kekeke_hehehe

New Member

Download miễn phí Chương trình giao tiếp PIC18F452 và máy tính qua cổng com sử dụng ngôn ngữ lập trình C#


Các máy tính, vi điều khiển đều hỗ trợ các modul truyền thông qua cổng cổng com. Các modul này đã được nâng cấp cải tiến đi rất nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Việc kết nối, tùy biến chúng là công việc của các kỹ sư thiết kế. Để có thể thiết kế được các sản phẩm có chất lượng tốt yêu cầu các kỹ sư phải hiểu tường tận hệ thống mình đang xây dựng và các chức năng đã được hỗ trợ, xây dựng sẵn của các modul, linh kiện trong hệ thống.


Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, các máy tính đã được cải tiến, nâng cấp để đạt tốc độ nhanh và giá thành rẻ. Trong những thập niên qua, máy tính đã được áp dụng khắp mọi nơi, thay thế các hệ thống cũ nhiều nhược điểm. Đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp, máy tính đã được ứng dụng ngày càng nhiều, mang lại nhiều chức năng ưu việt cho hệ thống. Trong các ứng dụng đó, ứng dụng đo lường và điều khiển bằng máy tính đang ngày càng phát triển.
Để có thể thiết kế và vận hành các hệ thống đó, các kỹ sư cần nắm vững về kỹ thuật máy tính, cách viết các chương trình, ghép nối thiết bị ngoại vi, xử lý tín hiệu và điều khiển số…
Trong khuôn khổ bài thảo luận môn lập trình windows. Chúng em xin trình bày các kết quả đã nghiên cứu của đề tài : “Sử dụng ngôn ngữ lập trình C# và các kiến thức liên quan thiết kế modul truyền thông tin từ máy tính xuống vi điều khiển và hiển thị nên màn hình LCD”.
Vì nhiều lý do khác nhau nên chúng em sẽ tiến hành thực hiện đề tài bằng vệc mô phỏng trên máy trính.
Bài thảo luận được chia làm 4 chương :
Chương 1 : Phân tích bài toán
Trong chương này sẽ trình bày các ràng buộc của bài toán, các yêu cầu cần đạt được của đề tài.
Chương 2 : Giới thiệu ngôn ngữ lập trình C#
Trong chương này sẽ giới thiệu nền tảng, các chức năng nổi bật của ngôn ngữ lập trình c#.
Chương 3 : Thiết kế hệ thống
Chương này sẽ trình bày sơ đồ nguyên lý của hệ thống, giao diện chương trình đã thiết kế.
Chương 4 : Kết quả và hướng phát triển của đề tài
Chương này trình bày các kết quả đã đạt được. Các kết quả của quá trình mô phỏng. Giới thiệu hướng phát triển của đề tai.
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1 : Vi điều khiển PIC18F452 6
Hình 2 : Màn hình LCD 40x2 chuẩn HD44780U 6
Hình 3 : Sơ đồ hệ thống 11
Hình 4 : Sơ đồ thuật toán xử lý dữ liệu trên vi xử lý 11
Hình 5: Sơ đồ mô phỏng trên proteus 12
Hình 6 : Giao diện chương trình nhận dữ liệu trên máy trính 12
Hình 7 : Giao diện chương trình truyền dữ liệu trên máy tính 13
Hình 8 : Hoạt động của chương trình khi chưa gửi dữ liệu 13
Hình 9 : Hoạt động của chương trình khi nhận được dữ liệu 14
Hình 10 : Hoạt động truyền nhận dữ liệu trên phần mềm 15
CHƯƠNG 1 : PHÂN TÍCH BÀI TOÁN
Yêu cầu hệ thống
Từ thực tế và lý thuyết đã học trong các môn : vi xử lý, hệ thống nhúng và lập trình windows. Hệ thống chỉ hoạt động được nếu đáp ứng được các yêu cầu sau đây :
Máy tính có thể xuất thông tin người dùng đã nhập ra cổng COM
Vi điều khiển có thể nhận dữ liệu từ cổng COM do máy tính đã truyền xuống và hiển thị lên LCD.
Vi điều khiển có thể gửi dữ liệu đã nhận được trở lại máy tính.
Giới thiệu hệ thống
Các máy tính, vi điều khiển đều hỗ trợ các modul truyền thông qua cổng cổng com. Các modul này đã được nâng cấp cải tiến đi rất nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Việc kết nối, tùy biến chúng là công việc của các kỹ sư thiết kế. Để có thể thiết kế được các sản phẩm có chất lượng tốt yêu cầu các kỹ sư phải hiểu tường tận hệ thống mình đang xây dựng và các chức năng đã được hỗ trợ, xây dựng sẵn của các modul, linh kiện trong hệ thống.
Hệ thống chúng em đang trình bày gồm các thành phần sau : máy tính, phần mềm gửi dữ liệu từ máy tính viết bằng ngôn ngữ lập trình C#, vi điều khiển, màn hình LCD, chuẩn truyền thông giữa máy tính và vi điều khiển là RS232.
