Gilley

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Chế độ ốm đau trong luật bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện hành

Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ỐM ĐAU VÀ BẢO HIỂM ỐM
ĐAU........................................................................................................................... 6
1.1. Khái niệm về ốm đau và sự cần thiết phải có bảo hiểm ốm đau................... 6
1.1.1. Quan niệm về ốm đau .............................................................................. 6
1.1.2. Quan niệm về bảo hiểm ốm đau và sự cần thiết phải có bảo hiểm ốm đau...8
1.2. Bảo hiểm ốm đau...................................................................................... 10
1.2.1. Khái niệm bảo hiểm ốm đau ................................................................. 10
1.2.2. Nguyên tắc bảo hiểm ốm đau................................................................ 12
1.2.3. Nội dung bảo hiểm ốm đau ................................................................... 15
1.3.Ý nghĩa của bảo hiểm ốm đau................................................................... 23
1.3.1. Đối với bản thân và gia đình người lao động....................................... 23
1.3.2. Đối với người sử dụng lao động ........................................................... 24
1.3.3. Đối với Nhà nước và xã hội .................................................................. 25
Chương 2: THỰC TRẠNG BẢO HIỂM ỐM ĐAU TRONG LUẬT
BHXH HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM ......... 27
2.1. Về đối tượng hưởng .................................................................................. 27
2.2. Về điều kiện hưởng .................................................................................. 28
2.3. Về thời gian hưởng và mức hưởng .......................................................... 33
2.4. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau.............................................. 41
2.5. Về chi trả bảo hiểm ốm đau ..................................................................... 43
2.6. Một số nhận xét về thực trạng áp dụng bảo hiểm ốm đau ở Việt Nam ... 48
2.6.1. Kết quả đạt được ................................................................................... 48
2.6.2. Những hạn chế, vướng mắc................................................................... 53
2.6.3. Nguyên nhân.......................................................................................... 56
Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ THỰC HIỆN BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ................... 61
3.1. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả thực hiện bảo hiểm ốm đau ở Việt Nam
hiện nay ........................................................................................................... 61
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện bảo hiểm ốm đau ở Việt
Nam hiện nay .................................................................................................. 64
3.3. Một số kiến nghị....................................................................................... 67
3.3.1. Về các quy định pháp luật..................................................................... 67
3.3.2. Về tổ chức thực hiện.............................................................................. 77
KẾT LUẬN .................................................................................................... 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 85
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Bảo hiểm xã hội đã xuất hiện cách đây hàng trăm năm trên thế giới, và
cho tới nay, bảo hiểm xã hội đã trở thành công cụ hữu hiệu mang tính nhân
văn sâu sắc để giúp con người vượt qua những khó khăn, rủi ro phát sinh
trong cuộc sống cũng như trong quá trình lao động. Vì vậy, bảo hiểm xã hội
ngày càng trở thành nền tảng cơ bản cho an sinh xã hội của mỗi quốc gia, của
mọi thể chế Nhà nước và được thực hiện ở hầu hết các nước.
Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn coi con người là vốn quý của
xã hội, là lực luợng tạo ra của cải vật chất cho xã hội và là nhân tố quan trọng
trong quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Cũng vì lẽ đó,
BHXH ở nước ta là một trong những chính sách quan trọng hàng đầu của Đảng
và Nhà nước. Bản chất của bảo hiểm xã hội chính là sự tương trợ cộng đồng,
đoàn kết đùm bọc chia sẻ rủi ro cho nhau, mang tính nhân văn, nhân đạo sâu
sắc. Trong quá trình thực hiện các chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội
không ngừng được bổ sung, sửa đổi để phù hợp với từng thời kỳ và từng điều
kiện hoàn cảnh cụ thể của đất nước nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tham
gia bảo hiểm xã hội.
