gonnabcold

New Member
Đề tài Chính sách lãi suất của ngân hàng trung ương từ sau khi gia nhập WTO đến nay

Download Đề tài Chính sách lãi suất của ngân hàng trung ương từ sau khi gia nhập WTO đến nay miễn phí





Ngày 4/7/2009 Thủ tướng Chính phủ có kết luận về việc điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong thời gian tới. Theo đó, lãi suất cơ bản và các mức lãi suất khác được điều chỉnh theo hướng ổn định và ở mức hợp lý, kết hợp với điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ chính sách tiền tệ khác để kiểm soát mức tăng các chỉ tiêu tiền tệ phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ mô.
Về chính sách hỗ trợ lãi suất, Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục triển khai thực hiện tích cực chính sách hỗ trợ lãi suất. Tăng cường thanh tra, giám sát, kiểm tra các khoản cho vay hỗ trợ lãi suất để đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu hỗ trợ. Thủ tướng cũng giao điều hành tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 25%, tín dụng tăng khoảng 25%-27% nhằm phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5%, khống chế lạm phát ở mức một con số trong năm 2009. Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Bộ Công thương kiểm soát nhập siêu năm 2009 không vượt quá 20% tổng kim ngạch xuất khẩu như mục tiêu đề ra.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

nhóm lãi suất chủ yếu:
Một là lãi suất kinh doanh (huy động, cho vay…) của tổ chức tín dụng được hình thành trên cơ sở cung -cầu vốn thị trường, lạm phát, mức độ rủi ro và sự điều tiết của ngân hàng trung ương;
Hai là lãi suất vay mượn ngắn hạn lẫn nhau giữa các tổ chức tín dụng trên thị trường nội tệ liên ngân hàng, chịu tác động chủ yếu của cung- cầu vốn khả dụng của tổ chức tín dụng và điều tiết của lãi suất chính sách Ngân hàng Trung ương;
Ba là lãi suất chính sách của Ngân hàng Trung ương (lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu…) điều tiết trực tiếp lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng và định hướng lãi suất thị trường, phù hợp với các mục tiêu của chính sách tiền tệ.
(Trích: Ngày 25/12/2010, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức phiên họp mời Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam báo cáo giải trình về thực trạng và những giải pháp xung quanh vấn đề lãi suất hiện nay.)
Năm 2007
Mục tiêu
Tổng sản phẩm trong nước tăng khoảng 8.0% - 8.5%
Chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 6.5% - 7%,
Bội chi ngân sách ở mức 5% GDP
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 43.4% GDP
Thành tựu kinh tế
Năm 2007 là năm đầu tiên Việt nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nên có nhiều tác động tích cực và nhiều thách thức với thị trường trong nước. Mặc dù chỉ số giá tiêu dùng đã tăng lên 2 chữ số, CPI ở mức 12,61% so với tháng 12 năm 2006 (cao nhất trong vòng 12 năm qua) nhưng nhiều chỉ tiêu đặt ra đều đạt và vượt mức kế hoạch. Kinh tế đất nước tăng trưởng nhanh, GDP đạt 8,5%, mức cao nhất trong 10 năm trở lại đây.
Nhiều ngành, lĩnh vực tiếp tục phát triển, góp phần vào tăng trưởng chung. Giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 17,1%, cao hơn mức kế hoạch; các ngành dịch vụ phát triển khá, nhất là thương mại bán lẻ; hoạt động ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông mở rộng hơn; xuất khẩu tăng trưởng cao, đạt hơn 48,3 tỉ USD; thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt mức kỷ lục (hơn 20 tỉ USD); thị trường chứng khoán phát triển mạnh, thu hút trên 5 tỉ USD, nhiều doanh nghiệp nhà nước lớn được tiến hành cổ phần hoá …
Nguồn: Tổng Cục Thống Kê
Chính sách lãi suất
Trên cơ sở các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Quốc hội và Chính phủ, các dự báo đánh giá của NHNN về lạm phát và tình hình kinh tế vĩ mô năm 2007, NHNN điều hành chính sách tiền tệ theo hướng "thắt chặt" tiền tệ để rút mạnh tiền từ lưu thông về, giảm tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng nhằm kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Ổn định lãi suất mức lãi suất cơ bản là 8,25%/năm,
Lãi suất tái cấp vốn là 6,5%/năm.
Lãi suất chiết khấu là 4,5%/năm.
Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam
Riêng đối với lãi suất tiền gửi USD của pháp nhân tại TCTD, kể ngày 01/03/2007, NHNN bỏ quy định trần lãi suất tiền gửi bằng USD đối với pháp nhân, các TCTD đã được phép ấn định lãi suất tiền gửi bằng USD của pháp nhân theo cơ chế thoả thuận, phù hợp với nhu cầu vốn kinh doanh, cung cầu vốn ở thị trường trong nước và lãi suất thị trường quốc tế.
Lý do chủ yếu của việc giữ ổn định lãi suất này là nhằm phát tín hiệu định hướng ổn định lãi suất thị trường để hạn chế tác động tăng lãi suất cho vay và cộng hưởng làm tăng chi phí sản xuất, từ đó góp phần kiểm soát lạm phát. Đối với việc kiểm soát mức tăng tiền tệ để kiềm chế lạm phát, thì chủ yếu sử dụng nghiệp vụ thị trường mở, dự trữ bắt buộc, còn lãi suất chỉ đóng vai trò bổ trợ cho các công cụ này.
Đánh giá chính sách lãi suất
10 tháng đầu năm 2007, lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng có xu hướng giảm từ 1-2,3%/năm so với cuối năm 2006, do vốn khả dụng toàn hệ thống dư thừa. Tuần đầu của nửa cuối tháng 11/2007, lãi suất thị trường liên ngân hàng tăng đột biến ở một vài thời điểm, có thời điểm lãi suất thị trường liên ngân hàng qua đêm ở mức 10-12,6%, do vốn khả dụng của một số NHTM Nhà nước cao, giao dịch nội tệ liên ngân hàng tăng đột biến ở một vài thời điểm, có thời điểm lãi suất thị trường liên ngân hàng qua đêm ở mức 10-12,6%, do vốn khả dụng của một số NHTM Nhà nước giảm với nguyên nhân chủ yếu là các tổ chức kinh tế và KBNN rút tiền gửi thanh toán. Để ổn định thị trường nội tệ liên ngân hàng và tránh tác động làm tăng mặt bằng lãi suất thị trường, NHNN đã thực hiện các phiên chào mua giấy tờ có giá với kỳ hạn 7 ngày trên nghiệp vụ thị trường mở để hỗ trợ cho các TCTD
NHNN thực hiện chào mua giấy tờ có giá theo cách đấu thầu khối lượng và công bố lãi suất ở mức 8% nhằm hạn chế tình trạng bỏ thầu lãi suất không phù hợp với lãi suất thị trường, gây tâm lý phản ứng tác động không thuận đối với điều hành CSTT của NHNN. Vì vậy, tình trạng thiếu hụt vốn khả dụng của NHTM đã cơ bản được khắc phục, lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng đã ổn định và có xu hướng giảm khoảng 0,5-2%/năm so với cuối tháng 11/2007.
Trên cơ sở hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất đồng bộ với việc phát triển thị trường tiền tệ, phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn Việt Nam. Trong năm 2007, nguồn ngoại tệ từ đầu tư gián tiếp nước ngoài vào rất lớn, thanh khoản các ngân hàng thừa, nên tăng dự trữ bắt buộc từ 5% lên 10% -> tăng lãi suất là hợp lý .
Tuy nhiên, mặt hạn chế :
Về nguyên nhân chủ quan do điều hành giá yếu, dự báo sai, điều hành chính sách tiền tệ chưa tốt. "Việc lúng túng trong điều hành thị trường tiền tệ cũng là một lý do khiến tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) vượt quá tốc độ tăng GDP" (đánh giá của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị Kế hoạch và Đầu tư năm 2007, ngày 30-11-2007.
Trong thực tiễn đối phó với lạm phát ở nước ta năm 2007 và 2008, chính sách lãi suất có những bất cập, những nghịch lý kéo dài. Vì vậy, đã và đang có những tác động tiêu cực đến kết quả chống lạm phát :
Các ngân hàng phải vào cuộc chống lạm phát (thể hiện qua việc tăng dự trữ bắt buộc, thắt chặt hạn mức tín dụng và nâng lãi suất cơ bản và chiết khấu, cũng như sử dụng một số công cụ nghiệp vụ thị trường mở khác để hút tiền thừa từ lưu thông). Trong khi đó, các ngân hàng ở Việt Nam mới thực hiện được một nửa “đơn thuốc”, tức chỉ thực hiện lãi suất tín dụng cho vay cao hơn hẳn lãi suất huy động, cũng như luôn cao hơn mức lạm phát, trong khi trần lãi suất cho vay dường như bị thả nổi. Các ngân hàng thương mại đều thống nhất thực hiện lãi suất huy động thấp hơn nhiều mức lạm phát (nhất là năm 2007). Kết quả là dư lượng tiền thừa trong lưu thông vẫn quá nhiều, trong khi nhiều ngân hàng không huy động đủ tiền mặt để bảo đảm tính thanh khoản và cho vay cần thiết.
=> Chính sách lãi suất “nửa âm - nửa dương” khiến cả người gửi và doanh nghiệp đều chịu thiệt, nhiều ngân hàng thu lợi lớn, trong khi nguy cơ giảm tính thanh khoản và ngưng trệ hoạt động cho vay lại tăng
Năm 2008
Mục tiêu
Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2008 do Quốc hội đề ra từ kỳ họp cuối năm ...
 

