Download Đề tài Cách ứng xử chi phí và lập dự toán chi phí ở doanh nghiệp

Download Đề tài Cách ứng xử chi phí và lập dự toán chi phí ở doanh nghiệp miễn phí





MỤC LỤC
Phần 1: Lời Mở đầu 1
Phần 2: Nội dung 2
A. Cách ứng xử chi phí ở doanh nghiệp 2
I. Định nghĩa về cách ứng xử chi phí ở doanh nghiệp 2
1. Định nghĩa về cách ứng xử chi phí cố định 2
2. Định nghĩa về cách ứng xử chi phí biến đổi 2
II. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí 2
1. Biến phí (chi phí biến đổi, chi phí khả biến, VC) 2
a. Khái niệm 1: 2
b. Khái niệm 2: 2
c. Xét về tính chất tác động, biến phí chia làm 2 loại: Biến phí tỷ lệ và biến phí cấp bậc 3
2. Định phí (chi phí cố định, chi phí bất biến, FC) 5
a. Cơ sở phân biệt định phí và biến phí cấp bậc 6
b. Cách ứng xử của định phí và biến phí trong mối quan hệ với mức hoạt động được tóm tắt qua bảng sau: 6
d. So sánh định phí bắt buộc và định phí tùy ý 8
e. Sự khác biệt giữa định phí tùy ý và biến phí cấp bậc 9
g. Định phí trong các mối quan hệ với phạm vi phù hợp 10
h. Xu hướng tăng dần định phí so với biến phí 10
i. Đồ thị biểu diễn định phí như sau: 10
3. Chi phí hỗn hợp (MC) 11
a. Khái niệm: 11
b. Một số ví dụ về chi phí hỗn hợp 11
c. Kỹ thuật ước lượng chi phí hỗn hợp: Có 3 phương pháp 13
III. Nhận diện về cách ứng xử của chi phí 17
1. Phương pháp tài khỏan 17
2. Phương pháp kỹ thuật 18
3. Phương pháp phỏng vấn 18
B. Cách lập dự Toán theo cách ứng xử của chi phí 18
I. Nội Dung của dự toán tổng thể doanh nghiệp 18
1. Dự toán hoạt động 19
a. Dự toán bán hàng (dự toán tiêu thụ) 19
b. Dự toán sản xuất, (dự toán mua hàng) 19
c. Dự toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 20
2. Dự toán tài chính 20
a. Dự toán vốn bằng tiền 20
b. Báo cáo lãi - lỗ dự toán 20
c. Lập bảng cân đối kế toán dự toán 20
d. Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự toán 20
II. Dự toán linh hoạt 20
Phần 3: Kết luận 26
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:


