manloveman1979

New Member
Download Luận văn Bước đầu nghiên cứu sự nghiệp văn chương của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc (ở hai thể loại- kịch bản và truyện ngắn)

Download miễn phí Luận văn Bước đầu nghiên cứu sự nghiệp văn chương của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc (ở hai thể loại- kịch bản và truyện ngắn)





 
MỤC LỤC
Phần mở đầu: .2
Chương I: Vài nét về đời sống xã hội - văn hóa Việt Nam giai đoạn
đầu thế kỷ XX và tác giả Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc 9
1.1. Đời sống xã hội – văn hoá Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX ảnh hưởng
đến việc hình thành ngòi bút Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc .9
1.2. Cuộc đời và sự nghiệp văn học của tác giả Nam Xương- Nguyễn Cát Ngạc 17
Chương II. Một số đặc điểm về nội dung và nghệ thuật kịch bản
của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc .26
2.1.Tóm tắt các kịch bản của Nam Xương .26
2.2. Một số đặc điểm nổi bật về nội dung tư tưởng của
kịch Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc .31
2.3. Một số đặc điểm nổi bật về nghệ thuật
của kịch Nam Xương- Nguyễn Cát Ngạc 49
Chương III. Một số đặc điểm về nội dung và nghệ thuật
truyện ngắn của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc .67
3.1. Vài nét về tình hình sáng tác truyện ngắn
của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc .67
3.2. Một số đặc điểm nổi bật về nội dung truyện ngắn
của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc 69
3.3. Một số đặc điểm nổi bật về nghệ thuật truyện ngắn của
Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc .93
Kết luận . .107
Tài liệu tham khảo . .110
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

(như phong cách tự sự, hài hước của chèo cổ) để chiều lòng công chúng chưa quen với nghệ thuật kịch nói, thì trong tác phẩm của Nam Xương, sự kết hợp giữa hai dòng nghệ thuật Đông - Tây lại tỏ ra hết sức nhuần nhuyễn. Trong hài kịch Nam Xương, người đọc vừa nhận ra sự tuân thủ nghiêm nhặt các quy tắc sáng tác theo phương pháp cổ điển Châu Âu, vừa thích thú bởi phong cách hài hước, dí dỏm của nghệ thuật chèo cổ; vừa bị cuốn hút bởi tính liên tục và hấp dẫn của hành động kịch, không sa vào tiết tấu chậm chạp nặng nề với nhiều “sen” (scène - cảnh) hay những “ lớp thừa”, vừa thoải mái nhẹ nhõm khi tiếp nhận ngôn ngữ bình dân, đời thường, không giáo huấn, triết lý… như ở một số tác phẩm cùng thời
(như Hai tối tân hôn, Cô đầu Yến của Vi Huyền Đắc, Chén thuốc độc của Vũ Đình Long…). Có được những tiến bộ hơn đồng nghiệp cùng thời là do Nam Xương, bằng niềm đam mê lớn của mình với nghệ thuật kịch nói, đã chủ động tiếp nhận và vận dụng khéo léo những nét tích cực của cả hai phong cách nghệ thuật sân khấu Đông - Tây trong sáng tác. Đơn cử như việc ông đã nhận ra một số khiếm khuyết của nghệ thuật sân khấu truyền thống, như ông đã nói: “cái tộc trưởng chữ nghĩa (doctrine patriarcale) đã in sâu vào trong óc người mình, nên khi làm văn, ngọn bút thường vẽ cho độc giả chuyện nó như thế này thì bài luân lý phải như thế này”. Vì thế, Nam Xương chủ trương khắc phục khiếm khuyết đó, mà theo cách của Châu Âu mà ông diễn đạt lại thì: “tả cho y hệt, người nào ra người ấy, xung đột nhau làm sao mà “rút” thành câu chuyện rồi luân lý tự khắc nảy ra”.
Sau thời của Nam Xương, các tác giả khác đã chuyển hẳn sang viết kịch nói theo lối mới, và trong xã hộ i cũng xuất hiện lớp công chúng nghệ thuật mới đã từng bước làm quen với nghệ thuật kịch nói trên sân khấu. Bởi thế, có thể khẳng đ ịnh rằng, Nam Xương là một trong những tác giả tiêu b iểu cho sự phát triển từ kịch hát truyền thống đến kịch nói qua sự tiếp nhận của tầng lớp nghệ sĩ “Tây học”, và việc tổ chức kịch bản theo “lố i mới” trong Ông Tây An Nam và Chàng Ngốc đã đánh dấu sự hoàn thiện của quá trình tiếp nối truyền thống và hiện đại trong kịch nó i Việt Nam ở thời kỳ đầu.
