khunglong_1302

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng các căn cứ quyết định hình phạt của Tòa án trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ khi BLHS năm 1999 có hiệu lực (ngày 01/07/2000). Chỉ ra những hạn chế, những sai sót trong thực tiễn vận dụng và nguyên nhân của việc áp dụng chưa đúng các căn cứ quyết định hình phạt, góp phần đảm bảo sự nhận thức thống nhất về nội dung, ý nghĩa của các căn cứ quyết định hình phạt. Đề xuất kiến nghị về các căn cứ quyết định hình phạt nhằm tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động quyết định hình phạt của Tòa án, đảm bảo tính đúng đắn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
Chương 1:
Những vấn đề lý luận về căn cứ quyết định hình phạt
1.1. Khái niệm quyết định hình phạt. 7
1.1.1. Đặc điểm của quyết định hình phạt. 8
1.1.2. Khái niệm quyết định hình phạt. 17
1.1.3. ý nghĩa của quyết định hình phạt. 19
1.2. Khái niệm căn cứ quyết định hình phạt. 29
1.2.1. Đặc điểm của căn cứ quyết định hình phạt. 29
1.2.2. Khái niệm căn cứ quyết định hình phạt. 33
1.2.3. ý nghĩa của căn cứ quyết định hình phạt. 36
Kết luận chương 1 38
Chương 2:
Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và một số nước trên thế giới về căn
cứ quyết định hình phạt
2.1. Pháp luật hình sự Việt Nam về căn cứ quyết định hình phạt
từ năm 1945 đến trước năm 1999. 40
2.1.1. Từ năm 1945 đến trước khi BLHS năm 1985 ra đời. 40
2.1.2. Từ năm 1985 đến trước khi pháp điển hoá BLHS năm
1999. 44
2.2. Quy định của BLHS năm 1999 về căn cứ quyết định hình
phạt. 47
2.2.1. Căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự. 48
2.2.2. Cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của
hành vi phạm tội. 52
2.2.3. Cân nhắc nhân thân người phạm tội. 55
2.2.4. Cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS 61
2.3. Căn cứ quyết định hình phạt trong pháp luật hình sự một số
nước trên thế giới. 74
Kết luận chương 2 80
Chương 3:
Thực tiễn áp dụng căn cứ quyết định hình phạt
và giải pháp nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt
của Toà án
3.1. áp dụng căn cứ quyết định hình phạt trong thực tiễn quyết
định hình phạt của Toà án. 82
3.1.1. Kết quả áp dụng các căn cứ quyết định hình phạt trong
thực tiễn quyết định hình phạt của Tòa án. 82
3.1.2. Những sai sót trong thực tiễn hoạt động quyết định hình
phạt của Toà án. 89
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt của
Tòa án. 95
3.2.1. Hoàn thiện quy định về các căn cứ quyết định hình phạt tại
Điều 45 BLHS năm 1999. 96
3.2.2. Khi quyết định hình phạt, Toà án cần tham khảo các bản
án mẫu (án lệ) đã được thừa nhận chung do TAND tối cao
tập hợp và phát hành. 101
3.2.3. Nâng cao ý thức pháp luật của Thẩm phán và Hội thẩm
nhân dân trong việc áp dụng các căn cứ quyết định hình
phạt. 106
Kết luận chương 3 108
KẾT LUẬN 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng hình sự đặc biệt
quan trọng do Toà án cấp sơ thẩm thực hiện trên cơ sở kiểm tra, đánh giá
toàn bộ các tình tiết của vụ án theo những quy định của BLTTHS để chứng
minh tội phạm, giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với
ngƣời bị kết án. Trong giai đoạn này, quyết định hình phạt là hoạt động
không thể thiếu sau khi đã định tội danh mà kết quả là Hội đồng xét xử nhân
danh Nhà nƣớc CHXHCN Việt Nam tuyên cho ngƣời bị kết tội một hình
phạt cụ thể. Việc Toà án tuyên một hình phạt đảm bảo tính công lý có ý
nghĩa chính trị, xã hội và pháp lý hết sức to lớn. Quyết định hình phạt đúng,
đảm bảo tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật hình sự, tƣơng xứng với
tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội chính là để bảo
vệ pháp chế và chế độ XHCN, là cơ sở pháp lý đầu tiên để đạt đƣợc các mục
đích của hình phạt. Nhìn chung, quyết định hình phạt đúng không chỉ có tác
dụng đối với ngƣời phạm tội mà còn thể hiện tính nghiêm minh của pháp
luật và phát huy tác dụng giáo dục, phòng ngừa chung. Vì vậy, mọi trƣờng
hợp áp dụng hình phạt nhẹ hơn hay nặng hơn mức cần thiết đối với hành vi
phạm tội đều không đảm bảo đƣợc mục đích trừng trị và giáo dục ngƣời
phạm tội. Đối với trƣờng hợp ngƣời phạm tội tự thú, đầu thú, thực sự ăn năn,
hối cải, có khả năng cải tạo tốt, có nhiều tình tiết giảm nhẹ TNHS... phải có
sự khoan hồng. Tội phạm càng nguy hiểm thì mức độ trừng trị càng phải
nghiêm khắc (hình phạt càng cao). Có nhƣ vậy mới buộc ngƣời phạm tội
phải suy nghĩ về những sai lầm, những thiệt hại do mình gây ra cho xã hội,
mới thấm thía hậu quả pháp lý mà mình phải gánh chịu để cải tạo thành
ngƣời có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của
cuộc sống XHCN, không phạm tội mới và qua đó đáp ứng đƣợc yêu cầu
phòng ngừa chung.

