Arielo

New Member
Download Đề tài Ảnh hưởng đô thị hóa đến các hộ nông dân bị mất đất ở Hà Nội

Download Đề tài Ảnh hưởng đô thị hóa đến các hộ nông dân bị mất đất ở Hà Nội miễn phí





Ở các nước phát triển, đô thị hoá đặc trưng cho các yếu tố phát triển chiều sâu ( điều tiết và khai thác tối đa các ích lợi , hạn chế bất lợi của quá trình đô thị hoá ). Đô thị hoá nâng cao điều kiện sống và làm việc.công bằng xã hội, xoá bỏ khoảng cách thành thị và nông thôn.
Ở các nước đang phát triển, như Việt Nam, đô thị hoá đặc trưng cho sự bùng nổ về dân số, còn sự phát triển của công nghiệp tỏ ra yếu kém. Sự gia tăng dân số không dựa trên cơ sở phát triển công nghiệp và phát triển kinh tế. Mâu thuẫn giữa thành thị và nông thôn trở nên sâu sắc do sự mất cân đối, do độc quyền trong kinh tế.
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

-60 còn tồn rất nhiều.
Cũng theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có một lượng lớn diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng, trong đó các khu vực kinh tế trọng điểm là nơi có diện tích chuyển đổi lớn nhất, chiếm trên 50% diện tích thu hồi. Điều đáng lưu ý là hầu hết diện tích đất bị chuyển đổi nói trên đều thuộc các vị trí thuận tiện cho canh tác, thu hoạch, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ (những nơi gần trung tâm, các trục đường lớn) tại Hà Nội. Thực trạng trên đã ảnh hưởng lớn tới đời sống và việc làm của hàng chục vạn người dân. Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, trung bình cứ mỗi hộ bị mất đất có khoảng 1,5 lao động bị mất việc làm, cứ mỗi ha đất nông nghiệp bị chuyển đổi sẽ có 20 lao động nông nghiệp bị mất việc làm. Chỉ tính trong 3 năm (2001-2004) đã có gần 8 vạn lao động mất việc làm (bình quân 2 lao động/hộ).
Không thể phủ nhận những lợi ích lớn lao, lâu dài của việc triển khai các dự án, tuy nhiên quá trình thu hồi đất của nông dân, chuyển đổi mục đích sử dụng đã có những vấn đề xã hội nảy sinh. Trước khi lấy đất, chính quyền thành phố Hà Nội và các chủ doanh nghiệp đều hứa và hơn thế còn cam kết là sẽ nhận tỷ lệ khá cao thanh niên và người lao động trên địa bàn vào làm việc tại doanh nghiệp. Nhưng phần lớn lời hứa đều "gió bay", các chủ đầu tư thường "ngoảnh mặt", không nhận lao động theo cam kết, nếu có nhận chỉ là chiếu lệ rồi lại sa thải không thương tiếc bởi cái cớ họ không có tay nghề, không đáp ứng được công nghệ mới, nên phải tuyển lao động các nơi khác đến. Vì vậy tình trạng thiếu việc làm hay mất việc làm của nông dân mất đất do quá trình đô thị hoá ngày càng tăng.
Người nông dân mất đất tìm lối đi mới – Chuyển nghề. Nhưng thật không dễ! Sự khó khăn trong chuyển nghề, tìm việc làm mới đối với lao động không còn đất là do vấp phải những rào cản mà trước tiên là trình độ của người lao động. Thực tế chỉ có 27,23% lao động bị thu hồi đất có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học và 14% được đào tạo chuyên môn sơ cấp trở lên, cá biệt có nơi có tới hàng ngàn lao động mất việc làm nhưng chỉ có 10-20 người đã qua đào tạo, trong khi các doanh nghiệp chủ yếu tuyển dụng lao động có tay nghề trong các lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật cao. Hơn nữa số lượng lao động đã quá tuổi tuyển dụng (trên 35) rất khó thích nghi với công việc mới lại chiếm trên 50%. Một nguyên nhân thường gặp nữa là nhận thức của người lao động còn ỷ lại vào chính sách hỗ trợ Nhà nước, vào tiền đền bù mà chưa tự mình tìm việc làm và việc tổ chức, chỉ đạo, tuyên truyền hướng dẫn cho người lao động còn hạn chế.
Hầu hết các hộ nông dân ở Hà Nội sau khi bị thu hồi ruộng đất đời sống khó khăn do không có việc làm mà "miệng ăn núi lở". Đã xuất hiện những tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc, trộm cắp, mại dâm … ở các vùng ven được "đô thị hoá". Bên cạnh đó, những vấn đề về môi trường như ô nhiễm nguồn nước, giảm diện tích cây xanh, chất thải chưa được xử lý … cũng xuất hiện tại các khu công nghiệp, đô thị mới trong thành phố
5.2 Chính sách nào giải quyết tình trạng mất đất của người dân trong quá trình đô thị hoá
