cobecongchua97

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
Tiêu đề Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1
1. Khái niệm, ý nghĩa của chế độ bảo hiểm ốm đau 1
1.1. Khái niệm 1
1.2. Ý nghĩa 1
2. Nội dung của chế độ bảo hiểm ốm đau 1
2.1. Đối tượng và điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm ốm đau 1
2.2. Thời gian hưởng chế độ bảo hiểm ốm đau 3
2.3. Mức hưởng chế độ ốm đau 6
2.4. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau 9
3. Ví dụ minh họa 10
KẾT THÚC VẤN ĐỀ 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

BẢNG TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tăt Cụm từ được viết tắt
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHÔĐ Bảo hiểm ốm đau
NLĐ Người lao động
NSDLĐ Người sử dụng lao động
BH Bảo hiểm
CĐBH Chế độ bảo hiểm
BCH Ban chấp hành



ĐẶT VẤN ĐỀ
Ốm đau tai nạn mà điều hầu như con người không thể tránh khỏi trong suốt cuộc đời. Những lúc như vậy nhu cầu của con người thay đổi một cách cơ bản, kèm theo là sự tăng lên đáng kể về chi phí. Đối với NLĐ sự kiện này được coi là một loại rủi ro lao động mà họ gặp phải biểu hiện ở chỗ NLĐ bị mất thu nhập (tạm thời) từ lao động. Có thể thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để khắc phục tình trạng trên. Một trong những biện pháp đó chính là BHÔĐ.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Khái niệm, ý nghĩa của chế độ bảo hiểm ốm đau
1.1. Khái niệm
BHÔĐ là chế độ BHXH nhằm đảm bảo thu nhập cho NLĐ (tham gia BHXH) tạm thời gián đoạn do phải nghỉ việc vì ốm đau, tai nạn, chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.
1.2. Ý nghĩa
BHÔĐ có tác dụng to lớn không những đối với NLĐ và gia đình họ mà còn đối với NSDLĐ, Nhà nước và toàn xã hội: Đối với bản thân NLĐ và gia đình NLĐ, BHÔĐ trước hết nhằm hỗ trợ một phần kinh phí chữa trị bệnh tật, duy trì cuộc sống hằng ngày cho bản thân và gia đình NLĐ, giúp NLĐ nhanh chóng quay trở lại làm việc, ổn định thu nhập, ổn định đời sống; Đối với NSDLĐ, BHÔĐ giúp gắn kết trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ khi sử dụng lao động. Từ chỗ đảm bảo thu nhập, đời sống và ổn định tâm lý cho NLĐ, BHÔĐ cùng với các biện pháp khác sẽ giúp NSDLĐ ổn định sản xuất, tăng năng suất lao động từ đó tăng trưởng kinh tế; Đối với nhà nước, xã hội cũng như BHXH nói chung, BHÔĐ có ý nghĩa về mọi mặt như chính trị, kinh tế và xã hội.
2. Nội dung của chế độ bảo hiểm ốm đau
2.1. Đối tượng và điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm ốm đau
Về đối tượng được hưởng. Những người muốn được hưởng loại bảo hiểm này thì họ phải là những đối tượng tham gia BH.
Theo Điều 21, Luật BHXH 2006 thì “Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau là người lao động quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH cụ thể là: Người làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ ba tháng trở lên; Cán bộ, công chức, viên chức; Công nhân quốc phòng, công nhân công an; Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân”.
Về điều kiện được hưởng. NLĐ tham gia BHXH là đối tượng áp dụng CĐBH này nhưng không phải trong mọi trường hợp bị ốm đau NLĐ đều được hưởng BH mà ngoài là đối tượng được quy định tại điểm một khoản 2 Luật BHXH họ còn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện luật định. Theo điều 22, Luật BHXH quy định về điều kiện hưởng chế độ BHÔĐ như sau: “ 1) Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế. Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hay sử dụng ma tuý, chất gây nghiện khác thì không được hưởng chế độ ốm đau. 2) Có con dưới bảy tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận của cơ sở y tế”.
- Về điều kiện thứ nhất: NLĐ bị ốm đau, tai nạn, rủi ro là tổng hợp các điều kiện về nội dung (bị ốm đau, tai nạn rủi ro) và điều kiện về thủ tục (xác nhận của cơ sở y tế) (khoản 1 Điều 22) làm cơ sở chi trả BHÔĐ.