Trong hoạt động thực tiễn, để quyết định hình phạt đúng, phát huy đƣợc
hiệu quả và mục đích của hình phạt không phải là công việc đơn giản vì Hội
đồng xét xử (Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân) không bao giờ quyết định
hình phạt lại dựa trên một khuôn mẫu chung, mang tính định sẵn trong mối
quan hệ với tính đa dạng của các loại hành vi phạm tội. Đặc biệt, từ khi
BLHS đầu tiên ra đời năm 1985, án lệ không còn đƣợc coi là nguồn của pháp
luật hình sự thì càng không thể có một hình phạt mẫu với những thông số
cho sẵn để hoạt động quyết định hình phạt chỉ việc lắp ráp một cách máy
móc. Hệ thống hình phạt đa dạng, với các mức độ nghiêm khắc khác nhau
đƣợc quy định trong BLHS tuy đã phát huy đƣợc tác dụng tích cực trong
công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nhƣng việc quy định khoảng cách
giữa mức tối thiểu và tối đa của hình phạt tù có thời hạn vẫn còn rộng nên dễ
tạo ra sự tuỳ tiện trong quyết định hình phạt, không đảm bảo công bằng giữa
các trƣờng hợp phạm tội. Mặt khác, hoạt động quyết định hình phạt cũng
không cho phép Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân đƣợc quyết định hình
phạt một cách chủ quan, thiếu căn cứ pháp lý hay đi tìm tội danh cho một
hình phạt đã có sẵn... vì kết quả sẽ là sự xâm hại thô bạo các quyền và lợi ích
chính đáng của ngƣời phạm tội, vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc pháp chế
của Luật hình sự trong một nhà nƣớc pháp quyền XHCN của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân.
Vì vậy, để đảm bảo tính khách quan, đúng pháp luật của hoạt động
quyết định hình phạt, pháp luật hình sự nƣớc ta đã chính thức ghi nhận các
căn cứ quyết định hình phạt trong BLHS để Toà án dựa vào khi quyết định
hình phạt. Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tiễn áp dụng các căn cứ quyết định
hình phạt từ khi BLHS năm 1999 có hiệu lực đến nay đã cho thấy vẫn còn
nhiều Toà án mắc phải những sai sót nhất định khi thực hiện hoạt động quyết
định hình phạt, nhất là trong việc áp dụng các căn cứ quyết định hình phạt.
Mặt khác, xuất phát từ việc nhận thức rõ hậu quả tiêu cực cho xã hội do hoạt
động quyết định hình phạt không đúng gây ra, chúng tui cho rằng việc

