm là
6.039 ha, chiếm 9,5%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 922 ha, chiếm
1,4%.
Diện tích đất trống, đồi trọc cần phủ xanh 146.386 ha, bãi bồi có thể sử dụng 18.156
ha, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 1.413 ha.
3.2. Tài nguyên rừng
Ðến năm 2002, toàn tỉnh có 502.249 ha rừng, trong đó: Rừng tự nhiên là 451.667 ha,
rừng trồng 50.582 ha. Rừng Quảng Bình có nhiều loại gỗ quý như lim, gụ, mun,
thông... với trữ lượng gỗ lớn, khoảng 31 triệu m3. Về động vật có 493 loài, có nhiều
loài thú quý hiếm như voọc, gấu, hổ, sao la, gà lôi đuôi trắng, trĩ...
Các khu bảo tồn thiên nhiên: Tỉnh có vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bảng.
3.3. Tài nguyên biển
Tỉnh Quảng Bình có 116,04 km bờ biển, với 5 cửa sông, có cảng Nhật Lệ, cảng
Gianh, vịnh Hòn La. Bờ biển có nhiều thắng cảnh đẹp, cùng với thềm lục địa rộng gấp
2,6 lần diện tích đất liền tạo cho tỉnh Quảng Bình có một ngư trường rộng lớn với trữ
lượng khoảng 10 vạn tấn cá, toàn bờ biển có khoảng 1.650 loài cá, trong đó có nhiều
loại quý hiếm như tôm hùm, tôm sú, mực ống, mực nang, san hô...
Mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: Với 5 cửa sông, tỉnh Quảng Bình có khả năng nuôi
trồng thuỷ sản khá lớn. Tổng diện tích nuôi khoảng 15.000 ha, thuận lợi cho nuôi cá,
tôm, cua.
3.4. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản có 2 loại: khoáng sản kim loại và phi kim loại.
- Khoáng sản kim loại như quặng sắt, chì, kẽm có trữ lượng 500.000 tấn trên diện tích
59 km2. Vàng phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh. Vàng sa khoáng ở thượng nguồn sông
Gianh, sông Long Ðại; vàng gốc ở Kim Thuỷ, Lâm Thuỷ huyện Lệ Thuỷ trữ lượng 9,7
tấn, vùng xung quanh hành chục tấn. Chì, kẽm có trữ lượng 100.000 tấn ở ven biển.
- Than bùn có trữ lượng 903.000 tấn, đang khai thác để sản xuất phân bón vi sinh.
Phốt pho rích trữ lượng 150.000 tấn; đá vôi trữ lượng 1.400 triệu tấn; nước khoáng có
4 điểm, hiện đang khai thác nước khoáng Bảng (huyện Lệ Thuỷ), nguồn nước nóng có
giá trị cao.
3.5. Tài nguyên du lịch
Cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử ở Quảng Bình không có tính chất đa dạng như
ở các vùng khác trong nước, song lại có tính độc đáo về mặt nhân văn lịch sử và vẻ
đẹp tự nhiên, hoang sơ nổi tiếng như đèo Ngang, cửa biển Nhật Lệ, vườn quốc gia
Phong Nha - Kẻ Bảng.
Quảng Bình là vùng đất văn vật, có di chỉ văn hoá Bàu Tró, các di chỉ thuộc nền văn
hoá Hoà Bình và Ðông Sơn, nhiều di tích lịch sử như Quảng Bình Quan, Luỹ Thầy,
Rào Sen, thành Nhà Ngo, thành quách của Trịnh - Nguyễn, nhiều địa danh nổi tiếng
trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược như Cự Nẫm, Cảnh Dương, Cha Lo,
Cổng Trời, Xuân Sơn, Long Ðại, đường Hồ Chí Minh... Ngoài ra, tỉnh còn khai thác
du lịch ra nước ngoài qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo trên quốc lộ 12A đến Lào và Thái
Lan.
4. Cơ sở hạ tầng có đến năm 2002
4.1. Mạng lưới giao thông bộ: Toàn tỉnh hiện có 2.567 km đường giao thông, trong
đó: Ðường do Trung ương quản lý là 122 km, chiếm 5%; đường do tỉnh quản lý là 662
km, chiếm 26%; đường do huyện, xã quản lý là 1.783 km, chiếm 69%.
Chất lượng đường bộ: Ðường cấp phối, đường đá dăm chiếm 13,3%; đường nhựa
chiếm 17,2% và đường đất chiếm 69,5%. Hiện còn 7 xã chưa có đường ô tô đến trung
tâm.
4.2. Mạng lưới bưu chính viễn thông: Số lượng bưu cục và điểm bưu điện văn hoá
xã toàn tỉnh 85. Số máy điện thoại cố định là 15.800 cái, số máy điện thoại di động
993 cái.
4.3. Mạng lưới điện quốc gia: Tất cả các huyện trong tỉnh đều có mạng lưới điện hoà
mạng; đã có 148/154 xã, phường có điện lưới quốc gia. Tỷ lệ số hộ được sử dụng điện
đạt 70%.
4.4. Hệ thống cấp nước sinh hoạt: Tỷ lệ người được sử dụng nước sạch là 60%.
5. Kinh tế - Xã hội năm 2002
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 1996 - 2000 đạt 9,5%, năm 2002 là 8,3%.
Thu nhập bình quân đầu người: 2.987.000 đồng/người/năm.
Tóm t
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top