+ Điều kiện nội dung là những điều kiện thể hiện nhu cầu thực sự về BHXH của NLĐ, các điều kiện loại này gồm: Bị ốm đau, phải nghỉ việc để điều trị và đã tham gia bảo hiểm một thời gian nhất định tính tới thời điểm xét hưởng BH.
Bị ốm đau được coi là điều kiện tiền đề của chế độ BHÔĐ. Nhiều quốc gia trong đó có Việt nam có sự nới rộng điều kiện này theo hướng bảo vệ quyền lợi cho NLĐ vì vậy các trường hợp NLĐ bị tai nạn (không phải là tai nạn lao động) cũng được xem như là ốm đau và cũng thuộc đối tượng hưởng BHÔĐ. Tuy nhiên, cần lưu ý thông thường những trường hợp ốm đau mang tính khách quan mới trở thành điều kiện hưởng BH ở chế độ này. Đây cũng là lý do Nhà nước ta loại những NLĐ phải nghỉ việc điều trị do nguyên nhân say rượu, tự hủy hoại sức khỏe hay dùng các chất ma túy.. ra khỏi đối tượng BH (khoản 1 Điều 22). Từ trên, ta thấy phải nghỉ việc chính là hệ quả trong các trường hợp NLĐ bị ốm đau, tai nạn. Đây cũng là điều kiện quan trọng để xác định nhu cầu BH thực sự của NLĐ vì khi phải nghỉ việc điều trị, đồng thời đảm bảo nguồn chi đúng mục đích và phát huy tích cực của quỹ BH.
Thời gian tối thiểu tham gia BHXH cũng là một điều kiện cần thiết để xác định đối tượng hưởng BHÔĐ. Tuy nhiên, cho đến nay pháp luật của nước ta chỉ quy định điều kiện NLĐ phải tham gia BH mà chưa quy định mức thời gian tối thiểu đã tham gia BH là điều kiện bắt buộc khi giải quyết chế độ ốm đau cho NLĐ.
+ Nếu như các điều kiện về nội dung được coi là điều kiện cần thì điều kiện về thủ tục được coi là điều kiện đủ. Điều kiện về thủ tục liên quan trực tiếp tới hồ sơ hưởng BHÔĐ của NLĐ. Tùy từng trường hợp cụ thể mà các giấy tờ trong bộ hồ sơ phải có văn bản đề nghị của NSDLĐ, bệnh án, xác nhận cơ sở y tế,... Trong đó xác nhận của tổ chức y tế về sự kiện NLĐ nghỉ việc để điều trị ốm đau, tai nạn rủi ro là điều kiện có tính quyết định về thủ tục.
Tóm lại, theo quy định của pháp luật hiện hành, NLĐ tham gia BHXH bị ốm đau hay tai nạn rủi ro phải nghỉ việc điều trị, có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền thì được hưởng chế độ BHÔĐ. Những NLĐ phải nghỉ việc do say rượu, tự hủy hoại sức khỏe hay dùng các chất ma túy… thì không được hưởng.
- Về điều kiện thứ hai: NLĐ phải nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau dưới bảy tuổi. Điều kiện đầu tiên là NLĐ tham gia BH phải nghỉ việc để chăm sóc con ốm. Việc quy định điều kiện BH ở chế độ này còn phụ thuộc vào những yếu tố khác, chẳng hạn: độ tuổi của con ốm cần chăm sóc, thời gian nghỉ việc,…
Theo quy định của pháp luật hiện hành, NLĐ tham gia BHXH khi phải nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau được bảo hiểm khi đủ các điều kiện sau đây: Phải có con (con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú được pháp luật công nhận) dưới 7 tuổi bị ốm đau; NLĐ phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền. Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia BHXH thì chỉ một người được hưởng BH. Riêng với lao động nữ, nếu nhờ người khác chăm sóc con mà bản thân mình vẫn tiếp tục đi làm thì vẫn thuộc đối tượng được BH.
Ngoài ra, Luật BHXH 2006 còn bổ sung quy định trong trường hợp NLĐ có con nhỏ ốm đau phải nghỉ việc để chăm sóc không khống chế chỉ trừ trường hợp với con thứ nhất và con thứ 2 (Điều 24).
