cobe_vuive_282

New Member
Download Đề tài Chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại theo luật tố tụng hình sự Việt Nam

Download miễn phí Đề tài Chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại theo luật tố tụng hình sự Việt Nam





Tội phạm xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, đồng thời tội phạm cũng xâm phạm đến lợi ích của tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ. Hành vi khách quan của tội này được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: hành vi chiếm đoạt (chiếm giữ bất hợp pháp) hay sử dụng bất hợp pháp (sử dụng không được sự cho phép của chủ sở hữu hay sử dụng trong trường hợp pháp luật cấm) các đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ tại Việt Nam như sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

người bảo vệ lợi ích của toàn xã hội, Nhà nước có quyền khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử người phạm tội, buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm tương ứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm mà họ đã gây ra”.. Trần Quang Tiệp, Một số vấn đề lý luận về khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại, Tạp chí kiểm sát, tháng 1/2006, tr 29.
Bên cạnh đó, các nhà làm luật cũng cho rằng, những vụ án hình sự được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại là các vụ án tư tố, quyền yêu cầu của người bị hại là quyền tư tố bởi đó “là việc nhân danh lợi ích cá nhân, riêng tư để tố giác hành vi sai phạm, tội phạm nào đó". Thư viện trường Đại học Luật Hà Nội, Bàn về quyền công tố, Hà Nội 2003, tr. 55
và "tư tố là một hình thức… mà pháp luật dành cho những người bị hại hay người thân thích của họ sử dụng để khởi kiện, khởi tố chống lại người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, hành vi phạm tội, xâm phạm các quyền và lợi ích cá nhân”.. Thư viện trường Đại học Luật Hà Nội, Bàn về quyền công tố, Hà Nội 2003, tr. 55
Như vậy, quyền yêu cầu khởi tố của người bị hại sẽ mâu thuẫn với quyền công tố của Nhà nước, vì quyền công tố là nhân danh lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước để phát giác, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật. Một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật TTHS Việt Nam là nguyên tắc công tố, tức là mọi hành vi phạm tội đều phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân bằng Hiến pháp, bằng pháp luật và bằng cơ chế đảm bảo thực hiện. Mọi hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại đến quyền và lợi ích của công dân đều sẽ bị Nhà nước xử lý nghiêm minh.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu, tham khảo pháp luật của một số nước đặc biệt là pháp luật tố tụng của Liên Xô, các nhà lập pháp cũng nhận thấy “quyền tư tố” của người bị hại được xã hội chấp nhận khi nó ở trong giới hạn nhất định và không làm ảnh hưởng đến quyền công tố của Nhà nước. Do đó, BLTTHS 1988 đã chính thức ghi nhận chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại.
Khởi tố theo yêu cầu của người bị hại theo quy định của BLTTHS 1988 chỉ áp dụng đối với những hành vi phạm tội có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp, không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và thuộc hai nhóm tội là các tội xâm phạm sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người và các tội xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân. Sau đó khi BLHS 1999 ban hành, do có sự sửa đổi bổ sung trong phân nhóm tội phạm cũng như khi áp dụng vào thực tế, chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại có những điểm hạn chế, thiếu sót nên khi xây dựng BLTTHS 2003, bên cạnh việc ghi nhận chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trên cơ sở kế thừa các quy định của BLTTHS 1988, chúng ta đã có những sửa đổi, bổ sung nhất định.
Việc BLTTHS 2003 tiếp tục ghi nhận chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại cho thấy sự cần thiết của chế định này trong hệ thống pháp luật tố tụng hình sự của nước ta. Một mặt góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của người bị hại, mặt khác, vẫn bảo vệ được lợi ích của Nhà nước, xã hội. Chế định này thể hiện tính dân chủ, sự tôn trọng và cảm thông trước những thiệt hại mất mát của người bị hại.
b. Cơ sở thực tiễn
Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng có nhiệm vụ quan trọng, có tính chất quyết định đến các hoạt động, các giai đoạn khác của quá trình tố tụng. Tuy nhiên, không phải cứ phát hiện có dấu hiệu tội phạm rồi khởi tố vụ án là cơ quan có thẩm quyền sẽ bảo vệ lợi ích của người bị hại một cách tốt nhất. Trong thực tế, có những người bị hại chỉ bị thiệt hại về thể chất, có người bị hại chỉ bị thiệt hại về tài sản, nhưng cũng có những người bị thiệt hại cả về thể chất, tinh thần và tài sản. Đối với những thiệt hại về tài sản do tội phạm gây ra thì có thể khôi phục được, còn đối với thiệt hại về tinh thần hay thể chất thì chỉ có thể bù đắp được phần nào mà không thể khôi phục lại được như cũ. Trong đó, thiệt hại về tinh thần là thiệt hại không thể tính toán được vì đó là những tổn thương vô hình, những sợ hãi hay ám ảnh mà người bị hại không muốn nhắc lại và càng không muốn bị công khai. Đối với những trường hợp này, cách tốt nhất là để cho người bị hại và người gây thiệt hại chủ động giải quyết với nhau. Còn nếu người bị hại thật sự muốn kẻ gây thiệt hại phải bị pháp luật trừng phạt thì sẽ yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khởi tố và giải quyết vụ án.
Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu người bị hại là một chế định được quy định và áp dụng khá phổ biến trong pháp luật một số nước.
Tại khoản 2 Điều 20 BLTTHS Liên Bang Nga quy định: “Các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các Điều 115, 116, khoản 1 Điều 129 và Điều 130 BLHS Liên Bang Nga được coi là các vụ án tư tố. Các vụ án này chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại hay người thay mặt hợp pháp của họ”. Còn Điều 105 BLTTHS Trung Quốc quy định: “Những vụ án hình sự do người bị hại tố cáo hay có tình tiết giảm nhẹ sẽ do một thẩm phán điều hành việc xét xử”. Như vậy, pháp luật TTHS Trung Quốc cũng đã gián tiếp ghi nhận quyền yêu cầu khởi tố vụ án của người bị hại.
Bên cạnh những quốc gia ghi nhận chế định khởi tố theo yêu cầu của người bị hại trong Luật TTHS thì có những quốc gia lại quy định yêu cầu khởi tố của người bị hại là một yếu tố cấu thành tội phạm. Điều 22 Bộ luật hình sự Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào quy định: “Chỉ bị coi là tội phạm khi có đơn kiện của người bị hại. Nếu hành vi không nguy hiểm cho xã hội và nếu người bị hại không có đơn kiện thì toà án sẽ không kết tội trong các trường hợp: Xâm phạm thân thể giữa những người thân (nếu không gây thương tích nặng hay gây thiệt hại về sức khoẻ), xúc phạm, vu khống, có hành vi thô bạo đối với thi thể hay danh dự của người đã chết, xâm phạm tài sản của họ hàng thân thiết, xâm phạm thô bạo đối với danh dự, bí mật riêng tư của gia đình, cá nhân. Việc người bị hại rút đơn kiện sẽ chấm dứt quá trình tố tụng tại toà án”.. Bộ Tư pháp, Pháp luật hình sự một số nước. Tạp chí dân chủ và pháp luật số chuyên đề năm 1998.
Hay Điều 135 BLHS Nhật Bản quy định: “Các tội phạm quy định tại chương các tội xâm phạm bí mật chỉ được khởi tố theo đơn yêu cầu của người bị hại”. Còn luật hình sự Cộng hoà dân chủ Đức đã đưa yêu cầu khởi tố của người bị hại như một yếu tố cấu thành tội phạm đối với một số tội như: Vô ý gây thương tích, xâm phạm đến sở hữu riêng, sử dụng xe không có giấy phép, xâm phạm sở hữu giữa những người thân thuộc.. Võ Thọ, Một số vấn đề của Bộ luật tố tụng hình sự, NXB Pháp lý, năm 1995
Như vậy, dù được quy định trong luật TTH...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Hoàn thiện chế định khởi kiện và thụ lý án Dân sự trong Pháp luật Tố tụng Dân sự Việt Nam Luận văn Luật 3
D Nghiên cứu xác định chế độ xử lý nhiệt, GA3 kết hợp phủ màng đến biến đổi chất lượng quả chanh trong quá trình bảo quản Nông Lâm Thủy sản 0
D Chế tạo vật liệu nano ZnO bằng phương pháp điện hóa và định hướng ứng dụng Khoa học kỹ thuật 0
D Chế định mang thai hộ theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và tình hình thực hiện trên địa bàn thành phố hà nội Luận văn Luật 1
D Các quy tắc xuất xứ trong hiệp định EVFTA và những điều cần lưu ý, cơ chế cấp C/O mẫu EUR.1 và cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa Luận văn Kinh tế 0
D CHẾ TẠO HỆ THỐNG XÁC ĐỊNH KHOẢNG CÁCH GIỮA Ô TÔ VỚI CHƯỚNG NGẠI VẬT Khoa học kỹ thuật 0
D THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH & CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu chế tạo vật liệu Nano vàng - Chitosan định hướng ứng dụng trong dược phẩm Khoa học Tự nhiên 0
D Quy chế pháp lý của đảo theo quy định của công ước luật biển năm 1982 và những vấn đề đặt ra đối với Luận văn Luật 0
H Xác định chế độ lạnh đông cho hạt sen tươi và phương pháp tan giá Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top