nghiên cứu một cách căn bản, có hệ thống về “Căn cứ quyết định hình
phạt” dƣới góc độ lý luận và thực tiễn là hết sức cần thiết và có giá trị nhằm
nâng cao nhận thức và khắc phục những vƣớng mắc, thiếu sót trong thực tiễn
hoạt động quyết định hình phạt của Toà án. Ngoài ra, nghiên cứu hoàn thiện
quy định về các căn cứ quyết định hình phạt cũng là một nhiệm vụ cấp thiết
để xây dựng pháp luật hình sự công bằng, nhân đạo, dân chủ và công minh
trong nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU:
Các căn cứ quyết định hình phạt đƣợc quy định tại Điều 45 BLHS năm
1999 là cơ sở pháp lý bắt buộc Toà án phải dựa vào khi thực hiện hoạt động
quyết định hình phạt. Đây là một chế định quan trọng và không thể thiếu
nhằm đảm bảo chất lƣợng, hiệu quả của hoạt động quyết định hình phạt của
Toà án. Chính vì vậy, các căn cứ quyết định hình phạt không chỉ đƣợc đề cập
đến trong giáo trình Luật hình sự của các trƣờng đại học nhƣ Đại học Luật
Hà Nội, khoa Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội... để đào tạo cử nhân luật
học, cán bộ tƣ pháp tƣơng lai, mà còn là mối quan tâm của các cán bộ làm
công tác xét xử, là trọng tâm nghiên cứu của các nhà khoa học pháp lý hình
sự nhƣ:
TSKH. PGS. Lê Cảm: Về bản chất pháp lý của quy phạm “Nguyên tắc
quyết định hình phạt” tại Điều 37 Bộ luật hình sự Việt Nam - Tạp chí Tòa án
nhân dân số 1+2/1989; Nhân thân người phạm tội - Tạp chí Tòa án nhân dân
số 10/2001.
TSKH. PGS. Lê Cảm và ThS. Trịnh Tiến Việt: Nhân thân người phạm
tội: Một số vấn đề lý luận cơ bản - Tạp chí Tòa án nhân dân số 1/2002.
ThS. Trịnh Tiến Việt: Về các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách
nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự năm 1999 và một số kiến nghị - Tạp chí
Tòa án nhân dân số 13/2004.
ThS. Phạm Thanh Bình: Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự trong luật hình sự Việt Nam - Tạp chí Tòa án nhân dân số 8/1995

ThS. Nguyễn Mai Bộ: Việc áp dụng các tình tiết tăng nặng - Tạp chí
Tòa án nhân dân số 1/1999.
ThS. Đinh Văn Quế: Một số điểm mới của Bộ luật Hình sự năm 1999 về
hình phạt và quyết định hình phạt - Tạp chí Tòa án nhân dân số 3/2000.
Đặng Xuân Đào: “Một số nội dung mới của các quy định về các tình tiết
giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự Việt Nam
năm 1999” - Tạp chí Tòa án nhân dân số 8/2000...
Tuy nhiên, những công trình khoa học này chủ yếu nghiên cứu về các
căn cứ quyết định hình phạt dƣới góc độ là các căn cứ độc lập hay là một
phần trong chế định quyết định hình phạt của Luật hình sự nên phần nào
chƣa thể hiện đƣợc tính hệ thống, tính toàn diện về lý luận và thực tiễn. Đặc
biệt, các công trình khoa học này cũng chƣa đƣa ra đƣợc các giải pháp hoàn
thiện quy định về căn cứ quyết định hình phạt. Điều đó cho thấy yêu cầu
nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn nhằm hoàn thiện các quy định của pháp
luật hình sự có liên quan đến căn cứ quyết định hình phạt và hoàn thiện quy
định về căn cứ quyết định hình phạt tại Điều 45 BLHS năm 1999 là hoàn
toàn có giá trị khoa học và rất thiết thực. Làm đƣợc điều này sẽ góp phần
nâng cao chất lƣợng hoạt động quyết định hình phạt, qua đó đáp ứng mục
tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác xét xử các vụ án hình sự mà
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc
Cải cách tƣ pháp đến năm 2020 đã đề ra.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
Xuất phát từ tình hình nghiên cứu về các căn cứ quyết định hình phạt,
chúng tui nhận thấy cần có sự nghiên cứu toàn diện, có hệ thống về các căn
cứ quyết định hình phạt đƣợc quy định tại Điều 45 BLHS năm 1999. Dựa
trên kết quả nghiên cứu về lý luận và đánh giá thực tiễn vận dụng các căn cứ
quyết định hình phạt trong hoạt động xét xử của Toà án các cấp, luận văn
không những nhằm tiếp tục phát triển đề tài “Các tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự: Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn” mà tác giả đã hoàn