Nếu như sau cách mạng tháng 8 thành công, Chính phủ đã ban hành
một số Sắc lệnh quy định một số chế độ trợ cấp ốm đau, tai nạn, hưu trí cho
công nhân viên chức Nhà nước: Sắc lệnh số 54 ngày 03/11/1945, Sắc lệnh số
105 ngày 14/6/1946, Sắc lệnh 29/SL ngày 12/3/1947… thì phải đến tháng
7/2006 vừa qua, chúng ta mới có được Luật Bảo hiểm xã hội. Luật Bảo hiểm
xã hội đã quy định cụ thể về đối tượng, điều kiện, mức hưởng các chế độ bảo
hiểm xã hội; quỹ bảo hiểm xã hội; thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội… Theo
đó, thời gian qua, công tác chi trả các chế độ BHXH cho người lao động tham
gia bảo hiểm xã hội đã được thực hiện tương đối hiệu quả, giúp người lao
động ổn định thu nhập, từ đó góp phần đảm bảo an sinh xã hội, như: chế độ
ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất…
Ốm đau là một trong năm chế độ bảo hiểm xã hội của nước ta, thuộc
nhóm chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, được giải quyết thường xuyên liên tục
bởi bất cứ người lao động nào cũng có thể bị ốm đau hay gặp tai nạn rủi ro.
Trong những năm gần đây, cả nước có gần 5 triệu lượt người hưởng chế độ
ốm đau. Hàng năm, các cơ quan bảo hiểm xã hội đã chi trả trợ cấp cho hàng
nghìn người lao động giúp cho cuộc sống của họ và gia đình giảm bớt được
phần nào khó khăn khi phải nghỉ việc vì gặp rủi ro về sức khỏe, đồng thời tạo
điều kiện thuận lợi cho người lao động có thể tái gia nhập vào lực luợng sản
xuất xã hội. Trong những năm qua, Quốc hội, Chính phủ, Bảo hiểm xã hội
Việt Nam, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành nhiều văn bản
quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn việc thực hiện chế độ ốm đau trên
thực tế. Tuy nhiên, qua thực tế triển khai thực hiện, một số quy định của pháp
luật bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện hành còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập,
kéo theo đó là việc thực hiện công tác chi trả bảo hiểm ốm đau cũng gặp một
số khó khăn, vướng mắc. Cùng với sự phát triển kinh tế, đất nước ta đang có
những bước chuyển mình mạnh mẽ và nhu cầu của con người cũng ngày càng
tăng nên một số quy định về bảo hiểm ốm đau hiện nay vẫn chưa thỏa mãn
nhu cầu, nguyện vọng của người lao động.
Chính vì vậy, việc đánh giá các quy định về chế độ bảo hiểm ốm đau
trong Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện hành, thực trạng áp dụng chế độ
này trên thực tế nhằm tìm ra những hạn chế, bất cập và nguyên nhân, từ đó có
những giải pháp để triển khai hiệu quả hơn chế độ này cho người lao động là
vấn đề hết sức cấp thiết. Xuất phát từ những lý do đó, tui đã tìm hiểu, nghiên
cứu và quyết định lựa chọn “Chế độ ốm đau trong Luật Bảo hiểm xã hội
Việt Nam hiện hành” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2.Tình hình nghiên cứu
Vấn đề thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội nói chung và pháp luật về
bảo hiểm xã hội bắt buộc ở nước ta nói riêng đã được các nhà khoa học
nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau, từ góc độ lý luận chung đến góc độ
thực tiễn áp dụng. Các công trình này đã làm phong phú thêm lý luận về các
lĩnh vực bảo hiểm xã hội, giải quyết những vấn đề của thực tiễn liên quan đến
việc triển khai thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, cụ thể như:
- Hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội ở Việt Nam - Lý luận và thực
tiễn, Luận án Phó Tiến sỹ khoa học Luật học của tác giả Nguyễn Huy Ban,
năm 1996.
- Pháp luật về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc
sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Thị Hà, năm 2013.
- Pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc và thực tiễn thực hiện trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ, Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Phạm Lan
Hương, năm 2012.
- Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường năm 2006: “Hoàn thiện
pháp luật về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam”, Đại học Luật Hà Nội (Nguyễn Thị
Kim Phụng làm chủ nhiệm đề tài).
Bên cạnh các công trình nghiên cứu về lý luận và thực tiễn áp dụng
pháp luật của chế độ bảo hiểm xã hội nói chung, có công trình tác giả chỉ đề
cập đến việc thực hiện pháp luật trong giải quyết một số chế độ bảo hiểm xã
hội cụ thể, như: Luận văn Thạc sỹ Luật học của tác giả Đàm Thị Nhàn về
“Thực hiện pháp luật trong giải quyết chế độ ốm đau, thai sản trên địa bàn
tỉnh Ninh Bình” (năm 2013).
