Download miễn phí Đề tài Bàn về hạch toán tỷ giá hối đoái





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI NGOẠI TỆ 2
1.1. Khái niệm chung 2
1.1.1. Ngoại tệ: 2
1.1.2. Tỷ giá hối đoái (thường được gọi tắt là tỷ giá;): 2
1.2. Nguyên tắc chung 3
1.2.1. Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ: 3
1.2.2. Nguyên tắc xác định tỷ giá hối đoái: 4
1.2.3. Nguyên tắc xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái 4
1.2.3.1. Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái của nghiệp vụ ngoại tệ trong kỳ 4
1.2.3.2. Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ: 6
PHẦN 2: THỰC TRẠNG CỦA HẠCH TOÁN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI NGOẠI TỆ 8
2.1. Chế độ kế toán Việt Nam về hạch toán tỷ giá hối đoái ngoại tệ 8
2.1.1. Tài khoản sử dụng 8
2.1.2. Phương pháp hạch toán 11
2.2. Chênh lệch tỷ giá hối đoái theo VAS 10 12
2.2.1. Trước khi có VAS 10 12
2.2.2 VAS 10 ra đời 13
2.3 So sánh IAS 21 và VAS 10: Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái 15
2.3.1. Đơn vị tiền tệ kế toán 15
2.4. So sánh các văn bản hướng dẫn VAS 10 17
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ HẠCH TOÁN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI NGOẠI TỆ 19
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

c chi phí sản xuất, kinh doanh cụ thể:
Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng được phân bổ dần vào thu nhập tài chính của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá 5 năm kể từ khi công trình đưa vào hoạt động.
Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm được phân bổ dần vào chi phí tài chính của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá 5 năm kể từ khi công trình đưa vào hoạt động.
b, Thời kỳ doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh:
Trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh, kể cả việc đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp đang hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ sẽ được ghi nhận là thu nhập hay chi phí trong năm tài chính cụ thể:
Đối với nợ phải thu:
Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng tính vào thu nhập tài chính trong kỳ.
Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm tính vào chi phí tài chính trong kỳ.
Đối với nợ phải trả:
Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm tính vào thu nhập tài chính trong kỳ.
Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng tính vào chi phí tài chính trong kỳ.
c, Thời kỳ giải thể, thanh lý doanh nghiệp:
Đối với nợ phải thu:
Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng tính vào thu nhập thanh lý doanh nghiệp.
Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm tính vào chi phí thanh lý doanh nghiệp.
Đối với nợ phải trả:
Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm tính vào thu nhập thanh lý doanh nghiệp.
Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng tính vào chi phí thanh lý doanh nghiệp.
d, Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ do việc mua, bán ngoại tệ:
Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng tính vào thu nhập tài chính trong kỳ.
Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm tính vào chi phí tài chính trong kỳ.
1.2.3.2. Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ:
Cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp phải quy đổi số dư tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ ra "đồng Việt Nam” theo tỷ giá quy định tại Điều 3 của Thông tư này. Khoản chênh lệch giữa tỷ giá sau khi quy đổi với tỷ giá đang hạch toán trên sổ kế toán được xử lý như sau:
a, Đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do việc đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ ngắn hạn (1 năm trở xuống) có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính thì không hạch toán vào chi phí hay thu nhập mà để số dư trên báo cáo tài chính, đầu năm sau ghi bút toán ngược lại để xoá số dư.
b, Đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do việc đánh giá lại số dư cuối năm của các khoản nợ dài hạn (trên 1 năm) có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính thì được xử lý như sau:
Đối với các khoản nợ phải thu dài hạn:
Đối với các khoản nợ phải thu bằng ngoại tệ, công ty phải đánh giá lại số dư cuối năm của các loại ngoại tệ, sau khi bù trừ, chênh lệch còn lại được xử lý như sau:
Trường hợp chênh lệch tăng được hạch toán vào thu nhập tài chính trong năm.
Trường hợp chênh lệch giảm được hạch toán vào chi phí tài chính trong năm.
Đối với các khoản nợ phải trả dài hạn:
Đối với khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ, công ty phải đánh giá lại số dư cuối năm của các loại ngoại tệ, sau khi bù trừ, chênh lệch còn lại được xử lý như sau:
Trường hợp chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái thì chênh lệch tỷ giá hạch toán vào chi phí tài chính trong năm và được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái vào chi phí làm cho kết quả kinh doanh của công ty bị lỗ thì có thể phân bổ một phần chênh lệch tỷ giá cho năm sau để công ty không bị lỗ nhưng mức hạch toán vào chi phí trong năm ít nhất cũng phải bằng chênh lệch tỷ giá của số dư ngoại tệ dài hạn phải trả trong năm đó. Số chênh lệch tỷ giá còn lại sẽ được theo dõi và tiếp tục phân bổ vào chi phí cho các năm sau nhưng tối đa không quá 5 năm.
Trường hợp chênh lệch giảm thì được hạch toán vào thu nhập tài chính. Khi thanh lý từng khoản nợ phải thu, nợ phải trả dài hạn, nếu tỷ giá thanh toán thực tế phát sinh cao hơn hay thấp hơn tỷ giá đang hạch toán trên sổ sách thì phần chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh được xử lý như quy định như trên (tại điểm b của 1.2.3.1).
PHẦN 2: THỰC TRẠNG CỦA HẠCH TOÁN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI NGOẠI TỆ
Chế độ kế toán Việt Nam về hạch toán tỷ giá hối đoái ngoại tệ
2.1.1. Tài khoản sử dụng
TK 413: Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Bên Nợ:
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lỗ tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh, kể cả hoạt động đầu
tư XDCB (doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có cả hoạt động đầu tư XDCB);
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động);
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài (lỗ tỷ giá);
- Kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính (lãi tỷ giá) của hoạt động kinh doanh vào doanh thu hoạt động tài chính;
- Kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (khi kết thúc giai đoạn đầu tư XDCB) vào doanh thu hoạt động tài chính, hay phân bổ dần;
Bên Có:
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư XDCB (doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có cả hoạt động đầu tư XDCB);
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh, hay đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động);
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài (lãi tỷ giá);
- Kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lỗ tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh vào chi phí tài chính;
- Kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh, hay đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (khi hoàn thành đầu tư giai đoạn trước hoạt động) vào chi phí hoạt động tài chính hay phân bổ dần;
Tài khoản 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” có thể có số dư bên Nợ hay số dư bên Có.
Số dư bên Nợ:
Số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh, hay đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động, chưa hoàn thành đầu tư) ở thời điểm lập Bảng CĐKT cuối năm tài chính;
Số dư b
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top