yaourt2212

New Member

Download miễn phí Đề tài Cổ phần hoá - Một trọng những chủ trương quan trọng của quá trình cải tổ các doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta





MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
I. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ KINH NGHIỆM CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC. 2
1. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là sự lựa chọn tất yếu. 2
2. Kinh nghiệm cổ phần hoá DNNN ở một số nước, bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. 9
2.1. Kinh nghiệm chung của các nước trên thế giới về cổ phần hoá. 9
2.2. Kinh nghiệm cổ phần hoá ở những nước tư bản phát triển. 9
2.3. Kinh nghiệm cổ phần hoá ở Trung Quốc. 9
2.4. Bài học kinh nghiệm từ việc cổ phần hoá ở các nước trên thế giới đối với Việt Nam. 11
II. DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HOÁ DNNN. 13
1. Thực trạng DNNN ở Việt Nam trong bước chuyển sang kinh tế thị trường. 13
2. Tiến trình cổ phần hoá DNNN ở Việt Nam. 15
3. Các yếu tố tác động tới quá trình cổ phần hoá DNNN ở nước ta hiện nay. 17
III. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẺ THÚC ĐẨY NHANH QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ DNNN TRONG THỜI GIAN TỚI. 18
1. Những quan điểm cơ bản cần quán triệt trong cổ phần hoá. 18
IV. KẾT LUẬN. 22
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