Tuy nhiên, công trình này nghiên cứu về việc thực hiện pháp luật
trong giải quyết 02 chế độ bảo hiểm xã hội, đó là chế độ ốm đau và thai sản;
mặt khác, phạm vi nghiên cứu của tác giả chỉ giới hạn trên một địa bàn cụ thể,
đó là tỉnh Ninh Bình. Do đó, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu cụ
thể về chế độ bảo hiểm ốm đau trong Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện
hành, nhằm phân tích những ưu điểm, hạn chế của quy định pháp luật về chế
độ này, thực trạng triển khai thực hiện trên cả nước và kiến nghị những giải
pháp nâng cao hiệu quả của việc thực hiện bảo hiểm ốm đau.
Chính vì vậy, đề tài “Chế độ ốm đau trong Luật Bảo hiểm xã hội
Việt Nam hiện hành” sẽ là đề tài nghiên cứu có tính chuyên sâu và toàn diện
về chế độ bảo hiểm ốm đau và thực trạng áp dụng chế độ bảo hiểm này trên
phạm vi cả nước.
3.Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn là làm sáng tỏ một cách có hệ
thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo hiểm ốm đau ở Việt Nam; chỉ
ra những điểm chưa phù hợp trong các quy định của pháp luật bảo hiểm xã
hội Việt Nam hiện nay về bảo hiểm ốm đau, từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này và nâng cao hiệu quả việc
thực hiện bảo hiểm ốm đau cho người lao động trên thực tế.
Để đạt được mục tiêu trên, Luận văn tập trung vào các nhiệm vụ cơ
bản sau:
- Làm rõ khái niệm và phân tích ý nghĩa của bảo hiểm ốm đau;
- Phân tích những quy định của pháp luật Bảo hiểm xã hội hiện hành
liên quan đến bảo hiểm ốm đau;
- Phân tích thực trạng áp dụng bảo hiểm ốm đau; đánh giá những kết
quả đã đạt được và hạn chế, bất cập trong tổ chức thực hiện bảo hiểm này;
- Tìm ra nguyên nhân và kiến nghị những giải pháp cụ thể, thiết thực
nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm ốm đau và nâng cao
hiệu quả trong tổ chức thực hiện bảo hiểm ốm đau.
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn đi sâu vào nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng của
chế độ bảo hiểm ốm đau ở nước ta hiện nay của người lao động, người sử
dụng lao động và các cán bộ, cơ quan bảo hiểm xã hội - chủ thể của hoạt động
thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các quy định của pháp luật
Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam (Luật, Nghị định, Thông tư…), pháp luật ở
một số quốc gia trên thế giới về vấn đề chế độ ốm đau và việc thực hiện
chế độ ốm đau. Tác giả lựa chọn thành phố Hà Nội làm địa điểm để nghiên
cứu Luận văn, bởi nơi đây nơi tập trung nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
và người lao động. Do đó, tác giả sẽ có nhiều cơ hội để tìm hiểu tình hình
thực hiện bảo hiểm ốm đau trong thực tiễn.
5.Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp chủ yếu được sử dụng để nghiên cứu nhằm làm
sáng tỏ nội dung đề tài bao gồm: Phương pháp phân tích tổng hợp, phương
pháp so sánh đối chiếu, phương pháp thống kê, lịch sử.
6.Kết cấu của Luận văn
Kết cấu của Luận văn được chia thành 3 phần chính, cụ thể:
Chương 1 - Khái quát chung về ốm đau và bảo hiểm ốm đau
Chương 2 - Thực trạng bảo hiểm ốm đau trong Luật Bảo hiểm xã
hội Việt Nam hiện hành
Chương 3 - Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực
hiện bảo hiểm ốm đau ở Việt Nam hiện nay
phân biệt được rõ ràng giữa “ốm đau” và “bệnh tật” vì các bệnh lý của chúng
thể hiện cũng gần giống nhau.
Tuy nhiên, theo ngôn ngữ hàng ngày, “ốm đau” là khái niệm rộng
hơn, có thể được dùng chung cho cả “bệnh tật”. Mặc dù có nhiều cách giải
thích khác nhau, chúng ta cũng đều phải công nhận rằng, ốm đau là hiện
tượng hầu như không thể tránh khỏi trong suốt cuộc đời mỗi người. Tùy theo
mức độ, con người có thể tự cảm nhận được sức khỏe bình thường của bản
thân đang bị giảm xuống, hay nặng hơn, có thể có những triệu chứng khác
cần có sự can thiệp, điều trị của y, bác sỹ. Những lúc như vậy, nhu cầu của
con người thay đổi một cách cơ bản, kèm theo là sự tăng lên đáng kể về chi
phí, bao gồm chi phí ăn uống, thuốc thang, điều trị tại bệnh viện…
Như vậy, ốm đau không chỉ tác động đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt
mà còn là nguyên nhân khiến sức lao động của con người bị ảnh hưởng. Khi
ốm đau ở mức độ nhẹ, một số trường hợp vẫn có thể tham gia lao động,
nhưng hiệu suất và chất lượng công việc sẽ bị giảm sút. Trường hợp nặng
hơn, không đủ sức khỏe để lao động, người bị ốm đau phải nghỉ việc, ảnh
hưởng đến thu nhập của bản thân và của cơ quan, tổ chức là NSDLĐ.
