hoangnha_nguyen

New Member

Download miễn phí Đề tài Ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến nông nghiệp vùng ngoại thành Hà Nội





CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ ĐÔ THỊ HOÁ 2

I. Đô thị và vai trò của đô thị trong quá trình phát triển kinh tế nói chung. 2

1. Đô thị. 2

2. Vai trò của đô thị trong nền kinh tế 2

II. Đô thị hoá 3

1. Khái niệm đô thị hoá và tính tất yếu khách quan của đô thị hoá 3

2. Những nhân tố ảnh hưởng tới quá trình đô thị hoá. 5

3.Các hình thức của đô thị hoá. 7

III. Những vấn đề có tính quy luật thường phát sinh trong quá trình đô thị hoá theo chiều rộng ở Việt Nam. 8

1. Mở rộng diện tích đất đô thị và thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. 8

2. Quá trình đô thị hoá tác động đến vấn đề dân số, lao động và việc làm đối với nông dân. 10

3. Môi trường ở khu đô thị mới và khu vực giáp ranh đô thị . 11

4. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực ngoại thành. 12

5. Vấn đề hạ tầng kỹ thuật. 14

6. Vấn đề văn hoá xã hội. 14

7. Thay đổi hình thái kiến trúc : 15

8. Vấn đề về quản lý hành chính: 16

PHẦN THỨ HAI: 20

ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ ĐẾN NÔNG NGHIỆP NGOẠI THÀNH HÀ NỘI. 20