Đi sâu vào thế giới nghệ thuật kịch Nam Xương, chúng tui rút ra những
nét nổi bật về nghệ thuật kịch của ông như sau:
2.3.1. Sự ảnh hưởng của chủ nghĩa cổ điển và luật “ba duy nhất”
Nam Xương thuộc thế hệ những người “khai sơn phá thạch” cho nền kịch nói hiện đại Việt Nam, xây dựng một bộ môn nghệ thuật chưa từng có trong lịch sử sân khấu nước nhà. Vì vậy, việc tiếp thu các phương pháp sáng tác từ Châu Âu là một tất yếu khách quan. Trong buổi đầu của sự du nhập và phát triển sân khấu kịch nói ở Việt Nam, do sự tương đồng về hoàn cảnh lịch
sử giữa xã hội Việt Nam đương thời và xã hội Pháp thế kỷ XVII - giai đoạn chuyển hoá từ chế độ phong kiến lên chế độ tư bản - nên về mặt nội dung và hình thức biểu hiện, chủ nghĩa cổ điển trong văn học nghệ thuật nói chung, trong nghệ thuật kịch nói nó i riêng như một sự lựa chọn tự nhiên trong tâm thức sáng tác của các nhà văn, nghệ sĩ, và trong tâm thức tiếp nhận của công chúng. Không ngẫu nhiên ở thời kỳ này, khi quảng cáo diễn kịch, phê bình kịch bản,… trên báo chí, người ta thường nói rõ là “vở kịch được soạn theo cách thức cổ điển”, “đây là vở kịch soạn theo quy cách cổ điển Âu Châu”. Đặc trưng của phương pháp sáng tác theo chủ nghĩa cổ điển là coi việc giáo huấn con người là mục đích sáng tác, là tiêu chuẩn giá trị của kịch bản, là lý do tồn tại và phát triển của sân khấu. Người viết dùng kịch để chỉnh đốn luân lý, bảo vệ đạo đức, chế giễu phê phán cái ác. Nhân vật trong kịch cổ điển được xây dựng với tính cách duy nhất, theo nguyên tắc bất biến, thể hiện trong lát cắt hành động của nhân vật, tại một thời điểm, một hoàn cảnh nào đó.
Một điều cần nói nữa là, sự tuân thủ phương pháp sáng tác kịch cổ điển của các tác giả kịch nó i Việt Nam thời kỳ này còn chịu ảnh hưởng của luật “Ba duy nhất”, bắt nguồn từ quan đ iểm thi học của Arixtot, được tổng hợp từ các sáng tác sân khấu cổ điển ở phương Tây, rất phù hợp với nhận thức và sự tiếp nhận của công chúng Pháp thế kỷ XVII.
Trong bối cảnh xã hội – văn hoá như vậy, Nam Xương là một trong những người tiên phong trong việc áp dụng các nguyên tắc sáng tác của chủ nghĩa cổ điển và luật “Ba duy nhất” trong kịch nói, mà ông gọi là “quy tắc nghề kịch Âu tây”. Trong lời tựa vở Chàng Ngốc, ông viết rõ về các quy tắc này:
“Kịch của Thái - Tây mà ta bắt trước về đời Pháp - văn - cổ - điển đại
khái có năm điều bó buộc;