Dù lý giải thế nào đi chăng nữa, chúng ta cũng phải thừa nhận một
điều rằng ốm đau là một hiện tượng rủi ro phổ biến mà con người không hề
mong muốn. Ốm đau làm con người cảm giác nhức nhối, khó chịu, mệt mỏi
khiến không thể làm việc được. Họ phải nghỉ việc, ở nhà nghỉ ngơi hay đến
các bệnh viện, cơ sở y tế để chữa trị. Do phải nghỉ việc, nên thu nhập trong
khoảng thời gian này của NLĐ không được đảm bảo. Không những thế, họ lại
phải trang trải chi phí thuốc men, khám, chữa bệnh, nếu bệnh nặng thì lại cần
có người thân chăm sóc, ảnh hưởng đến thời gian, thu nhập của người thân
trong gia đình.
1.1.2. Quan niệm về bảo hiểm ốm đau và sự cần thiết phải có bảo
hiểm ốm đau
Với mong muốn đảm bảo thu nhập cho NLĐ (tham gia BHXH) khi
phải tạm thời nghỉ việc vì ốm đau, tai nạn (do nguyên nhân khách quan và
không phải là tai nạn lao động) hay chăm sóc con ốm, các nhà làm luật đã
tìm ra giải pháp, đó là xác lập chế độ bảo hiểm ốm đau. Bảo hiểm ốm đau sẽ
bù đắp phần nào thu nhập bị mất hay bị giảm trong thời gian người tham gia
BHXH gặp rủi ro ốm đau, nhằm chia sẻ những khó khăn, thiệt thòi của NLĐ
trong thời gian bị ốm đau, tai nạn hay chăm sóc con ốm.
Bảo hiểm ốm đau là một trong các chế độ BHXH ra đời sớm nhất trong
lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật BHXH. Ở nước Đức, ngay từ
những năm 50 của thế kỷ XIX (1850) nhiều chính quyền bang đã quan tâm tới
việc quy định và bắt buộc thực hiện chế độ trợ cấp ốm đau đối với NLĐ. Đối
tượng tham gia chế độ bảo hiểm ốm đau ngày càng được mở rộng vào năm 1883
dưới thời Tể tướng Bismark. Sau đó, nhiều nước châu Âu cũng đã cho ra đời các
đạo luật của mình có quy định về vấn đề bảo hiểm ốm đau. Đến đầu thế kỷ XX,
bảo hiểm ốm đau đã mở rộng ra nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước
Mỹ La tinh, Hoa Kỳ, Canada và một số nước khác [46, tr 331].
Năm 1952, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã thông qua Công ước
số 102 với những quy phạm tối thiểu về BHXH. Theo khuyến nghị của ILO
tại Công ước này, BHXH gồm: Chăm sóc y tế; Trợ cấp ốm đau; Trợ cấp thất
nghiệp; Trợ cấp tuổi già; Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; Trợ
cấp gia đình; Trợ cấp sinh sản; Trợ cấp tàn phế; Trợ cấp cho người bị mất
người nuôi dưỡng. Trong đó, Điều 14 Công ước số 102 quy định chế độ trợ
cấp ốm đau được áp dụng đối với các trường hợp bị mất khả năng lao động do
đau ốm gây ra và dẫn đến gián đoạn thu nhập như pháp luật hay quy định
quốc gia quy định. Có thể nói, đối tượng áp dụng bảo hiểm ốm đau chính là
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu các vấn đề về cơ sở lý luận, khái niệm, nội dung của
bảo hiểm ốm đau, các quy định của pháp luật hiện hành về chế độ bảo hiểm
ốm đau và thực tiễn áp dụng ở nước ta hiện nay cho thấy bảo hiểm ốm đau là
một chế độ bảo hiểm không thể thiếu trong hệ thống BHXH ở Việt Nam bởi
những ý nghĩa nó mang lại đối với đời sống vật chất và tinh thần của NLĐ.
