daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI VÀ PHÁP LUẬT VỀ
DOANH NGHIỆP XÃ HỘI..............................................................................................9
I. BỐI CẢNH RA ĐỜI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP
XÃ HỘI............................................................................................................................ 9
II. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP XÃ HỘI...................11
2.1. Khái niệm Doanh nghiệp xã hội................................................................................11
2.2. Đặc điểm của Doanh nghiệp xã hội ..........................................................................11
III. VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG......................................................................................................................... 14
IV. KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ DOANH
NGHIỆP XÃ HỘI............................................................................................................15
V. KINH NGHIỆM XÂY DỰNG PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI
Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI......................................................................16
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ DOANH
NGHIỆP XÃ HỘI............................................................................................................20

I.
KHÁI QUÁT VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP XÃ
HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.................................................................20
II.

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ DNXH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY......23

CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY............................................................................................................. 30
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
QH

Quốc Hội

ILO

Tổ chức Lao động quốc tế

DNCI

Doanh nghiệp cơng ích

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

DNXH

Doanh nghiệp xã hội

DNhXH

Doanh nhân xã hội

HTX

Hợp tác xã

NGO

Non-Governmental Organization - Tổ chức phi chính phủ

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


LỜI MỞ ĐẦU
Bộ Luật Lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành
ngày 23/6/1994, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1995, đã qua 5 lần sửa đổi bổ sung
vào các năm 2002, 2006, 2007 và 2012 và năm 2019; trong đó lần sửa đổi năm 2019 là
lần sửa đổi cơ bản, toàn diện. Trong hệ thống pháp Luật Lao động của nước ta, sau

Hiến pháp, Bộ Luật Lao động giữ vị trí rất quan trọng điều chỉnh một lĩnh vực rộng
lớn các quan hệ Lao động có tính kinh tế - xã hội sâu rộng, tác động tất cả các thành
phần kinh tế, mọi doanh nghiệp, các tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ và
người Lao động. Tuy nhiên, sau nhiều năm áp dụng thực thi trên thực tế, trước áp lực
của hội nhập thương mại và phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong những năm
gần đây, đã xuất hiện các đòi hỏi lớn đặt ra cho Bộ Luật Lao động và yêu cầu Bộ Luật
Lao động cần được tiếp tục hồn thiện.
1. Tính cấp thiết
Dễ nhận thấy, một trong 3 đột phá chiến lược thực hiện trong 5 năm qua (Chiến
lược của 10 năm 2011 – 2020) là hoàn thiện thể chế kinh tế, với sự ra đời của Hiến
pháp 2013, ban hành nhiều bộ luật và đạo luật nhằm cải cách thể chế có ý nghĩa quan
trọng trong đó phải kể đến Luật Lao động 2012, Luật Lao động 2019, Luật Việc làm
2013, Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Luật an toàn - vệ
sinh Lao động 2015 …
Trước hết, Luật lao động đảm nhiệm vai trò quan trọng chung của pháp luật, đó là
sự thể chế hóa đường lối lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực lao động xã hội. Bắt đầu
từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, Đảng và Nhà nước chủ trương
chuyển nền kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng thị trường, có sự điều tiết của Nhà
nước, hình thành và phát triển thị trường sức lao động. Hệ thống các quy định của luật
lao động đã cụ thể chủ trương này để có thể thực hiện trong cuộc sống, trở thành công
cụ pháp lý cho phép, mở đường cho các quan hệ lao động mới hình thành. Thị trường
sức lao động phát triển khi luật lao động ghi nhận quyền tự do việc làm và tự do tuyển
dụng lao động, các bên được thỏa thuận tiền lương căn cứ vào giá trị sức lao động và
tương quan cung cầu lao động của thị trường. Trong từng giai đoạn, các quy định của
luật lao động được sửa đổi, bổ sung cũng là để thực hiện chủ trương của Đảng, mở
rộng quyền tự do cho các bên, giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống người
lao động, từng bước phát triển kinh tế. Từ đó, luật lao động cịn là cơng cụ để Nhà
nước quản lý và điều tiết thị trường lao động.
Bên cạnh đó, luật lao động còn hỗ trợ cho thị trường bằng các quy định về chế độ
bảo hiểm xã hội thống nhất và ghi nhận sự bảo trợ từ ngân sách cho quỹ bảo hiểm; duy

trì hệ thống dịch vụ cơng về việc làm và các nguồn quỹ hỗ trợ cần thiết cho vấn đề
việc làm; hỗ trợ việc đào tạo nghề qua quy định về hệ thống các trường công lập. Các
quy định của luật lao động đều nhằm điều tiết thị trường lao động, rõ nét nhất là quy
định về lương tối thiểu, về điều kiện người lao động nước ngoài được làm việc tại Việt
Nam…
Luật lao động là vấn đề rất quan trọng trong đời sống con người và xã hội loài
người. Người lao động cũng là lực lượng quan trọng nhất trong xã hội vì họ tạo ra hầu
hết các giá trị vật chất và tinh thần, quyết định sự phát triển xã hội. Vì vậy, những quy


định điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực lao động cũng là bộ phận quan trọng trong
hệ thống pháp luật của bất kỳ quốc gia nào.
Mục đích của bài tiểu luận là làm sáng tỏ về những điểm mới của Bộ Luật Lao
động 2019 về Hợp đồng Lao động. Để thực hiện được mục đích này, đề tài đã phân
tích, làm rõ những vấn đề lý luận về quan hệ Lao động và pháp Luật về Lao động Việt
Nam; phân tích những nội dung cơ bản của pháp Luật Việt Nam về Lao động nói
chung của những năm trước đây và pháp Luật về Lao động Việt Nam năm 2019 nói
riêng từ đó đưa ra những ưu, nhược điểm của Bộ Luật Lao động Việt Nam năm 2019;
cuối cùng là đưa ra những quan điểm cá nhân về định hướng và những giải pháp nhằm
hoàn thiện Luật Lao động 2019.
Để làm rõ các về vấn đề nêu trên, đề tài này đã sử dụng rất nhiều các phương pháp
nghiên cứu khoa học khác nhau, như phương pháp tổng hợp và phân tích, phương
pháp thống kê, phương pháp so sánh và đối chiếu, kết hợp nghiên cứu lý luận với thực
tiễn. Các phương pháp nghiên cứu này được thực hiện trên nền tảng của phương pháp
duy vật lịch sử, duy vật biện chứng; trên cơ sở các quan điểm, đường lối về chính trị,
kinh tế, văn hóa và xã hội của Đảng cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích sử đổi, bổ sung Bộ Luật Lao động 2019
Mục đích của việc sửa đổi Bộ Luật Lao động 2019 lần này là nghiên cứu để sửa
đổi bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động bao gồm: Sửa đổi, bổ sung tất cả các
điều khoản mà thực tế thi hành gặp vướng mắc, bất cập cũng như thực tế đã phát sinh

các nội dung mới mà Luật chưa đề cập. Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ
thống pháp Luật. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; nâng cao
vai trò, vị thế của tổ chức cơng đồn trong quan hệ Lao động. Tiếp thu, nội Luật hóa
tối đa các tiêu chuẩn Lao động quốc tế phù hợp với mức độ phát triển kinh tế - xã hội
và thể chế chính trị, xã hội của Việt Nam
Góp phần hồn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc
đẩy thị trường Lao động phát triển; giải quyết căn bản các vướng mắc, bất cập từ thực
tiễn thi hành. Bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích chính đáng của người Lao động và
người sử dụng Lao động; đảm bảo hài hòa lợi ích của người Lao động và người sử
dụng Lao động phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay
để xây dựng quan hệ Lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.
3. Quan điểm
Ngoài những quan điểm soạn thảo Bộ Luật Lao động 2012, việc soạn thảo Luật sửa
đổi bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động lần này có các quan điểm sau đây:
Thứ nhất, Thể chế hóa, quan điểm, đường lối của Đảng về việc hoàn thiện thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy thị trường Lao động phát
triển; kiến tạo khung pháp Luật về Lao động nhằm phát triển nhanh nguồn nhân lực,
nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao để nâng cao năng lực cạnh tranh Lao động quốc
gia.
Thứ hai, Thiết lập các quy định pháp Luật để bảo vệ người Lao động, quyền và
nghĩa vụ cơ bản công dân trong lĩnh vực Lao động; bảo đảm quyền của người Lao


động tại nơi làm việc theo các tiêu chuẩn Lao động quốc tế, đặc biệt là các tiêu chuẩn
Lao động quốc tế cơ bản.
Thứ ba, Kiến tạo khung pháp Luật về Lao động hỗ trợ doanh nghiệp thuận lợi
trong quá trình tuyển dụng, sử dụng Lao động để doanh nghiệp phát triển hoạt động
sản xuất kinh doanh.
Thứ tư, Xây dựng các nền tảng pháp lý nhằm cải cách bộ máy quản lý nhà nước về
Lao động theo hướng xây dựng và phát triển thị trường Lao động, giảm thiểu các tranh