đồng (1994) và 2,5 triệu đồng/tháng (1996).
Tình hình sản xuất kinh doanh, vấn đề lao động việc làm và thu nhập của người lao động ở các công ty cổ phần còn lại những đều tăng cao hơn so với khi các doanh nghiệp này chưa chuyển thành công ty cổ phần.
Qua những con số nêu trên cho thấy các DNNN thực hiện cổ phần hoá không những bảo đảm được các mục tiêu kinh tế là huy động vốn, phát triển sản xuất kinh doanh ... mà còn bảo đảm được các mục tiêu xã hội như phát huy vai trò làm chủ của công nhân lao động, tạo việc làm mới, tăng thu nhập làm cho người lao động an tâm tham gia vào quá trình cổ phần hoá, thúc đẩy quá trình này tiến lên nhanh, vững chắc đạt được những mục tiêu của chính phủ đã đề ra.
1.3. Cổ phần hoá động lực mới trong quản lý doanh nghiệp.
Cổ phần hoá hình thức sở hữu tại doanh nghiệp đã chuyển từ sở hữu nhà nước sang sở hữu hỗn hợp từ đây đã dẫn tới những thay đổi quan trọng về hình thức tổ chức, quản lý cũng như phương hướng hoạt động của công ty.
Ở công ty cổ phần quyền lợi của những người chủ mới gắn chặt với thành bại của hoạt động sản xuất kinh doanh vì thế họ rất đoàn kết, gắn bó và thống nhất trong việc tìm kiếm và đưa ra phương hướng hoạt động phù hợp nhất của doanh nghiệp nhằm củng cố, tăng cường sức cạnh tranh của sản phẩm do họ sản xuất ra, quan tâm đến công việc của côn ty và lao động tích cực với tinh thần trách nhiệm cao, khắc phục việc buông lỏng quản lý tài sản của doanh nghiệp, xoá bỏ tình trạng "vô chủ" của doanh nghiệp. Mặc dù chủ trương trao quyền tự quản cho các DNNN là giải pháp đã đạt kết quả nhất định, nhưng mới chỉ đẩy lùi được chế độ bao cấp của nhà nước đối với DNNN, còn về phân thức thì tài sản của DNNN "vẫn là tài sản chung" cho nên tình trạng vô trách nhiệm, lãng phí của công vẫn chưa được khắc phục. Khi doanh nghiệp nhà nước trở thành công ty cổ phần thì điều này, mặc nhiên sẽ không còn tồn tại.
1.4. Cổ phần hoá chính là quá trình "Chuyển DNNN thành công ty cổ phần". Vậy một câu hỏi đặt ra là:"Công ty cổ phần có phải là mô hình doanh nghiệp thích hợp với những đòi hỏi khách quan của nền kinh tế thị trường hay không?". Trả lời câu hỏi này chính là xác định cơ sở khoa học cho định hướng chuyển đổi các DNNN thành công ty cổ phần trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay.
1.4.1. Lịch sử hình thành công ty cổ phần, đặc điểm vận động và phát triển của sở hữu tư nhân trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường:
Sở hữu xét về bản chất là quan hệ sở hữu của con người đối với tự nhiên thông qua lao động sản xuất. Không có lao động, hoạt động có bản chất của con người thì không có sự chiếm hữu nào cả và do đó cũng không thể có sở hữu. Trong nền kinh tế thị trường (KTTT), lao động của con người mang tính chất hai mặt: Lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Do đó, sở hữu tư nhân được thực hiện trong quá trình lao động. Sản xuất cũng mang tính hai mặt: sở hữu mang tính chất xã hội - phản ánh sự tìm kiếm và tăng thêm giá trị như là động lực mục đích của sở hữu, mặt khác sở hữu lại mang tính chất tư nhân - phản ánh sự chiếm hữu một giá trị sử dụng nhất định dưới dạng hàng hoá hay dịch vụ nhất định. Điều này cho thấy, chỉ từ khi của cải mang hình thái là một giá trị thì do tính chất hai mặt của nó, sở hữu đã trở thành một quan hệ giá trị vận động. Các hình thức chiếm hữu tư nhân cụ thể chỉ là phương tiện để bảo tồn và tăng thêm giá trị như là mục đích của sở hữu. Sự vận động mang tính chất hai mặt này của sở hữu cho phép có sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền kinh doanh, trong đó quyền sở hữu chỉ là việc nắm quyền chi phối giá trị nhằm mục đích tìm kiếm một giá trị lớn hơn, còn quyền kinh doanh là thực hiện một hoạt động cụ thể nhất định để tạo ra giá trị - nó là phương tiện để tăng giá trị. Chính nhờ sự tách biệt này đã cho phép một chủ sở hữu có thể tham gia vào nhiều hoạt động kinh doanh và ngược lại, một hoạt động kinh doanh có nhiều chủ sở hữu tham gia.Nhờ đó nó đã góp phần tạo ra những tầng lớp thực lợi trong xã hội. Không trực tiếp kinh doanh nhưng vẫn thu lợi bằng quyền sở hữu của mình.
Có thể nói, nhờ có sự phát triển sản xuất và trao đổi hàng hoá, tính chất 2 mặt của sở hữu tư nhân mới được bộc lộ và ngày càng phát triển cùng với quá trình xã hội hoá nền sản xuất xã hội. Trong lịch sử, quá trình này được thực hiện bởi hai nhân tố:
+ Thông qua trao đổi: Quá trình vận động xã hội hoá sở hữu chuyển hoá theo xu hướng :tư liệu sản xuất ngày càng tách khỏi bản thân người lao động như là những người tư hữu nhỏ, và các tư liệu sản xuất ngày càng tập trung lại trong quá trình xã hội hoá với sự thống trị của tư bản (lúc ban đầu là tư bản thương nghiệp về sau là tư bản nông nghiệp, và ngày nay là tư bản tài chính).
+ Thông qua sự phát triển của chế độ tín dụng: (bao gồm tín dụng thương nghiệp và tín dụng ngân hàng). Quá trình vận động xã hội hoá sở hữu được thực hiện theo xu hướng: 1 mặt nó làm cho hình thức chiếm hữu tư nhân phụ thuộc lẫn nhau bởi các quan hệ kinh tế móc xích chằng chịt với nhau và dần dần hoà nhập vào nhau trong quá trình tái sản xuất xã hội, mặt khác nó làm cho các hình thái chiếm hữu được tập trung lại trên phạm vi xã hội. Nhờ quá trình này việc mở rộng quy mô kinh doanh không còn phụ thuộc vào sự tích tụ của từng chủ sở hữu, riêng lẻ, mà thông qua các hình thức tín dụng cơ chế tập trung tư bản xã hội, và mở rộng quy mô kinh doanh lên gấp nhiều lần.
Như vậy, sự phát triển của hệ thống trao đổi và tín dụng đã giúp cho quá trình xã hội hoá sở hữu tư nhân đạt đến trình độ cho phép hình thành hệ thống ngân hàng, thị trường tài chính và công ty cổ phần. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường các bộ phận trên ngày càng gắn kết với nhau tạo thành bộ máy xã hội lớn thúc đẩy qúa trình xã hội hoá nền sản xuất. Cũng về sau sự phát triển đó càng đòi hỏi sự tham gia của nhà nước như một chức năng kinh tế xã hội để đảm bảo tính định hướng và sự phát triển nền kinh tế thị trường.
1.4.2. Công ty cổ phần là sản phẩm của nền kinh tế thị trường.
Về mặt lý thuyết, chúng ta đều thấy rằng hình thái doanh nghiệp dưới dạng công ty cổ phần là sản phẩm của một quá trình tiến hoá lâu dài gắn liền với những nấc thang phát triển của xã hội hoá sở hữu tư nhân trong nền kinh tế thị trường. Về mặt lịch sử chúng ta có thể nhận thấy quá trình tiến hoá của các hình thái doanh nghiệp được đặc trưng bởi 3 loại hình chủ yếu tương ứng với 3 mức độ phát triển cảu xã hội hoá sở hữu tư nhân, mặc dù biểu hiện trung gian giữa chúng hết sức đa dạng và linh hoạt.
+ Hình thái kinh doanh một chủ.
+ Hình thái kinh doanh chung vốn
+ Hình thái công ty cổ phần.
Hình thái công ty cổ phần, ra đời đánh dấu sự tiến hoá của chế độ tín dụng từ kinh doanh chủ yếu dựa vào vay mượn qua ngân hàng hay chung vốn sang huy đ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Mía Đường Lam Sơn trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá Nông Lâm Thủy sản 0
N Tìm hiểu những nguyên nhân, đưa ra cách khắc phục những hạn chế đang tồn tại sau khi cổ phần hoá Luận văn Kinh tế 0
H Một số giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và thương mại hoá chất An Phú Luận văn Kinh tế 0
T Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ hàng hoá và kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Đầu tư -Công nghiệp- Luận văn Kinh tế 0
T Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Hải Dương Luận văn Kinh tế 0
S Hoàn thiện kế toán hàng hoá tiêu thụ và xác định kết quả tại công ty cổ phần Khang Vinh Luận văn Kinh tế 0
H Đề án Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
O Giải pháp tài chính khi tiến hành cổ phần hoá ở Công ty Cổ phần Thiết bị Giáo dục I Luận văn Kinh tế 0
T Những vấn đề thực tế liên quan trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Kiến trúc, xây dựng 0
T Phân tích cấu trúc và biểu hiện của văn hoá doanh nghiệp Ngân hàng thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội (Ha Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top