d3m0n_111

New Member
Cho mình hỏi:
Để giao dịch mua, bán chứng khoán trên sàn, các đơn vị phải mở tài khoản tiền gửi tại Công ty chứng khoán. Khi chuyển tiền từ Tài khoản tiền gửi ngân hàng vào tài khoản này để chuẩn bị mua chứng khoán thì hạch toán như thế nào. Số dư tiền của tài khoản này tại thời điểm khóa sổ kế toán được phản ánh vào chỉ tiêu nào trên BCĐKT. Thực tế hiện nay nhiều đơn vị đang phản ánh vào TK 1121 – Tiền gửi ngân hàng và phản ánh vào chỉ tiêu “Tiền và các khoản tương đương tiền’ Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng đây không phải là tiền gửi ngân hàng nên không phản ánh vào TK 1121 – Tiền gửi ngân hàng. Vấn đề này giải thích như thế nào cho phù hợp. Có qui định bằng văn bản về vấn đề này không?
 

Jamon

New Member
Trả lời:

Hiện nay chế độ kế toán doanh nghiệp (ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ – BTC) chưa hướng dẫn cụ thể đối với giao dịch bạn nêu trong câu hỏi. Căn cứ vào bản chất kinh tế của giao dịch, các quy định hiện hành về kinh doanh chứng khoán, hiện có các quan điểm xử lý khác nhau:

Quan điểm thứ nhất cho rằng: Tại điểm 1a, điều 32 (Quản lý tiền và chứng khoán của khách hàng) , Quyết định số 27/2007/QĐ – BTC (Quy chế tổ chức công ty chứng khoán) Có quy định “Công ty chứng khoán phải quản lý tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng tách biệt khỏi tiền của chính công ty. Công ty chứng khoán không được trực tiếp nhận tiền giao dịch chứng khoán của khách hàng”. Căn cứ vào quy định này có thể coi khoản tiền gửi công ty chứng khoán để chuẩn bị mua chứng khoán là tiền gửi ngân hàng. Theo quan điểm này, khi chuyển tiền gửi vào công ty chứng khoán, nhà đầu tư (doanh nghiệp) ghi chi tiết tiền gửi tại công ty chứng khoán như tiền gửi tại ngân hàng.

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng (TK 1121)- chi tiết công ty chứng khoán

Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Quan điểm thứ hai cho rằng: Các công ty chứng khoán không phải là các Ngân hàng, tiền gửi vào công ty chứng khoán để chuẩn bị mua chứng khoán không phải là khoản tiền gửi vào Ngân hàng. Xét về mục đích và tính thanh khoản của khoản tiền gửi tại công ty chứng khoán không giống như khoản tiền gửi tại Ngân hàng. Do đó không thể ghi nhận và phản ánh trên Tài khoản “Tiền gửi Ngân hàng”. Theo quan điểm này, khoản tiền gửi tại công ty chứng khoán nên được ghi nhận vào Tài khoản 138 – Phải thu khác và cuối kỳ khi lập Báo cáo tài chính nếu có số dư , khoản tiền này sẽ được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán ở chỉ tiêu: Các khoản phải thu ngắn hạn khác (Mã số 135). Trong thời gian gửi tại công ty chứng khoán, nếu khoản tiền gửi này có phát sinh lãi, thì khoản tiền lãi được ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ.

Sau khi nghiên cứu các quan điểm trên, Ban Tư vấn Kế toán đồng tình với cách xử lý của quan điểm thứ hai.

Nếu cần có trả lời chính thức bạn cần gửi câu hỏi đến Bộ Tài chính (Vụ Chế độ kế toán và Kiểm toán) để nhận được câu trả lời.

PTĐ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
Q Ứng dụng thiết bị Ikey 2000 để triển khai xác thực giao dịch HomeBanking Công nghệ thông tin 0
K Làm sao để xem lịch sử giao dịch của Fshare. InterNet 0
I Ứng dụng hồi quy tuyến tính để tính hệ số Beta của các cổ phiếu niêm yết trên trung tâm giao dịch ch Tài liệu chưa phân loại 0
C Xin hỏi cần những điều kiện gì để mở một sàn giao dịch bất động sản? Việc làm 1
L Nghiên cứu những điều kiện cần thiết để ứng dụng công nghệ Internet vào giao dịch chứng khoán ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
M Phân tích cơ bản cổ phiếu S55 và cổ phiếu SNG đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội để Tài liệu chưa phân loại 0
B Các tiêu chí tài chính để chọn mã chứng khoán trên sàn giao dịch TP HCM Tài liệu chưa phân loại 0
B Làm thế nào để tôi có thể tham gia và giao dịch trực tiếp với thị trường chứng khoán ? Tài chính, Chứng khoán 1
D Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh trung học cơ sở Luận văn Sư phạm 0
T Một số hình thức chuyển giao công nghệ để phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top