daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
CHUYÊN ĐỀ: CÁC NƯỚC CHÂU Á, CHÂU PHI VÀ KHU VỰC
MĨ LA TINH (1945- 2000)
Dự kiến số tiết dạy: 10 tiết
Đối tượng: Học sinh lớp 12
A.NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á.
1. Những biến đổi của khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai.
* Biến đổi chính trị:
- Sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1/10/1949)
- Sự xuất hiện Nhà nước Đại hàn Dân Quốc (8/1948) và Sự thành lập nước
Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên (9/1948)
( Sự ra đời của hai Nhà nước trên bán đảo Triều Tiên là hệ quả của "chiến
tranh lạnh")

- Chiến tranh Nam- Bắc Triều Tiên (1950- 1953) là sự biểu hiện rõ nét của
chiến tranh lạnh
* Sự biến đổi về mặt kinh tế
- Sau khi thành lập các nước và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á bắt tay vào xây
dựng và phát triển kinh tế.
- Trong nửa sau thế kỉ XX, khu vực Đông Bắc Á đạt được sự tăng trưởng kinh
tế nhanh chóng, đời sống của người dân được cải thiện.
+ Xuất hiện "3 con rồng" trong "4 con rồng" kinh tế ở Châu Á gồm: Hàn Quốc,
Hồng Kông, Đài Loan.
+ Nhật Bản là nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
+ Trong những năm 80 -90 của thế kỉ XX nền kinh tế Trung Quốc có tốc độ
tăng trưởng nhanh, mạnh.
2. Trung Quốc (1945 - 2000)
- Từ năm 1945 đến năm 2000 lịch sử Trung Quốc trải qua nhiều giai đoạn lịch
sử với những biến đổi thăng trầm cụ thể:
+ Từ 1946 - 1949: Nội chiến Quốc - Cộng.
+ Từ 1949 - 1959: Mười năm đầu xây dựng chế độ mới.
+ Từ 1959 - 1978: Những năm không ổn định
2


+ Từ 1978 - 2000: Công cuộc cải cách mở cửa.
- Trong các giai đoạn trên đáng chú ý là giai đoạn nội chiến dẫn tới sự thành
lập nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa và giai đoạn cải cách mở cửa với những
thành tựu to lớn.
a. Sự thành lập nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa
- Sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân phiệt Nhật, ở Trung
Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân Đảng và Đảng cộng sản kéo dài hơn 3
năm (1946 - 1949)
- Cuối năm 1949, cuộc nội chiến kết thúc, toàn bộ lục địa Trung Quốc được

giải phóng. Tập đoàn Tưởng Giới Thạch thất bại, phải rút chạy ra Đài Loan. Ngày 110- 1949 Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chính thức được thành lập, đứng đầu
là Chủ tịch Mao Trạch Đông.
- Ý nghĩa lịch sử
+ Đối với Trung Quốc: Với thắng lợi này Trung Quốc đã hoàn thành cuộc cách
mạng DTDCND chấm dứt hơn 100 năm nô dịch của đế quốc, phong kiến, xóa bỏ tàn
dư phong kiến, đưa đất nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do, tiến lên
chủ nghĩa xã hội.
+ Đối với thế giới: Tạo điều kiện nối liền CNXH từ Châu Âu sang Châu Á và
ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
+ Tác động tới Việt Nam: Cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hòa
nhân dân Trung Hoa ra đời, các nước XHCN Liên Xô, Trung Quốc, Đông Âu lần lượt
công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đây là thắng
lợi to lớn của cách mạng Việt Nam. cuộc kháng chiến của nhân dân ta nhận được sự
đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới.
b. Công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc (1978 - 2000)
- Hoàn cảnh lịch sử
+ Thế giới: Cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới năm 1973…. Cuộc khủng
hoảng đặt ra cho các nước yêu cầu phải cải cách về kinh tế chính trị, xã hội để thích
nghi với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng KH - KT và sự giao lưu, hợp tác
quốc tế ngày càng mạnh mẽ.
+ Trong nước: Từ năm 1959 đến 1978 Trung Quốc đã phạm nhiều sai lầm dẫn
đén khủng hoảng toàn diện về kinh tế, Chính trị, xã hội.
- Đường lối cải cách mở cửa ở Trung Quốc.
+ Tháng 12 - 1978 Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc vạch ra đường lối
mới do Đặng Tiểu Bình khởi xướng, mở đường cho công cuộc cải cách kinh tế - xã
hội. Sau đó đường lối này được nâng lên thành đường lối chung.
3