2.2. Thời gian hưởng chế độ bảo hiểm ốm đau
Thời gian hưởng BH khi NLĐ ốm đau được tính theo ngày làm việc của NLĐ. Việc quy định thời gian hưởng BHÔĐ phụ thuộc vào điều kiện lao động, thời gian tham gia BHXH, tình trạng bệnh tật của NLĐ và mục đích bảo hiểm của Nhà nước (trợ giúp hay đền bù cho NLĐ bị ốm đau).
Điều 18 Công ước số 102 của ILO quy định những nguyên tắc chung của việc khống chế thời gian hưởng BHXH của người tham gia BH làm cơ sở cho các quốc gia tham gia Công ước cụ thể hóa trong pháp luật quốc gia phù hợp với các điều kiện về kinh tế - xã hội của quốc gia mình trong từng giai đoạn. Ở nước ta, việc quy định thời gian hưởng BHÔĐ của NLĐ có sự khác nhau ở từng thời kỳ và từng nhóm NLĐ. Trong cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, công nhân viên chức nhà nước được bao cấp về mọi mặt từ ngân sách nhà nước, trong đó có BHXH. Việc BH cho NLĐ thực chất là sự trợ cấp hay trợ giúp từ ngân sách nhà nước cho NLĐ bị mất thu nhập tạm thời hay vĩnh viễn. Chính vì vậy, trong Nghị định số 218/CP ngày 27/12/1961 của Hội đồng Chính phủ không khống chế thời gian hưởng trợ cấp ốm đau của NLĐ.
Bước sang nền kinh tế thị trường, nguyên tắc “tương trợ cộng đồng” chỉ được xác định ở một mức độ hợp lí, kết hợp cùng nguyên tắc “phân phối theo đóng góp” trong BHXH. Từ đó cho thấy việc khống chế thời gian hưởng BHÔĐ của NLĐ là cần thiết. Bên cạnh việc cân đối thu chi (theo thời gian tham gia BH của NLĐ), Nhà nước cũng đã tính toán đến các yếu tố điều kiện lao động, tình trạng bệnh tật của NLĐ một cách hợp lí thể hiện chế độ BHÔĐ vừa mang nội dung kinh tế, vừa mang nội dung xã hội sâu sắc. Nghị định số 43/CP ngày 22/6/1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ BHXH và Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ ban hành Điều lệ BHXH đều quy định khoảng thời gian hưởng BHÔĐ của NLĐ tùy từng trường hợp cụ thể.
Theo pháp luật hiện hành, thời gian hưởng chế độ ốm đau được quy định tại Điều 23, 24 Luật BHXH 2006 và được hướng dẫn chi tiết theo Điều 9, 10 Nghị định 152/2006/NĐ- CP: Đối với NLĐ làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm; bốn mươi ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên. Đối với trường hợp làm nghề hay công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐTB&XH và Bộ Y tế ban hành hay làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hằng tuần theo quy định. Thời gian này được tính kể từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 của năm dương lịch, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia BHXH của NLĐ. (Điều 9 Nghị định 152/2006/NĐ-CP). Đối với NLĐ mắc các bệnh cần chữa trị dài ngày thì thời gian được hưởng chế độ ốm đau như sau: Tối đa không quá 180 ngày trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần; Hết thời hạn một trăm tám mươi ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn. (khoản 2 Điều 23 Luật BHXH).
Như vậy, đối với những bệnh cần chữa trị dài ngày thời gian NLĐ được nghỉ để chữa trị kéo dài hơn rất nhiều so với các bệnh khác nên số ngày mà NLĐ được nghỉ lễ, nghỉ Tết hay nghỉ hàng tuần cũng được tính vào thời gian NLĐ được hưởng chế độ ốm đau để đảm bảo một phần quyền lợi của NSDLĐ.
2.4. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau
Trước khi Luật BHXH 2006 ban hành thì dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau được tách thành một chế độ riêng. Sau khi Luật BHXH có hiệu lực thì dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau được gộp chung với chế độ ốm đau bởi lẽ hai chế độ này tương đối gần gũi với nhau. Điều 26 Luật BHXH 2006 quy định: “1. Người lao động sau thời gian hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Điều 23 của Luật này mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ năm ngày đến mười ngày trong một năm. 2. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.”