Để giải quyết tình trạng nông dân mất đất, lãnh đạo Bộ Lao động – Thương binh&Xã hội cho rằng, Hà Nội cần có chính sách đào tạo nghề đi trước, đón đầu khi có kế hoạch, quy hoạch phát triển, để đến khi công trình hoàn thành, các doanh nghiệp có thể tuyển dụng lao động vào làm việc ngay. Bộ đã đề ra giải pháp trong thời gian tới sưc hỗ trợ cho đào tạo dạy nghề cho người lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Theo đó, lập quỹ hỗ trợ đào tạo tại chỗ chuyển đổi nghề đối với lao động trên 35 tuổi với những công việc không đòi hỏi kĩ năng phức tạp. Sở Lao Động và Thương Binh Xã Hội Hà Nội dự kiến mỗi người ở độ tuổi lao động khi bị thu hồi đất nông nghiệp nếu muốn tham gia học nghề để chuyển đổi việc làm sẽ được hưởng một xuất đào tạo trị giá 1,5 triệu đồng/người. Ngoài ra, Sở đề xuất thêm đối tượng thụ hưởng chính sách ưu đãi học nghề sẽ bao gồm cả con em nông dân từ bậc học phổ thông đến học nghề, cao đẳng và đại học Giải pháp khác là đào tạo phương pháp quản lý tiếp cận thị trường cho đội ngũ kinh doanh vừa và nhỏ, tạo cơ hội mở rộng sản xuất, thu hút thêm lao động.
Hà Nội cũng đã chọn xuất khẩu lao động như một hướng tích cực trong giải quyết việc làm. Nhưng việc đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động ở địa phương gặp rất nhiều khó khăn. Ngươì Hà Nội chê thị trường lao động Malayxia, Đài Loan vì lương thấp, vất vả.Họ chỉ thích sang Nhật Bản, Hàn Quốc, trong khi trình độ tay nghề lại không đáp ứng nổi.Để thu hút số người cùng kiệt đi lao động xuất khẩu, sở Lao Động Thương binh và Xã Hội Hà Nội đề suất với Uỷ ban thành phố có chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp xuất khẩu lao động như thưởng 700.000-1,5 triệu đồng nếu doanh nghiệp đưa được 1 lao động đi xuất khẩu, người đi cũng được hỗ trợ 1,2 triệu đồng. Và để thúc đẩy hoạt động này,các doanh nghiệp đưa lao động đi xuất khẩu cần trú trọng tới khâu đào tạo nghề,ngoại ngữ, ý thức kỉ luật cho người lao động.Đặc biệt, sắp tới bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội sẽ đầu tư xây khoảng 20 doanh nghiệp mạnh về xuất khẩu lao động,giảm số doanh nghiệp hiện nay, thành lập hiệp hội xuất khẩu lao động để có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế,tham gia đấu thầu các dự án, công trình có sử dụng nhiều lao động nước ngoài.
Còn theo bà Phan Lệ Xiêm – Phó ban Kinh tế (Trung ương Hội Nông dân Việt Nam), để người nông dân có việc làm cần thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ sau khi hị bị thu hồi đất, nhất là dạy nghề, tạo việc làm mới. Đặc biệt, có cơ chế giám sát chặt chẽ trong việc doanh nghiệp ưu tiên nông dân và con em nông dân sau khi bị thu hồi đất được đào tạo và vào làm việc tại công ty.
Theo giải pháp mà bộ Nông Nghiệp & Phát triển Nông thôn đưa ra thì ngoài chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, chính sách phát triển đô thị nông nghiệp và dịch vụ liền kề cũng cần được chú trọng. Cụ thể, áp dụng các tiến bộ mới để tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đã tạo việc làm mới cho người nông dân bằng việc xây dựng các ki-ốt bán hàng, hệ thống phụ trợ để người nông dân vào đó làm việc.
Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội nghiên cứu thành lập quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm : quỹ này được hình thành từ một phần của khoản tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nộp ngân sách nhà nước của doanh nghiệp khi sử dụng đất, tiền chênh lệch giữa giá đất đền bù với đất nông nghiệp trước khi bị thu hồi và giá đất chuyên dụng đã được chuyển đổi sau khi thu hồi.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Mai Ái Trực, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không chỉ sang đất công nghiệp mà còn để sản xuất d
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định của người mua nhà ở của người mua nhà khu vực đô thị Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thuê chỗ ở của sinh viên các trường trong khu đô thị đại học quốc gia Văn hóa, Xã hội 0
L Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến người nông dân bị mất đất Luận văn Kinh tế 0
H Ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến nông nghiệp vùng ngoại thành Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
B Ảnh hưởng của tình trạng đô la hoá đối với nền kinh tế Việt Nam, nguyên nhân và giải pháp khắc phục Luận văn Kinh tế 4
G Nghiên cứu quá trình chuyển hóa đất đai và ảnh hưởng của nó tới đời sống của dân cư ven đô trong gia Luận văn Sư phạm 0
C Các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến chất lượng dân số đô thị Thành phố Hà Nội Văn hóa, Xã hội 2
P Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nước sạch của người nghèo đô thị Văn hóa, Xã hội 0
D Ảnh hưởng của đô thị hóa đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc K Nông Lâm Thủy sản 0
T Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa tới biến đổi kinh tế - xã hội của thị xã Từ Sơn, Bắc N Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top