I - Khái quát quá trình đô thị hoá ở Hà Nội thời kỳ 1990 - 2000. 20

1. Về đất đai: 20

1.1. Biến động đất đai ở khu vực nội thành. 21

1.2. Biến động đất đai ở khu vực ngoại thành. 21

2. Sự biến động dân số ở Thành phố Hà Nội trong quá trình đô thị hoá. 23

2.1. Về quy mô dân số: 23

2.2. Về mật độ dân số. 24

3. Về giá trị sản xuất. 25

II. Ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến nông nghiệp ngoại thành Hà Nội. 28

1. Quá trình đô thị hoá ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất nông nghiệp. 28

1.1. Ảnh hưởng đến cơ cấu ngành nông nghiệp. 28

1.2. Ảnh hưởng của đô thị hoá đến cơ cấu vùng sản xuất nông nghiệp. 33

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ó khu công nghiệp Sài Đồng là khu công nghiệp thu hút được nhiều công ty nước ngoài vào xây dựng nhà máy nhất thành phố. Vì vậy, diện tích đất nông nghiệp đã giảm đi trong giai đoạn này.
Huyện Đông Anh nằm trong xu thế đô thị hoá chung của toàn Thành phố Hà Nội và được chọn là vùng trong chiến lược phát triển Thủ đô, hình thành khu đô thị mới và khu công nghiệp Bắc Thăng Long. Tuy nhiên, trong thời gian qua diện tích đất nông nghiệp của huyện Đông Anh có giảm trong giai đoạn 1995 - 2000 theo xu hướng chung của toàn khu vực ngoại thành.
Đối với huyện Thanh Trì, huyện này được chia thành 3 khu vực, trong đó 2 khu vực có tốc độ đô thị hoá cao đó là: khu vực phát triển trung tâm thành phố và khu vực đang đô thị hoá ngoài thành phố trung tâm. Nhiều xã ven nội của huyện đang trong quá trình đô thị hoá mạnh, làm giảm diện tích đất nông nghiệp từ 5.622 ha năm 1995 xuống 5.189 ha năm 2000.
2.1.2. Biến động về cơ cấu đất nông nghiệp.
Quá trình đô thị hoá đã ảnh hưởng trực tiếp đến đất nông nghiệp, một tư liệu sản xuất cơ bản và quan trọng nhất trong nông nghiệp không chỉ về mặt số lượng mà còn ảnh hưởng đến cơ cấu đất nông nghiệp.
Trong tổng diện tích đất nông nghiệp của Hà Nội, diện tích đất nông nghiệp ở khu vực ngoại thành chiếm đa số tới 95%. Chính vì vậy, sự biến động trong cơ cấu đất nông nghiệp chủ yếu là do ảnh hưởng biến động đất nông nghiệp khu vực ngoại thành trong quá trình đô thị hoá.
Đất đai là nguồn lực chủ yếu để phát triển nông nghiệp, tuy nhiên cùng với thu hẹp về diện tích đất nông nghiệp do quá trình đô thị hoá lao động trong nông nghiệp lại tăng lên. Vì vậy, bình quân diện tích đất nông nghiệp / lao động nông nghiệp đã thấp lại có xu hướng giảm.
Cùng với xu hướng giảm đất nông nghiệp, đặc biệt là đất canh tác ngày càng thu hẹp do ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá, cơ cấu các loại đất cũng đã chuyển dịch theo hướng tích cực đa dạng hoá cây trồng để tăng hiệu qủa sử dụng đất. Xu hướng này được thể hiện khá rõ nét, nhất là trong những năm gần đây.
Biểu 8: Diện tích gieo trồng một số cây trồng chính ngoại thành Hà Nội thời kỳ 1995 - 2000
Đơn vị: ha
Năm
1995
1997
2000
Biến động qua các thời kỳ
1995-1997
1997-2000
1995-2000
1. Diện tích gieo trồng cây hàng năm
Ngoại thành
86.286
84.181
85.565
-2.105
1.384
-721
Sóc Sơn
27.129
27.989
29.730
860
1.741
2.601
Đông Anh
23.404
23.441
22.953
37
-488
-451
Gia Lâm
16.962
16.575
17.277
-387
702
315
Từ Liêm
9.898
8.335
7.590
-1.563
-745
-2.308
Thanh Trì
8.893
7.841
8.015
-1.052
174
-878
2. Diện tích lúa cả năm
Ngoại thành
55.544
53.486
52.703
-2.058
-783
-2.841
Sóc Sơn
16.622
16.777
17.128
155
351
506
Đông Anh
15.177
14.998
147.37
-179
-261
-440
Gia Lâm
9.912
9.944
9.908
32
-36
-4
Từ Liêm
7.353
4.692
5.419
-2.661
727
-1.934
Thanh Trì
6.480
5.275
5.511
-1.205
236
-969
3. Diện tích rau các loại
Ngoại thành
5.667
7.413
8.065
1.746
-6.319
2.398
Sóc Sơn
630
1.292
1.094
662
-432
464
Đông Anh
1.343
2.145
2.498
802
-1.696
1.155
Gia Lâm
1.072
1.284
1.961
212
-1.749
889
Từ Liêm
1.430
1.367
1.041
-63
-1.104
-389
Thanh Trì
1.192
1.325
1.471
133
-1.338
279
4. Diện tích hoa các loại
Ngoại thành
380
328
1.247
-52
919
867
Sóc Sơn
-
5
25
5
20
25
Đông Anh
44
23
118
-21
95
74
Gia Lâm
6
14
40
8