Lựa chọn vi điều khiển
Vi điều khiển được sử dụng trong hệ thống là PIC18F452. Đây là vi điều khiển chúng em đã được nghiên cứu trong môn học hệ thống nhúng. Việc sử dụng PIC18F452 cũng là để vận dụng các kiến thức đã học trong môn hệ thống nhúng.
Các chức năng của PIC18F452 hỗ trợ cho các yêu cầu của đề tài :
Hỗ trợ chuẩn RS232 và RS485
Hình 1 : Vi điều khiển PIC18F452
Khối hiển thị LCD
LCD sử dụng trong hệ thống là LCD 40x2 chuẩn HD44780U. LCD có 16 chân, gồm : 14 chân điều khiển, 2 chân nguồn. LCD là một trong các thiết bị hiển thị phổ biến nhất trong các hệ thống nhúng. Chúng em đã chọn LCD 40x2 với mục đích có thể thể hiện tốt nhất thông tin đã nhận được từ máy tính, kiểm chứng lại lý thuyết đã học.
Hình 2 : Màn hình LCD 40x2 chuẩn HD44780U
Phần mềm truyền nhận dữ liệu với vi điều khiển trên PC
Phần mềm truyền nhận dữ liệu được viết trên visual studio 2010 và C# 4.0. một trong những môi trường tích hợp tốt nhất cho việc phát triển các ứng dụng trên nền windows.
Chuẩn giao tiếp RS232
Ghép nối qua cổng nối tiếp là một trong những kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất để ghép nối các thiết bị ngoại vi với máy tính. Số lượng và chủng loại thiết bị ngoại vi ghép nối qua cổng nối tiếp đứng hàng đầu trong các khả năng ghép nối với máy tính. Cách truyền thông theo kiểu nối tiếp, nghĩa là tại 1 thời điểm chỉ có 1 bit được gửi đi dọc theo đường truyền.
Chuẩn giao tiếp RS232 ban đầu chỉ là một chuẩn giao tiếp không chính thức được nhiều công ty máy tính và thiết bị đo lường chấp nhận. Năm 1962, nó được xây dựng thành một chuẩn chính thức bởi EIA (Electronics Industry Asociations).
Ghép nối qua chuẩn RS232 là một trong những kỹ thuật được sử dụng rộng rãi nhất để ghép nối các thiết bị ngoại vi với máy tính. Qua cổng nối tiếp có thể ghép nối chuột, modem, máy in (APPLE), các thiết bị đo lường…
Ưu điểm : ghép nối dễ dàng với các thiết bị ngoại vi, như vi điều khiển, PLC, Modem..
Nhược điểm : tốc độ truyền thấp, khoảng cách truyền tối đa là 20m.
So sánh một số chuẩn giao tiếp USART :
RS232C
RS422
RS485
Chức năng
Liên kết điểm điểm
Liên kết điểm điểm
Liên kết bus
Giao diện
Điện áp không đối xứng
Điện áp đối xứng
Điện áp đối xứng 3 trạng thái
Chống nhiễu
Thấp
Cao
Cao
Số bộ đệm cực đại
1
1
32
Số bộ nhận cực đại
1
1
32
Độ dài đường truyền cực đại
15m
1200m
1200m
Tốc độ truyền cực đại
20Kbaud
10Mbaud
10Mbaud
Điện áp bộ đệm(không tải/có tải)
±15/±5 V
±5/±2 V
±5/±1.5 V
Điện trở nối ra bộ đệm (KΩ)
3-7
100
54-60
Điện trở nối vào bộ nhận(KΩ)
3-7
>4
>12
Độ nhạy bộ nhận
±3V
±200mV
±200mV
CHƯƠNG 2 : GIỚI THIỆU NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH C#
Giới thiệu
C# là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng được phát triển bởi Microsoft, là phần khởi đầu cho kế hoạch .NET của họ. Tên của ngôn ngữ bao gồm ký tự thăng theo Microsoft nhưng theo ECMA là C#, chỉ bao gồm dấu số thường. Microsoft phát triển C# dựa trên C++ và Java. C# được miêu tả là ngôn ngữ có được sự cân bằng giữa C++, Visual Basic, Delphi và Java. C# được thiết kế chủ yếu bởi Anders Hejlsberg kiến trúc sư phần mềm nổi tiếng với các sản phẩm Turbo Pascal, Delphi, J++, WFC.
C# là một trong rất nhiều ngôn ngữ lập trình được hỗ trợ bởi .NET Framework (như C++, Java,VB…). Có thể hiểu đơn giản đây là một trung tâm biên dịch trong đó tất cả các ngôn ngữ được hỗ trợ bởi .NET Framework sẽ được chuyển đổi ra MSIL (một dạng mã trung gian) rồi từ đấy mới được biên dịch tức thời (Just in time Compiler – JIT Compiler) thành các file thực thi như exe. Một thành tố quan trong nữa trong kiến trúc...
 

daigai

Well-Known Member
Trích dẫn từ minhdng:
Mình đang quan tâm học về cái này nên rất cần tài liệu, email của mình là [email protected] ,Thank Bạn rất nhiều!

Bạn download tại đây nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top