Download miễn phí Bài giảng Sinh lý bệnh hệ hô hấp





n Khí phế: Khí phế là tổn thương làm giãn phế nang (toàn bộ hay cục bộ). Đặc điểm vi thể của bệnh là một số phế nang bị căng to, một số khác bị xẹp hẳn, vách phế nang rất mỏng, có chỗ bị đứt hẳn, khí cặn không trao đổi được, các mao mạch tương ứng bị hẹp lại, có chỗ bị tắc, các phế quản nhỏ cũng bị tắc, hẹp do chứa các chất nhầy, tính đàn hồi của phổi giảm.
Trong khí phế, diện tích khuếch tán giảm do số phế nang tham gia trao đổi khí ít, các mao mạch hẹp. Thở khó nên trong phổi có nhiều khí cặn, phân áp oxy giảm, hiệu số khuếch tán giảm .
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Chương VIII Sinh lý bệnh hệ hô hấp TS. Nguyễn Hữu Nam Bộ môn VSV – TN – BL Quá trình hô hấp bao gồm 4 giai đoạn chính: Thông khí: là giai đoạn mà không khí từ ngoài vào đến phế bào và ngược lại. Khuếch tán: Là giai đoạn mà các khí được trao đổi qua màng phế bào và thành mao mạch phổi. O2 từ phế bào vào mao mạch, khí CO2 từ mao mạch vào phế bào. Vận chuyển: Là quá trình đưa O2 từ mao mạch phổi đến các mô và khí CO2 từ các mô đến mao mạch phổi nhờ hệ tuần hoàn và máu. Hô hấp tế bào: Là giai đoạn cuối cùng của quá trình hô hấp. ở đây nhờ một hệ thống men oxy hoá - khử mà O2 được sử dụng trong tế bào. II. Rối loạn hô hấp 2.1. Rối loạn quá trình thông khí Quá trình thông khí hoạt động bình thường nhờ sự hoạt động tốt của bộ máy hô hấp, và thành phần, áp lực không khí bình ổn. 2.1.1.Rối loạn quá trình thông khí do thay đổi thành phần không khí Không khí trong lành bao gồm: 20,92% O2, 0,03% CO2, 79% khí nitơ. Khi lượng O2 trong không khí giảm đi hay lượng khí CO2 tăng lên, lại có thêm các loại khí độc hại khác như NH3, H2S… sẽ ảnh hưởng tới quá trình thông khí. Điều này xảy ra khi chuồng trại vệ sinh kém, thông thoáng kém, mật độ GS, GC quá cao làm cho bầu tiểu khí hậu trong chuồng nuôi bị ô nhiễm. Trong một số trường hợp không khí còn bị ô nhiễm bới các loại khí độc khác như: SO2, CO, NO, NO2… Lượng CO2 chiếm 7 – 8% sẽ gây khó thở; 8 –10% gây ngạt; 15 – 20% gây ngạt ức chế toàn thân; đến 30% gia súc chết do liệt hô hấp. Khi lượng oxy  17% quá trình thông khí sẽ rất khó khăn. Sự chịu đựng với tình trạng thiếu oxy còn phụ thuộc vào trạng thái thần kinh của con vật, phụ thuộc vào loại động vật. Quá trình ngạt chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn hưng phấn: TKHH bị kích thích do lượng khí CO2 tăng, lượng O2 trong máu giảm, con vật thở sâu và nhanh, tiếp theo là thở vào khó; TKVM cũng bị kích thích nên tim đập nhanh, huyết áp cao; sau đó hô hấp chậm dần, thở ra khó, co giật toàn thân, co bóp cơ trơn gây ỉa đái lung tung. Giai đoạn ức chế: hô hấp bị ngừng hẳn, huyết áp hạ, (do TKHH bị ức chế bởi lượng CO2 quá cao trong máu) Giai đoạn suy sụp toàn thân: TKHH và TKVM bị ức chế hoàn toàn, đồng tử giãn, mất phản xạ, cơ mềm nhão, huyết áp giảm, tim chậm và yếu, thở ngáp cá rồi ngừng hẳn. Bệnh núi cao Khi lên cao do không khí loãng nên phân áp riêng của oxy cũng bị giảm theo, động vật rơi vào tình trạng thiếu oxy, gây hiện tượng thở nhanh và sâu trong giai đoạn đầu, sau đó do thở nhanh và sâu sẽ đào thải nhiều khí cacbonic nên trung khu hô hấp lại bị kém nhạy cảm, dẫn tới tình trạng thở chậm dần và yếu. Vì vậy đối với những cơ thể vận động nhiều ở các vùng núi cao dẫn tới hiện tượng nhiễm độc axit do bị thiếu oxy. 2.1.2. Rối loạn thông khí do các bệnh của bộ máy hô hấp Bệnh gây liệt cơ hô hấp: Các cơ hô hấp (cơ hoành, cơ gian sườn, cơ cổ) có thể bị tổn thương do tổn thương thần kinh ở tuỷ sống, do viêm dây thần kinh, do tổn thương các đốt sống, khi liệt một phần thì quá trình thông khí giảm, khi liệt hoàn toàn, con vật có thể bị chết ngạt. Tổn thương lồng ngực: Lồng ngực tổn thương sẽ ảnh hưởng tới áp lực của lồng ngực như gẫy xương sườn, vẹo cột