Chi phí
Ứng xử của chi phí khi hoạt động thay đổi
Tổng chi phí
Chi phí đơn vị
Biến phí
Thay đổi
Không đổi
Định phí
Không đổi
Thay đổi
c. Phân loại định phí:
Chia làm 2 loại: - Định phí tùy ý
- Định phí bắt buộc
+ Định phí tùy ý (định phí không bắt buộc):
Định phí tùy ý là định phí có thể được thay đổi nhanh chóng bằng hành động quản trị. Các nhà quản trị quyết định mức độ và số lượng định phí này trong các quyết định hàng năm.
Ví dụ: Chi phí quảng cáo, đào tạo nhân viên, nghiên cứu, giao dịch,...
Nói cách khác, định phí tùy ý còn được xem như chi phí bất biến quản trị.
+ Định phí bắt buộc:
Định phí bắt buộc là định phí không thể thay đổi một cách nhanh chóng. Bởi vì chúng thường liên quan đến tài sản cố định (TSCĐ) và cấu trúc cơ bản của doanh nghiệp.
Ví dụ: Chi phí khấu hao TSCĐ, thuế tài sản, tiền lương của các thành viên trong cơ cấu tổ chức cơ bản của doanh nghiệp.
Nói cách khác, định phí bắt buộc là những định phí có tính chất cơ cấu, liên quan đến cấu trúc tổ chức của một doanh nghiệp mà rất khó thay đổi, nếu muốn thay đổi loại phí này cần có một khoảng thời gian tương đối dài.
Ví dụ: Chi phí khấu hao nhà xưởng, chi phí khấu hao phương tiện vận tải, chi phí về lương, bảo hiểm của các nhà quản trị chủ chốt trong doanh nghiệp.
Định phí bắt buộc có hăi đặc điểm cơ bản sau:
+ Tồn tại lâu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
+ Không thể cắt giảm đến bằng không trong một thời gian ngắn.
Do định phí bắt buộc có bản chất lâu dài và có ảnh hưởng đến mục tiêu của doanh nghiệp nên khi đưa ra quyết định đầu tư vào tài sản cố định, các nhà quản trị phải cân nhắc thật kĩ, chính xác. Bởi vì khi đã quyết định thì doanh nghiệp buộc phải tuân theo quyết định đã đề ra trong một thời gian dài.
Ngoài ra, định phíc bắt buộc không thể tùy tiện cắt giảm trong một thời gian ngắn. Bởi vì, nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh lời hay các mục đích lâu dài khác của doanh nghiệp. Vì thế, dù mức hoạt động có bị giảm ở một kỳ nào đó thì định phí bắt buộc vẫn không đổi. Bởi vì nếu cắt giảm chi phí giải quyết được tình trạng khó khăn hiện tại nhưng phải trả giá đắt sau này.
Xét về mặt toán học, định phí bắt buộc được biểu diễn bằng đường thẳng sau:
y = b
Trong đó: b: là hằng số
y: là tổng định phí bắt buộc
Dựa vào hai đặc điểm trên của định phí bắt buộc, việc dự báo và kiểm soát định phí bắt buộc phải bắt đầu từ lúc xây dựng, triển khai dự án, xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp. Khi đã đưa ra quyết định dự án đã được thực hiện thì chi phí hoạt động của doanh nghiệp bị ràng buộc bởi các quyết định có tính chất cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp đó trong nhiều năm. Điều này được thể hiện qua việc đầu tư dự án của một Công ty X. Đó là dự án đầu tư máy móc thiết bị của một Công ty X. Muốn đầu tư vào dự án này trước tiên chúng ta cần khảo sát kỹ về vị trí địa lý, công dụng của loại máy móc cần đầu tư, kinh phí đầu tư,... Khi máy móc được đưa vào sử dụng thì khấu hao máy móc thiết bị là chi phí mà doanh nghiệp phải chịu trong nhiều năm. Khi doanh nghiệp hoạt động và ngay cả khi ngừng hoạt động. Bên cạnh những ứng xử trên của các nhà quản trị đối với định phí bắt buộc, muốn tiết kiệm và tăng nhanh khả năng thu hồi vốn đầu tư, tránh bớt những rủi ro cần tận dụng và khai thác hết công suất của tài sản dài hạn, việc phát huy kiến thức, khả năng, mở rộng quy mô quản lý của các nhà quản trị cấp cao là việc cần thực hiện trong thời gian phát sinh định phí bắt buộc.
d. So sánh định phí bắt buộc và định phí tùy ý
Định phí bắt buộc và định phí tùy ý thực chất tùy vào cách suy nghĩ của từng nhà quản trị và có những khoản định phí nằm trên ranh giới của định phí bắt buộc và định phí tùy ý.
Ví dụ: Muốn cho Công ty tồn tại và phát triển bền vững thì Công ty phải thuê người để quản lý Công ty. Nhưng mức lương và số lượng người cần thuê sẽ do các nhà quản trị hiện hành của Công ty quyết định.
+ Định phí bắt buộc không thể được cắt giảm tùy tiện nhưng định phí tùy ý nếu bị tùy tiện cắt giảm trong các chương trình cắt giảm chi phí thì sẽ gây ảnh hưởng lâu dài.
Ví dụ: Cắt giảm chi phí quảng cáo sẽ gây ảnh hưởng làm giảm sự nhận biết của người mua đối với hàng hóa của Công ty. Việc này làm cho sự chấp nhận sản phẩm của Công ty sẽ không tốt trong tương lai.
+ Các nhà quản trị doanh nghiệp xử lý định phí bắt buộc và định phí tùy ý hòan toàn khác nhau. Trong các chương trình cắt giảm chi phí thì định phí tùy ý thường giảm đầu tiên, định phí bắt buộc không đổi, nếu có thì cũng rất ít. Bên cạnh đó, các nhà quản trị có khuynh hướng xem xét các định phí tùy ý chặt chẽ và thường xuyên hơn các định phí bắt buộc.
+ Khái niệm định phí bắt buộc và định phí tùy ý tùy thuộc vào cách nhìn nhận riêng của từng nhà quản trị trong doanh nghiệp. Cụ thể, có những nhà quản trị nhìn nhận các khỏan định phí này là bắt buộc nên họ rất ngại khi điều chỉnh, nhưng những người khác lại cho nó là định phí tùy ý. Cho nên thường xuyên xem xét lại và điều chỉnh khi có điều kiện.
Ví dụ: Trong mùa nắng, Công ty sản xuất quần áo đông có gặp trở ngại trong công việc sản xuất cho nên tiến độ sản xuất bị ảnh hưởng, có lúc không có việc hay có nhưng rất ít việc. Nếu nhà quản trị Công ty nhận định rằng đây là định phí tùy ý thì trong thời điểm này nhà quản trị sẽ cho nghỉ bớt một số công nhân cho phù hợp với khối lượng công việc. Ngược lại, nếu nhà quản trị nhận định là định phí bắt buộc thì nhà quản trị sẽ duy trì số công nhân đó tuy khối lượng công việc rất ít hay không có việc làm.
Bên cạnh đó giữa định phí bắt buộc và định phí tùy ý có 2 điểm khác biệt cơ bản. Đó là:
+ Định phí tùy ý liên quan đến kế hoạch ngắn hạn và ảnh hưởng đến dòng chi phí của doanh nghiệp hàng năm, ngược lại, định phí bắt buộc thường gắn liền với kế hoạch dài hạn và chịu sự ràng buộc trong nhiều năm.
+ Nếu cần thiết, chúng ta có thể cắt bỏ định phí tùy ý nhưng điều này không thể tiến hành với định phí bắt buộc.
Ví dụ: một Công ty X, phải tốn 10.000.000đ để đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân viên nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn. Nếu Công ty kinh doanh gặp khó khăn, Công ty có thể cắt giảm chi phí đào tạo bồi dưỡng này và có thể cắt giảm đến 0. Ngược lại, chi phí khấu hao máy móc thiết bị hàng năm của Công ty là 50.000.000đ, Công ty không thể cắt giảm chi phí này khi gặp khó khăn, thua lỗ và chi phí này luôn tồn tại cho tới khi thanh lý, nhượng bán máy móc thiết bị.
Xét về mặt quản lý, các nhà quản trị không bị ràng buộc nhiều bởi các quyết định về định phí tùy ý. Hàng năm, nhà quản trị phải xem xét để điều chỉnh mức độ chi phí, có thể điều chỉnh tăng, giảm hay cắt bỏ hoàn tòan định phí tùy ý.
e. Sự khác biệt giữa đ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top