Nhận thức được ý nghĩa to lớn đó, Luận văn đi sâu nghiên cứu và
phân tích những điểm phù hợp và chưa phù hợp của các quy định trong Luật
BHXH Việt Nam hiện hành về bảo hiểm ốm đau, đánh giá thực trạng quản lý
và thực hiện chi trả bảo hiểm ốm đau ở Việt Nam trong thời gian qua. Nhìn
chung, các quy định của Luật BHXH Việt Nam hiện hành về bảo hiểm ốm
đau tương đối phù hợp và đã đem lại nhiều kết quả tốt đẹp.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, các quy định của Luật BHXH hiện hành vẫn
còn những điểm không phù hợp, dẫn đến quá trình giải quyết hưởng bảo hiểm
ốm đau cho NLĐ trên thực tế gặp không ít khó khăn, bất cập. Ngoài ra, công
tác quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện việc chi trả bảo hiểm này cũng còn
nhiều hạn chế khiến cho quyền lợi của NLĐ đôi khi không được đảm bảo.
Luận văn đã phân tích những nguyên nhân cụ thể, từ đó đưa ra các giải pháp,
kiến nghị phù hợp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành về
BHXH và giúp công tác quản lý chi trả chế độ này được thực hiện tốt hơn,
hiệu quả hơn, đem lại lợi ích tối đa cho NLĐ.
Hiện nay, Quốc hội cũng như các cơ quan có thẩm quyền đang nghiên
cứu để sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật BHXH hiện hành với phương
châm đặt quyền lợi của NLĐ lên hàng đầu. Bên cạnh việc phân tích những
điểm phù hợp và chưa phù hợp của Dự thảo Luật BHXH sửa đổi, Luận văn
cũng đã đưa ra những quan điểm và kiến nghị của cá nhân tác giả với mong
muốn góp phần hoàn thiện các quy định về chế độ ốm đau nói riêng và hoàn
thiện Luật BHXH nói chung nhằm giúp NLĐ được ổn định, yên tâm sản xuất,
gắn bó với công việc, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Bên cạnh đó, cần đầu tư phát triển ứng dụng công nghệ thông tin phục
vụ công tác chi trả trong toàn Ngành như: hoàn thiện website; sử dụng phầm
mềm quản lý thu, chi, phần mềm kế toán và nên sớm xây dựng một kho dữ
liệu điện tử cho Ngành BHXH nhằm quản lý tốt đối tượng tham gia, tình hình
chi trả… nhằm giúp bộ máy tổ chức quản lý trở lên gọn nhẹ hơn, đem lại hiệu
quả cao hơn.
Ngoài ra, với chức năng và quyền hạn của mình, BHXH Việt Nam cần
phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của từng đơn vị, từng cá nhân;
có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời đến các địa phương. Trong xây dựng văn
bản, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ cần có sự đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho
NLĐ, đơn vị sử dụng lao động và mọi người dân khi tham gia BHXH.
Cuối cùng, cơ quan BHXH Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ với
BHXH các tỉnh, thành phố trong việc thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra
nhằm kịp thời phát hiện và chấn chỉnh các sai phạm trong công tác chi trả, xử
lý nghiêm với các trường hợp vi phạm pháp luật về BHXH nói chung và bảo
hiểm ốm đau nói riêng.
* Về phía cơ quan BHXH các tỉnh, thành phố
BHXH các tỉnh, thành phố cần tăng cường hơn nữa sự chỉ đạo của
Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh trong việc tổ chức thực hiện chính sách BHXH,
sự phối hợp của các Sở, Ban, Ngành, của cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở đối
với việc thực hiện các chế độ BHXH, đặc biệt là bảo hiểm ốm đau cho NLĐ;
đưa việc thực hiện chính sách BHXH là một trong những nhiệm vụ quan
trọng trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, là một
trong những tiêu chuẩn để các cấp ủy đảng, chính quyền bình xét các danh
hiệu thi đua; Cần phối hợp chặt chẽ với các tổ chức Thanh tra lao động,
Thanh tra Nhà nước, các tổ chức công quyền và các tổ chức chính trị xã hội để
kiểm tra, giám sát, đôn đóc việc triển khai lao động, quỹ tiền lương và đóng
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top