tammiu

New Member
Mod ơi, có thể cho em xin tài liệu này được không ạ! Em cám ơn!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M Hoàn thiện chính sách lãi suất tiến tới hội nhập kinh tế của ngân hàng trung ương Công nghệ thông tin 0
M Một số vấn đề về hoàn thiện chính sách lãi suất ở nước ta hiện nay Luận văn Kinh tế 0
Q Điều kiện cần và đủ để chuyển sang chế độ điều hành chính sách lãi suất mới - Lãi suất cơ bản Luận văn Kinh tế 0
G Ảnh hưởng của chính sách lãi suất đối với hoạt động của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thô Luận văn Kinh tế 0
T Lãi suất và chính sách lãi suất trong qúa trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Chính sách lãi suất trong giai đoạn hiện nay của NHNN Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
U [Free] Cơ sở lý luận của chính sách lãi suất tín dụng ngân hàng và kinh nghiệm của một số nước trong Tài liệu chưa phân loại 0
M Đề án Lãi suất - Vai trò của lãi suất và đổi mới chính sách lãi suất trong giai đoạn hiện nay Môn đại cương 0
T Đổi mới cơ chế điều hành chính sách lãi suất ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế Môn đại cương 0
N Chênh lệch lãi suất và biện pháp gia tăng NIM tại Ngân hàng Chính sách xã hội VBSP Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top