1. Hoạt động duy nhất (Unité d‟action) - Cả thiên kịch chỉ xảy ra có một việc.
2. Bài trí duy nhất (Unité de lieu) - Ở một nơi có một cảnh
3. Thời gian duy nhất (Unité de temps) - Trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ
4. Kịch thể duy nhất ( Unité de forme) - Bi hài không được lẫn lộn
5. Từ khúc nghiêm trang (La d ignité du style) - G iọng b i kịch phải hùng hồn thảm đạm, giọng hài kịch phải nhã nhặn thanh tao”
Về sau các văn sĩ cho điều thứ hai, thứ ba, thứ tư là chật hẹp quá, phá hoại đi mà lập nên lối kịch lãng mạn…”
Nhưng ông nói rõ rằng, “các tiên sinh lại cho điều hoạt động duy nhất là cần nhất và cốt nhất các vai phải hoạt động sao cho cảm xúc khán - quan một cách thuần tuý. Tức là Năng cảm duy nhất (Unité d‟impression). Đã cốt cảm xúc khán quan thì dù bi hài có lẫn lộn mà điều thứ năm trên này phải theo… Nói tóm lại, ngoài cái bó buộc về văn từ là điều phụ thuộc mà cũng là lẽ tất nhiên, các nhà soạn kịch bây giờ chỉ cần có mỗi một điều là duy nhất sự hoạt động”.
Vậy là một cách rất ý thức, Nam Xương đã “giới thuyết” cho phương pháp sáng tác cổ điển ở kịch nói Việt Nam thời kỳ này. Ông không chỉ đưa nó đến cho người viết như một yêu cầu “ta muốn bắt trước nghề, tất phải am hiểu cái quy tắc ấy”, mà còn muốn định hướng cho công chúng thưởng thức theo “các quy tắc nghề kịch Âu tây”: “… phải luyện tập một công chúng biết dần lấy quy tắc ấy để khen chê cho đích đáng, vỗ tay cho có ý vị và biết coi người diễn kịch làm một món tiêu khiển có mỹ thuật khác hẳn với các cuộc chơi thường”.
Ảnh hưởng của phương pháp sáng tác cổ điển trong kịch Nam Xương vì thế mà rất rõ rệt. Trong giai đoạn này các tác giả Việt Nam đều sáng tác dựa trên các nguyên tắc của luật “ba duy nhất”, từ Vi Huyền Đắc, Vũ Đình Long, Nguyễn Hữu Kim,… đến Nam Xương. Nhưng việc tuân theo đúng 3 quy tắc duy nhất về không gian, thời gian, hành động cũng không triệt để. Vũ Đình Long trong Chén thuốc độc, Vi Huyền Đắc trong Cô đầu Yến, Nghệ sĩ hồn… cũng phá vỡ sự duy nhất về thời gian. Theo Phan Kế Hoành và Huỳnh Lý, “duy chỉ có Nam Xương với hai vở Chàng Ngốc và Ông Tây An Nam là giữ đúng cốt cách của hài kịch cổ điển mà thô i.” [13, tr. 161]
Trước hết là trong vở Chàng Ngốc. T...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Bước đầu nghiên cứu tạo chế phẩm cellulase từ một số chủng vi sinh vật và khả năng thủy phân cellulose Khoa học Tự nhiên 0
D Kết quả bước đầu nghiên cứu kỹ thuật gieo trồng cây Hoàng tinh hoa đỏ (Polygonatum kingianum Coll. ex Hemsl) từ hạt Khoa học Tự nhiên 0
A Nghiên cứu phương pháp phẫu thuật và bước đầu đánh giá kết quả của phẫu thuật bảo tồn trong điều trị ung thư vú nữ tại bệnh viện k Y dược 0
D Nghiên cứu tổng hợp oxit nano MnAl2O4, CoAl2O4 và bước đầu thăm dò ứng dụng của chúng Luận văn Sư phạm 0
L Bước đầu nghiên cứu quá trình xây dựng, áp dụng, duy trì hệ thống quản lí môi trường theo TCVN ISO 14001 Luận văn Kinh tế 2
S Bước đầu nghiên cứu khu hệ Lưỡng cư, Bò sát ở xã Kháng Nhật, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang Khoa học Tự nhiên 0
B Bước đầu nghiên cứu phương pháp tính phí bảo vệ môi trường đối với công ty Giấy Hải Phòng (HAPACO) Kiến trúc, xây dựng 0
H Bước đầu nghiên cứu tiềm năng tài nguyên phát triển du lịch ở Hương Sơn - Mĩ Đức - Hà Tây Luận văn Kinh tế 0
J Bước đầu nghiên cứu, áp dụng sản xuất sạch hơn cho việc giảm thiểu chất thải tại nhà máy Nhuộm Công ty dệt Nam Định Luận văn Kinh tế 2
R Bước đầu nghiên cứu phân loại chi càng cua (Peperomia Ruiz & Pav. 1794) ở Việt Nam Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top