Như vậy, đối tượng của dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau chính là NLĐ sau thời gian hưởng chế độ ốm đau nếu sức khỏe còn yếu chưa thể đi làm được thì được nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe với thời gian từ 5 đến 10 ngày trong một năm. Cụ thể Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 152/ 2006/ NĐ-CP quy định về thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ do NSDLĐ và BCH Công đoàn cơ sở hay BCH Công đoàn lâm thời quyết định, cụ thể như sau: a. Tối đa 10 ngày đối với NLĐ sức khoẻ còn yếu sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày; b. Tối đa 7 ngày đối với NLĐ sức khoẻ còn yếu sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật; c. Bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác.
Mức hưởng một ngày bằng 25 % mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ tại gia đình và bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ tại các cơ sở tập trung (tính cả tiền đi lại, tiền ăn và ở).
3. Ví dụ minh họa
Chị H bị tai nạn rủi ro dẫn đến chấn thương hệ thần kinh (bệnh trong danh mục cần chữa trị dài ngày) phải nằm viện điều trị mất 250 ngày (từ ngày 1/2/2097 đến 6/10/2007). Chị H có 8 năm tham gia BHXH, mức lương tại thời điểm nghỉ việc để điều trị tai nạn là 2 triệu đồng. Số ngày nghỉ ốm của chị H nằm trong một năm.Như vậy chị H là đối tượng của bảo hiểm ốm đau và có đủ điều kiện để hưởng chế độ bảo hiểm ốm đau. Vậy mức trợ cấp ốm đau của chị H được tính như sau: 180 ngày đầu tiên, chị được hưởng 75% tiền lương tháng liền kề trước khi nghỉ việc, tương đương với 1,5 triệu đồng/ tháng. 70 ngày còn lại, chị sẽ được hưởng 45% (do số năm tham gia bảo hiểm của chị dưới 15 năm) tương đương với 900 nghìn đồng.
Chú ý: Mức hưởng chế độ ốm đau tính theo quy định trên nếu thấp hơn mức lương tối thiểu chung thì được tính bằng mức lương tối thiểu chung. Chẳng hạn, nếu mức lương của chị H đang hưởng không phải là 2 triệu đồng mà chỉ có 1.500.000 đồng thì khi tính chế độ của chị trong 70 ngày còn lại 45% chỉ tương đương với 675.000 đồng – thấp hơn mức lương tối thiểu chung (từ 1/5/2011 là 830.000). Trong trường hợp này chị sẽ được hưởng trợ cấp với mức tiền lương tối thiểu chung là 830.000 đồng.
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Chế độ BHÔĐ là một trong những chế độ bảo hiểm bắt buộc của BHXH. BHÔĐ không những tạo tâm lý yên tâm cho NLĐ trong quá trình làm việc, giúp họ tăng năng suất lao động mà còn giúp NSDLĐ hạn chế tốn kém và phiền hà khi có rủi ro xảy ra với NLĐ…đồng thời cũng tạo ra sự tương trợ cao trong xã hội, giúp những NLĐ khi gặp rủi ro vượt qua giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc đời. Vì vậy, pháp luật bảo hiểm xã hội cần hoàn thiện hơn nữa để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu xác định chế độ xử lý nhiệt, GA3 kết hợp phủ màng đến biến đổi chất lượng quả chanh trong quá trình bảo quản Nông Lâm Thủy sản 0
S Chế độ ốm đau trong Luật Bảo hiểm xã hội Pháp luật 2
N Khảo sát ảnh hưởng của chế độ xử lý Chlorine và phương pháp bảo quản lạnh đến chất lượng cải ngọt Khoa học Tự nhiên 0
B Nghiên cứu ảnh hưởng chế độ tiền xử lý đến sự thay đổi màu sắc và cấu trúc hạt sen bóc vỏ trong bảo Khoa học Tự nhiên 0
T Thực trạng của việc thực hiện luật pháp chế độ chính sách về bảo hộ lao động tại các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng Luận văn Kinh tế 2
P Chế độ bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam, thực trạng và phương hướng hoàn thiện Luận văn Kinh tế 2
A Chính sách bảo hiêmr xã hội và chế độ bảo hiểm xã hội Luận văn Kinh tế 0
M Nghiên cứu giải pháp chống nhiễu và xác định toạ độ điểm đứt ứng dụng vào chế tạo thiết bị bảo vệ an Luận văn Sư phạm 0
P Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam Luận văn Luật 3
C Chế độ pháp lý về việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam Luận văn Luật 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top