thành năm 1995 ở bậc cử nhân luật học mà còn đƣa ra những ý kiến đề xuất
hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự có liên quan đến các căn cứ quyết
định hình phạt và hoàn thiện quy định về căn cứ quyết định hình phạt tại
Điều 45 BLHS năm 1999. Cũng qua đó góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu
quả hoạt động quyết định hình phạt của Toà án để đạt đƣợc mục đích cuối
cùng của hình phạt là giáo dục, cải tạo ngƣời phạm tội trở thành công dân có
ích cho xã hội.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
Để đạt đƣợc mục đích đã đề ra, luận văn xác định phạm vi nghiên cứu
là những quy định của pháp luật hình sự về các căn cứ quyết định hình phạt
tại Điều 45 BLHS năm 1999. Trong đó, tập trung nghiên cứu về lý luận và
thực tiễn áp dụng các căn cứ quyết định hình phạt của Toà án trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ khi BLHS năm 1999 có
hiệu lực (ngày 01/7/2000) đến nay. Qua đó chỉ ra những hạn chế, nguyên
nhân và đề xuất ý kiến hoàn thiện các căn cứ quyết định hình phạt nhằm tạo
cơ sở vững chắc cho hoạt động quyết định hình phạt của Toà án đảm bảo
tính đúng đắn, hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu của công cuộc cải cách tƣ pháp
ở Việt Nam hiện nay.
5. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI:
+ Cơ sở lý luận: Đề tài đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của Chủ
nghĩa Mác - LêNin, đƣờng lối (các Nghị quyết) của Đảng Cộng sản Việt
Nam; Chính sách hình sự, chính sách nhân đạo, các nguyên tắc của luật hình
sự Việt Nam; các quy định của BLHS năm 1999 về quyết định hình phạt và
căn cứ quyết định hình phạt và các văn bản hƣớng dẫn thi hành BLHS năm
1999.
+ Cơ sở thực tiễn: Thực tiễn áp dụng căn cứ quyết định hình phạt trong
hoạt động quyết định hình phạt của Toà án cấp sơ thẩm, cấp phúc thẩm từ
khi BLHS năm 1999 có hiệu lực (01/7/2000) đến nay.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để trình bầy bản luận văn của mình, chúng tui đã sử dụng các phƣơng
pháp nghiên cứu chủ yếu là: phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp phân tích,
phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp thống kê và phỏng vấn trực tiếp cán bộ
làm công tác xét xử ở cơ quan Toà án.
7. ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN VĂN:
Các căn cứ quyết định hình phạt là những vấn đề đƣợc khá nhiều tác
giả nghiên cứu dƣới những góc độ khác nhau. Thực tế đó đã tạo ra những
thuận lợi nhất định cho việc nghiên cứu đề tài nhƣng cũng chính là khó khăn
lớn đối với tác giả vì sẽ không tránh khỏi sự trùng lặp về những kiến thức
pháp luật hình sự cơ bản đã đƣợc thừa nhận rộng rãi trong khoa học pháp lý.
Mặc dù vậy, dựa trên những nghiên cứu lý luận về quyết định hình phạt, tìm
hiểu quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, pháp luật hình sự một số
nƣớc trên thế giới về căn cứ quyết định hình phạt và kết quả đánh giá thực
tiễn áp dụng các căn cứ quyết định hình phạt trong hoạt động xét xử sơ thẩm
vụ án hình sự của Toà án, có thể thấy những điểm mới của luận văn là:
+ Góp phần đảm bảo sự nhận thức thống nhất về nội dung, ý nghĩa của
các căn cứ quyết định hình phạt.
+ Chỉ ra những sai sót trong thực tiễn vận dụng và nguyên nhân của
việc áp dụng chƣa đúng các căn cứ quyết định hình phạt.
+ Điểm mới quan trọng nhất của luận văn là đƣa ra những giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt trong thực tiễn, bao gồm: Giải
pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về các căn cứ quyết
định hình phạt tại Điều 45 BLHS năm 1999, cơ sở pháp lý của hoạt động
quyết định hình phạt; Kiến nghị áp dụng căn cứ thực tiễn (án lệ) của hoạt
động quyết định hình phạt; Nâng cao ý thức pháp luật của Thẩm phán và Hội
thẩm nhân dân trong việc áp dụng các căn cứ quyết định hình phạt.
8. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN:
Ngoài lời mở đầu, phụ lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chƣơng với nội dung nhƣ sau:
ngƣời phạm tội phải chịu án tích và có thể bị tƣớc đi một số quyền và lợi ích
hợp pháp nếu bị áp dụng hình phạt bổ sung. Do đó, hình phạt này có tính
nghiêm khắc hơn hình phạt cảnh cáo trong luật hành chính.
Nếu trừng trị là nội dung của hình phạt thì việc Nhà nƣớc áp dụng hình
phạt đối với ngƣời phạm tội bị kết án chính là nhằm trừng trị tội lỗi mà
ngƣời đó đã mắc phải bằng cách buộc họ phải gánh chịu những hậu quả pháp
lý bất lợi do việc thực hiện hành vi phạm tội. Mục đích trừng trị đó không
chỉ đƣợc thể hiện trong việc Nhà nƣớc quy định hệ thống hình phạt mà còn ở
nội dung, mức độ nhẹ, nặng của mỗi loại hình phạt; ở điều kiện áp dụng từng
loại hình phạt cụ thể và cả trong việc tổ chức chấp hành hình phạt. Ngoài ra,
mục đích trừng trị còn đƣợc thể hiện rất rõ trong đƣờng lối xử lý tội phạm
của Nhà nƣớc là nghiêm trị kết hợp với khoan hồng, trừng trị kết hợp với
giáo dục, cải tạo (Điều 3, Điều 27 BLHS năm 1999). Ngƣời không có ý thức
tuân thủ pháp luật mà việc áp dụng chế tài của các ngành luật khác không
đƣợc đảm bảo thực hiện thì Nhà nƣớc phải sử dụng chế tài của luật hình sự
là hình phạt để trừng trị họ. Ngƣời thực hiện tội phạm càng nguy hiểm, nhân
thân càng xấu thì càng phải trừng trị nghiêm khắc. Chính vì vậy, ngày nào
hình phạt còn đƣợc Nhà nƣớc áp dụng đối với ngƣời phạm tội thì ngày đó
hình phạt vẫn để trừng trị ngƣời phạm tội và đúng nhƣ Điều 27 BLHS năm
1999, hình phạt luôn có mục đích trừng trị. Mỗi hình phạt trong luật hình sự
Việt Nam đều có nội dung trừng trị. Vì vậy, nếu không thừa nhận hình phạt
có mục đích trừng trị thì cũng đƣơng nhiên phủ nhận nội dung trừng trị của
hình phạt.
Tuy hình phạt trong luật hình sự Việt Nam là biện pháp cƣỡng chế
nghiêm khắc nhất (Điều 26 BLHS năm 1999) nhƣng điều đó không có nghĩa
mục đích trừng trị của hình phạt là nhằm trả thù hay gây đau đớn về thể chất,
tinh thần cho ngƣời phạm tội và càng không phải là sự đền bù ngang giá giữa
tội phạm với Nhà nƣớc là ngƣời thay mặt cho lợi ích xã hội. Việc Nhà nƣớc
áp dụng hình phạt đối với ngƣời phạm tội bị kết án không phải là lấy cái ác