+ Nội dung: Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm; kiên trì bốn nguyên tắc cơ

bản; tiến hành cải cách mở cửa nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung sang nền kinh tế thị trường XHCN linh hoạt hơn.
- Thành tựu:
+ Về kinh tế: Cung cấp cho học sinh số liệu tiêu biểu về: Tốc độ tăng trưởng
kinh tế; Tổng thu nhập quố dân (GDP); sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thu nhập
bình quân theo đầu nười.
+ Về khoa học, kĩ thuật, văn hóa giáo dục đạt nhiều thành tựu nổi bật (dẫn chứng)
+ Về đối ngoại:….
- Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong công cuộc đổi mới đi lên xây
dựng chủ nghĩa xã hội.
+ Khi hoàn cảnh lịch sử thế giới trong nước có sự thay đổi và đặt ra yêu cầu cải
cách cần cải cách, đổi mới để thích nghi.
+ Khi cải cách, đổi mới phải kiên trì những nguyên tắc cơ bản của CNXH, sự
lãnh đạo của đảng cộng sản chuyên chính dân chủ nhân dân; chủ nghĩa Mác Lênin…
+ Chuyển nền kinh tế kế hoạch tập trung (ở Việt Nam là cơ chế tập trung quan
liêu bao cấp) sang nền kinh tế thị trường CHXN.
II/ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á.
- Khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai có những biến đổi to
lớn về chính trị, kinh tế, xã hội. Trong nội dung này học sinh được cung cấp ba vấn
đề trọng tâm sau.
1. Quá trình đấu tranh giành độc lập.
* Khái quát chung
- Trước chiến tranh thế giới thứ hai Đông Nam Ávốn là thuộc địa của các nước
đé quốc Âu - Mĩ (trừ Thái Lan). Trong những năm diễn ra cuộc chiến tranh thế giới
thứ hai, các nước Đông Nam Á đều bị biến thành thuộc địa của phát xít Nhật. Ngay
sau khi Nhật Bản đầu hàng lực lượng đồng minh, một số nước Đông Nam Á đã giành
được độc lập như Inđônêxia (17- 8 - 1945); Việt Nam (2 -9 1945); Lào (12 - 101945). Các nước Đông Nam Á khác như: Miến Điện, Mã lai, Philippin giải phóng
nhiều vùng rộng lớn của đất nước.
- Ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, các nước thực dân Âu - Mĩ
quay trở lại xâm lược Đông Nam Á. Trải qua một quá trình đấu tranh kiên cường và

gian khổ, cuộc kháng chiến của nhân dân Đông Nam Á lần lượt giành thắng lợi (nêu
dẫn chứng.....)
* Phong trào đấu tranh giành độc lập ở một số nước tiêu biểu.
4