chấp Lao động và hỗ trợ xây dựng quan hệ Lao động hài hòa tại doanh nghiệp.
Thứ năm, Bảo đảm tính khả thi khi áp dụng trên thực tiễn và sự đồng bộ của hệ
thống pháp Luật.
4. Về phạm vi điều chỉnh
Phạm vi điều chỉnh của Bộ Luật Lao động 2019 không thay đổi so với hiện hành:
"Bộ Luật Lao động quy định tiêu chuẩn Lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của
người Lao động, người sử dụng Lao động, tổ chức thay mặt tập thể Lao động, tổ chức
thay mặt người sử dụng Lao động trong quan hệ Lao động và các quan hệ khác liên
quan trực tiếp đến quan hệ Lao động; quản lý nhà nước về Lao động".
5. Về đối tượng áp dụng
Bộ Luật Lao động 2019 vẫn giữ nguyên 4 nhóm đối tượng áp dụng là:
a. Người Lao động Việt Nam, người học nghề, tập nghề và người Lao động khác
được quy định tại Bộ Luật này.
b. Người sử dụng Lao động.
c. Người Lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
d. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ Lao động."
6. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp hệ
thống, lịch sử, logic, phân tích, so sánh, tổng hợp. Ngồi ra, trong quá trình nghiên
cứu, tác giả tham khảo tài liệu của các chuyên gia tiểu luận.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung bài tiểu luận
được kết cấu gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Khái quát về những điểm mới của Bộ Luật Lao động 2019
Chương 2: Những điểm mới của Bộ Luật Lao động 2019 về Hợp đồng Lao động
Chương 3:


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ LUẬT LAO ĐỘNG 2019 VÀ NHỮNG

ĐIỂM MỚI
I.

BỐI CẢNH RA ĐỜI

Quá trình áp dụng Bộ Luật Lao động 2012 đã xuất hiện nhiều bất cập, hạn chế từ
thực tiễn thi hành. Qua tổng kết thi hành, nhiều doanh nghiệp, người Lao động, tổ
chức thay mặt người sử dụng và cơng đồn đã phản ánh nhiều vướng mắc, bất cập xuất
phát từ không chỉ nội dung của các điều Luật trong Bộ Luật Lao động mà còn xuất
phát từ các văn bản hướng dẫn chi tiết Bộ Luật Lao động ở một số nội dung chủ yếu
sau: Hợp đồng Lao động, tiền lương, thời giờ làm việc, kỷ Luật Lao động, Lao động
nữ, đào tạo nghề, tập nghề, tuổi nghỉ hưu, cơng đồn, quan hệ Lao động tập thể, giải
quyết tranh chấp Lao động và đình cơng… Đồng thời để đáp ứng sự phát triển của tình
hình kinh tế - xã hội đất nước, yêu cầu của thị trường Lao động, nâng cao năng suất
Lao động trong bối cảnh tác động mạnh mẽ của cách mạng công nghệ. Do đó, ngày 20
tháng 11 năm 2019 Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ
họp thứ 8, đã thông qua Bộ Luật Lao động số 45/2019/QH14, gồm 17 Chương, 220
Điều, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và thay thế Bộ Luật Lao động số 10/2012/QH13.
Việc sửa đổi Bộ Luật Lao động 2019 nhằm tiếp tục thể chế hóa quy định của Hiến
pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013: Quá trình soạn thảo Bộ
Luật Lao động 2012 (từ năm 2008 - 5/2012), dù trong quá trình dự thảo Bộ Luật đã
tiếp thu cơ bản các nội dung của dự thảo Hiến pháp nhưng vẫn chưa thể chế hóa được
tất cả các nội dung của Hiến pháp vốn được ban hành sau vào năm 2013 liên quan đến
quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Do vậy, Bộ Luật Lao động
cần được tiếp tục hoàn thiện để thể chế hoát các quy định trong Hiến pháp 2013
về quyền con người trong trong lĩnh vực Lao động và xã hội.
Ngoài ra, việc sửa đổi Bộ Luật Lao động nhằm đảm bảo sự thống nhất, phù hợp với
một số Luật mới ban hành gần đây như: Luật Hình sự 2015, Luật Doanh nghiệp 2015,
Luật Đầu tư 2015, Luật Tố tụng dân sự 2015 và các Luật chuyên ngành tách ra từ nội
dung của Bộ Luật Lao động (như: Luật Việc làm 2013, Luật Giáo dục nghề nghiệp

2014, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Luật an toàn - vệ sinh Lao động 2015).
Sửa đổi Bộ Luật Lao động để nội Luật hóa các tiêu chuẩn Lao động quốc tế của Tổ
chức Lao động quốc tế (ILO) và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Là một quốc gia thành viên của ILO, Việt Nam có nghĩa vụ tôn trọng và thực hiện
các tiêu chuẩn Lao động quốc tế quy định trong các Công ước của ILO. Do đó, việc
tiếp tục nội Luật hóa các tiêu chuẩn Lao động quốc tế của ILO vào pháp Luật Lao
động Việt Nam là một yêu cầu cần thiết.
Bên cạnh đó trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các Hiệp định thương mại tự
do thế hệ mới mà Việt Nam tham gia gần đây yêu cầu các quốc gia thành viên phải
tuân thủ theo các tiêu chuẩn Lao động quốc tế cơ bản của ILO nên cần sửa đổi bổ sung
Bộ Luật Lao động và các văn bản quy định chi tiết để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh
tế quốc tế..

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top