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

khsv

Member
Re: Căn cứ quyết định hình phạt: những vấn đề lý luận và thực tiễn : Luận văn ThS. Luật: 60 38 40

Chào chủ topic, cho mình xin bản full luận văn này nhé, Thank !
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
Y Đánh giá thực trạng áp dụng căn cứ ly hôn để giải quyết các trường hợp ly hôn tại Quảng Ninh Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Chuyên đề Thực tiến áp dụng căn cứ li hôn để giải quyết các trường hợp ly hôn tại huyên Phú X Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Chuyên đề Thực tiễn áp dụng căn cứ ly hôn để giải quyết các trường hợp ly hôn tại Quảng Ninh Tài liệu chưa phân loại 0
D Những căn cứ để hoạch định chính sách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
R Căn cứ ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 Luận văn Luật 0
D Giải thích rõ việc lựa chọn chủ thể ban hành, loại văn bản, căn cứ pháp lí và soạn thảo văn bản Triể Luận văn Luật 0
H Căn cứ khoa học để xây dựng chuẩn đầu ra nghề Điện Công nghiệp hệ cao đẳng nghề (Nghiên cứu trường h Luận văn Sư phạm 0
M Quá trình xây dựng và phát triển căn cứ địa kháng chiến U Minh Hạ (1954-1960) Lịch sử Việt Nam 0
V Quá trình hình thành và phát triển của căn cứ địa Việt bắc (Trong cuộc vận động cách mạng tháng 8/19 Lịch sử Việt Nam 0
H Căn cứ pháp lý đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa: Luận văn ThS. Luật: 60 38 Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top