- Cách mạng Lào: Từ năm 1945 đến năm 2000 cách mạng Lào phát triển qua 4
giai đoạn chính:
+ Nước Lào tuyên bố độc lập: Từ tháng 8 đến tháng 10 năm 1945. Nhân cơ hội
Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện (8/1945), ngày 23 tháng 8 năm 1945,
nhân dân Lào đã nổi dậy và thành lập chính quyền cách mạng ở nhiều nơi. Ngày
12/10/1945, nước Lào tuyên bố độc lập.
+ Giai đoạn kháng chiến chống Pháp quay trở lại xâm lược tháng 3/1946 tháng 7/1954).
+ Giai đoạn kháng chiến chống Mĩ xâm lược: Từ tháng 7/1954 đến tháng
12/1975.
+ Giai đoạn xây dựng đất nước và phát triển kinh tế - xã hội từ 1975 - nay.
- Cách mạng Campuchia: Các giai đoạn phát triển của cách mạng Campuchia.
+ Giai đoạn 1: Kháng chiến chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược từ
tháng 10/1945 đến tháng 7/1954.
+ Giai đoạn 2: Thời kì hòa bình trung lập (1950 - 1970)
+ Giai đoạn 3: Kháng chiến chống Mĩ (1970 - 1975)
+ Giai đoạn 4: Đấu tranh chống tập đoàn Khơ me đỏ do Pôn Pốt cầm đầu (1975
- 1979).
+ Giai đoạn 5: Công cuộc hồi sinh và xây dựng lại đất nước, cuộc nội chiến
giữa lực lượng của Đảng nhân dân cách mạng với các phe phái đối lập chủ yếu là lực
lượng Khơ me đỏ (1979 - 1993)
+ Từ năm 1993 đến nay Campuchia bước sang thời kỳ mới: Xây dựng và phát
triển đất nước.
2. Những thành tựu trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
* Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN (là kiến thức trọng tâm).

- Sau khi giành được nhóm 5 nước sáng lập ASEAN (Inđônêxia, Philippin,
Malaixia, Singapo, Thái Lan) đều tiến hành công nghiệp hóa theo mô hình của các
nước tư bản chủ nghĩa. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước nhóm 5 nước
sáng lập ASEAN đã tến hành hai chiến lược phát triển kinh tế - xã hội: chiến lược
kinh tế hướng nội và chiến lược kinh tế hướng ngoại: (Giáo viên cung cấp cho học
sinh những kiến thức về: thời gian, mục tiêu, nội dung, thành tựu và hạn chế của mỗi
chiến lược.)
3. Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN
* Hoàn cảnh lịch sử

5


- Nửa sau những năm 60 của thế kỉ XX, nhiều nước Đông Nam Á bước vào
thời kỳ ổn định, dốc sức phát triển kinh tế, có nhu cầu hợp tác để cùng nhau phát
triển.
- Các nước muốn liên kết để lại để giảm bớt sức ép của các nước lớn, mặt khác
hạn chế ảnh hưởng của CNXH đang thắng lợi ở Trung Quốc và Việt Nam.
- Các tổ chức khu vực trên thế giới xuất hiện nhiều ngày càng nhiều, đã cổ vũ
rất lớn đối với các nước Đông Nam á.
* Mục tiêu
Là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa
các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
* Quá trình phát triển từ ASEAN 5 đến ASEAN 10
- Ngày 8/8/1967; 5 nước thành viên đã thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam
Á (ASEAN) tại Băng Cốc (Thái Lan) với mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa thông
qua…
- Từ 1967 - 1975 ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác khu vực còn lỏng lẻo,
chưa có vị thế trên trường quốc tế nên chưa kết nạp thêm thành viên mới.
- Từ tháng 2/1976, ASEAN có bước phát triển mới với việc kí Hiệp ước thân

thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắc là Hiệp ước Bali)
- Từ đầu những năm 90, chiến tranh lạnh chấm dứt và vấn đề Campuchia được
giải quyết, tình hình khu vực Đông Nam á được cải thiện căn bản ASEAN có điều
kiện mở rộng tổ chức, kết nạp thêm thành viên mới. Năm 1999 Cam phu chia được
kết nạp vào ASEAN trở thành thành viên thứ 10.
III. ẤN ĐỘ
1. Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống thực dân Anh đòi độc
lập của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng quốc đại phát triển mạnh mẽ
- Ngày 19.12.1946 khởi nghĩa của 2 vạn thủy binh ở bm Bay chống đế quốc Anh
đòi độc lập dân tộc, được nhân dân ủng hộ, phong trào phát triển mạnh.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top