daigai

Well-Known Member
Link tải miễn phí luận văn
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ
THƠ XUÂN DIỆU VÀ XUÂN QUỲNH

Xuân Diệu và Xuân Quỳnh là niềm tự hào của thơ ca Việt Nam. Xuân Diệu là thi sĩ tiêu biểu cho thế hệ những nhà thơ mới đầu tiên của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Trong khi đó, Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ tiêu biểu cho văn học Việt Nam những năm từ 1945 đến 1975. Cả hai thi sĩ, người thì được mệnh danh là “ông hoàng thơ tình”, người thì thì được bạn đọc mến mộ phong tặng danh hiệu “bà hoàng thơ tình”. Thơ ca của mỗi thi sĩ mang vẻ đẹp riêng, giá trị riêng. Việc tìm hiểu vẻ đẹp ấy trong thế so sánh sẽ làm sáng tỏ hơn phong cách của mỗi người, từ đó có được cách nhìn nhận, phân tích tác phẩm đúng đắn, đa chiều hơn.
1. Mở đầu
Xuân Diệu và Xuân Quỳnh là hai nhà thơ xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Những sáng tác của hai nhà thơ trên luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều thế hệ độc giả, và trở thành tác phẩm được giảng dạy trong nhà trường phổ thông. Chính vì vậy, nghiên cứu và tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ trong thơ của Xuân Diệu và Xuân Quỳnh là một điều lí thú và thật sự cần thiết. Từ trước đến nay, Xuân Diệu và Xuân Quỳnh là hai tác giả thường được nhắc đến cùng với những bài thơ tình hay. Đông đảo bạn đọc đều thừa nhận rằng Xuân Diệu và Xuân Quỳnh là hai tiếng thơ độc đáo, hấp dẫn. Theo chúng tôi, cả Xuân Diệu, Xuân Quỳnh đều giống nhau ở giọng thơ nồng nàn, da diết và đều có chung tâm trạng lo lắng, cuống quýt trong tình yêu.
Bài báo khoa học này sẽ nêu ra một vài so sánh về vấn đề sử dụng ngôn từ của hai tác giả trên nhằm góp phần tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ và phong cách sáng tác của hai tác giả và để thấy được mối quan hệ mật thiết giữa ngôn ngữ và văn chương; vấn đề ngôn ngữ và quá trình tiếp nhận văn chương; đóng góp ý kiến cho việc giảng dạy ngôn ngữ nói riêng và việc dạy học Ngữ Văn ở nhà trường phổ thông nói chung. Từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này nhưng những bài viết đó thường chỉ đề cập đến hay là đặc điểm ngôn ngữ thơ Xuân Diệu hay là đặc điểm ngôn ngữ thơ Xuân Quỳnh, còn rất ít công trình nghiên cứu về việc so sánh đặc điểm ngôn ngữ thơ Xuân Diệu và Xuân Quỳnh.
2. Đặc điểm ngôn ngữ thơ Xuân Diệu và Xuân Quỳnh
2.1. Nhạc tính trong ngôn từ
Thơ là những xúc cảm mạnh mẽ mà nhà thơ có được trước cuộc đời. Như nhịp đập của trái tim khi rung cảm, ngôn ngữ thơ cũng có nhịp điệu riêng của nó. Một bài thơ hay là một bài thơ tồn tại trong nó sự hài hoà giữa âm thanh, nhịp điệu của từ với ý nghĩa, hình ảnh của từ ngữ ấy. Khi nhận xét về mối quan hệ giữa ý và nhạc trong thơ, nhà thơ Chế Lan Viên đã từng nhận định: “Nếu thơ rơi vào cái vực ý thì thơ sẽ sâu nhưng rất dễ khô khan. Rơi vào cái vực nhạc thì thơ dễ làm say lòng người nhưng dễ nông cạn” . Một trong những đặc điểm khác biệt giữa thơ và văn xuôi chính là bởi cái âm thanh, nhịp điệu ấy. “Nhạc điệu là một yếu tính của thi ca. Thiếu nhạc tính thơ trở thành văn xuôi” . Vì vậy, có thể xem tính nhạc là nét đặc thù rất cơ bản của ngôn ngữ thơ.
Nhạc tính chính là yếu tố quan trọng làm nên vẻ đẹp trong thơ, đây cũng chính là yếu tố tạo mĩ cảm cho người thưởng thức. “Ly khai với nhạc tính, thơ chỉ còn là một nhan sắc trơ trẽn thiếu duyên” . Từ đó cho thấy, ngôn ngữ trong thơ là thứ ngôn ngữ đặc biệt, vừa mang nhiều ý nghĩa hình tượng, vừa giàu nhịp điệu, phong phú về cách hoà âm, tiết tấu. Nhạc tính trong thơ được tạo nên từ những yếu tố như nhịp điệu, cách gieo vần, phối thanh,…
Một trong những yếu tố tạo nên nhạc tính trong thơ chính là vần. Vần là bộ phận chủ yếu của âm tiết, là âm tiết trừ đi thanh điệu và phụ âm đầu. Hiện tượng lặp lại vần hay có vần nghe giống nhau giữa những âm tiết có vị trí nhất định trong câu (thường là câu thơ), được tạo ra để làm cho lời có nhịp điệu và tăng sức gợi cảm . Thơ truyền thống thường tuân thủ rất nghiêm nhặt các quy tắc gieo vần. Đến thơ hiện đại, đặc biệt là thơ mới không còn bó buộc về hiệp vần, nhưng các nhà thơ vẫn sử dụng vần như một yếu tố biểu cảm làm tăng vẻ đẹp của thơ. Họ dùng nhạc của ngôn từ để mô phỏng nhạc của cuộc sống và tâm hồn mình.
Đề cập đến tính nhạc trong thơ, không thể không kể đến thơ Xuân Diệu. Thơ ông có cái rạo rực của lòng khát khao được sống, được giao cảm với đời và nhạy cảm với những rung động nhỏ nhất của cuộc sống. Một hồn thơ như thế không thể không viết về nhạc. Cảm hứng về nhạc của nhà thơ là đi mãi vào cái thế giới bên trong nhạc. Vào thế giới riêng của Nguyệt Cầm, thi sĩ đã hoà tan vào một niềm thơ duy nhất, thành mối tương giao kỳ diệu giữa hồn người, hồn nhạc và hồn tạo vật.
Ở những câu đầu của bài thơ, tác giả đã đưa tâm hồn người đọc vào thế giới của âm thanh, đó là một thế giới tràn đầy tiếng nhạc của trăng và đàn:
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top