sống. Đặc biệt là tràn khí, tràn dịch phế mạc. Tràn khí lồng ngực do tổn thương làm thủng lồng ngực, xoang ngực thông với khí trời, làm mất áp lực âm, phổi bị xẹp hạn chế diện tích hô hấp (ngực hơi). Tràn dịch lồng ngực, dịch phù hay dịch rỉ viêm, hay máu (do xuất huyết nội) tích trong xoang ngực chèn ép lên phổi hạn chế tính đàn hồi của phổi. Trở ngại đường hô hấp: Trở ngại đường hô hấp trên khi bị viêm, phù, u sẹo, dị vật chèn ép đường hô hấp trên. Khí quản, phế quản bị viêm, gây phù sưng niêm mạc, hẹp lòng khí quản, phế quản; viêm phế quản mãn tính, tăng sinh tế bào làm hẹp lòng phế quản, gây khó thở. Trở ngại đường hô hấp dưới: chủ yếu là các bệnh gây viêm phổi như Tụ huyết trùng, Suyễn lợn, các bệnh viêm các phế quản nhỏ. Các bệnh này còn ảnh hưởng tới quá trình khuếch tán. 2.2. Rối loạn quá trình khuếch tán 2.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình khuếch tán Diện tích khuếch tán: diện tích khuếch tán là bề mặt phế nang thông khí tốt tiếp xúc với màng mao mạch phổi có tuần hoàn lưu thông tốt. Khi hít vào phế nang nở rộng để đón không khí, khi thở ra, phế nang nhỏ lại nhưng không xẹp hẳn, đó là nhờ tính đàn hồi của nhu mô phổi và sức căng bề mặt, các phân tử của nó bị kéo giãn ra khi thở vào và xít lại với nhau khi thở ra, do vậy phế nang không xẹp hẳn xuống Màng khuếch tán: Màng khuếch tán (KT) gồm 5 lớp, màng phế bào, khe giữa phế bào và MM, màng MM, huyết tương và màng HC; Tất cả hợp thành một phức hợp gọi là màng trao đổi dày khoảng 4. Tất cả các chất khí muốn trao đổi thì phải hoà tan trong dịch gian bào xuyên qua 5 lớp màng này để vào HC. Độ hoà tan của CO2 lớn hơn độ hoà tan của O2 24 lần, khả năng KT của CO2 lớn hơn khả năng KT của O2 20 lần, nhưng bù lại, tỷ lệ O2 trong không khí gấp 500 lần tỷ lệ CO2, do đó nếu sự chênh lệch phân áp ở hai bên màng trao đổi là 1mmHg thì trong một phút O2 KT được 20ml, khí CO2 KT được 17ml. Khi tăng cường thì khả năng KT còn được tăng lên. Hiệu số khuếch tán: Khả năng khuếch tán còn phụ thuộc vào sự chênh lệch áp lực của các chất khí ở trong phế bào và mao mạch phổi. Tại phổi O2 mmHg CO2 mmHg Phế bào: 100 – 115 38 – 45 Trong mao mạch: 20 – 40 46 – 60 Tại mô bào: O2 mmHg CO2 mmHg Mao động mạch: 95 – 110 30 – 50 Tế bào mô bào: 25 – 37 60 - 72 2.2.2. Một số tình trạng bệnh lý ở phổi ảnh hưởng đến quá trình khuếch tán Tất cả các tình trạng bệnh lý gây: + Giảm số lượng phế nang thông khí + Dày màng phế bào + Xơ hoá màng trao đổi + Thay đổi lượng không khí trong phế bào Đều ảnh hưởng đến quá trình khuếch tán. - Khí phế: các tổn thương làm hẹp hay tắc phế quản đều có thể dẫn đến khí phế. Khí phế: Khí phế là tổn thương làm giãn phế nang (toàn bộ hay cục bộ). Đặc điểm vi thể của bệnh là một số phế nang bị căng to, một số khác bị xẹp hẳn, vách phế nang rất mỏng, có chỗ bị đứt hẳn, khí cặn không trao đổi được, các mao mạch tương ứng bị hẹp lại, có chỗ bị tắc, các phế quản nhỏ cũng bị tắc, hẹp do chứa các chất nhầy, tính đàn hồi của phổi giảm. Trong khí phế, diện tích khuếch tán giảm do số phế nang tham gia trao đổi khí ít, các mao mạch hẹp. Thở khó nên trong phổi có nhiều khí cặn, phân áp oxy giảm, hiệu số khuếch tán giảm . - Viêm phổi: có thể viêm tiểu thuỳ hay viêm phổi thuỳ lớn, khi viêm phổi diện tích khuếch tán giảm do phần nhu mô bị viêm không tham gia vào quá trình thông khí. Quá trình viêm sẽ có nhiều dịch rỉ viêm làm dày màng khuếch tán. Phản ứng đau cũng làm giảm thông khí dẫn tới giảm hiệu số khuếch tán. Phù phổi cấp tính: là tình trạng các phế bào bị ngập nước. Khi phù phổi dịch phù tràn ngập lòng phế nang, kẽ gian bào làm diện tích khuếch tán bị thu hẹp, màng khuếch tán dày và hiệu số khuếch tán bằng 0. 2.3. Rối loạn quá trình vận chuyển oxy Mọi tình trạng bệnh lý của...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top