26
34
Từ Liêm
270
218
983
-52
765
713
Thanh Trì
60
68
81
8
13
21
Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội - 2000.
Qua biểu 8 cho thấy ở huyện Đông Anh diện tích gieo trồng cây hàng năm giảm đi qua các thời kỳ 1997 - 2000 (488 ha), tính chung cho giai đoạn 1995 - 2000 thì giảm đi 451 ha mặc dù trong 2 năm từ 1995 - 1997 có tăng lên nhưng không đáng kể (37 ha). Nhìn chung trong 5 năm qua diện tích gieo trồng cây hàng năm của khu vực ngoại thành giảm.
Tình trạng độc canh cây lúa cũng đã từng bước được khắc phục. Năm 1995, cả vùng ngoại thành còn 55.544 ha đất trồng lúa, đến năm 2000 giảm xuống chỉ còn 52.703 ha. Đặc biệt là huyện Từ Liêm, diện tích đất trồng lúa giảm rất mạnh qua thời kỳ này (1934 ha).
Tuy nhiên trừ huyện Từ Liêm, các huyện ngoại thành đều mở rộng diện tích trồng rau. Huyện Đông Anh và Gia Lâm do sự hình thành ngày càng nhiều các khu vực chuyên trồng rau nên diện tích đất trồng rau tăng khá nhiều, tương ứng là 1.155 ha và 889 ha trong khoảng thời gian 1995 - 2000.
Đồng thời diện tích trồng hoa cây cảnh cũng tăng khá nhanh. Năm 1995, cả khu vực ngoại thành chỉ có 380 ha diện tích đất trồng hoa, đến năm 2000 diện tích này đã tăng lên tới 1247 ha. Nổi bật là huyện Từ Liêm, một huyện có tốc độ đô thị hoá được đánh giá là cao hơn trong tổng số các huyện ngoại thành, năm 2000 đã có 983 ha đất trồng hoa, chiếm tới 78,83% trong tổng diện tích đất trồng hoa khu vực ngoại thành.
Tóm lại, xu hướng chuyển dịch cơ cấu quỹ đất nông nghiệp trong những năm gần đây là tích cực, từng bước đa dạng hoá cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá. Xu hướng đó về cơ bản là phù hợp với quy hoạch phát triển nông nghiệp của ngoại thành Hà Nội nói riêng trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Có được sự tiến bộ trên đây là do sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó một yếu tố quan trọng là quá trình đô thị hoá ngoại thành Hà Nội. Cùng với sự thu hẹp về diện tích đất nông nghiệp và cùng với những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường, các hộ nông dân đã tìm hướng chuyển dần những loại đất không phù hợp với trồng cây lương thực, đất trồng lúa có năng suất thấp sang trồng các loại câykhác để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp.
Tuy nhiên quá trình đô thị hoá đã tác động rất mạnh đến đất nông nghiệp cả về diện tích, quy mô và cơ cấu. Có thể nói đây là tác động bất lợi nhất của quá trình đô thị hoá. Mặt khác, xu hướng chuyển dịch đất nông nghiệp sang các mục đích sử dụng khác cũng như trong sự chuyển dịch cơ cấu đất nông nghiệp, còn mang nhiều tính chất tự phát. Do đó ảnh hưởng đến quỹ đất nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp dần.
2.2. ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến lao động trong nông nghiệp.
2.2.1. ảnh hưởng đến lao động nông nghiệp trong cơ cấu nói chung.
Thực tế hiện nay cho thấy quá trình giảm dần quỹ đất canh tác do đô thị hoá ngoại thành đang kéo theo một bộ phận lao động nông nghiệp phải chuyển sang các hoạt động phi nông nghiệp.
Biểu 9: Cơ cấu lao động ngoại thành Hà Nội giai đoạn 1990 - 2000.
Đơn vị: %
Ngành
1990
1995
2000
Tổng số
100
100
100
1. Nông lâm nghiệp
86,6
83,1
80,9
2. Công nghiệp - TCN - XD
8,6
9,6
9,2
3. Thương mại - dịch vụ
4,8
7,3
9,9
Nguồn: Cục thống kê - Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội.
Như vậy lao động nông nghiệp giảm dần từ 86,6% năm 1990 xuống 83,1% năm 1995 và còn 80,9% năm 2000, trong khi đó lao động công nghiệp và lao động trong ngành thương mại dịch vụ tăng. Đó là xu hướng chuyển dịch theo hướng tiên tiến.
Song sự chuyển dịch lao động còn mang tính chất tự phát, phân tán, manh múm. Các ngành nghề phi nông nghiệp quy mô còn nhỏ theo tính chất kinh tế gia đình là chính, chưa có các mô hình tổ chức theo chiều sâu nhằm phục vụ có hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngoại thành theo hướng công nghiệp hoá sản xuất nông nghiệp và tạo ra các sản phẩm sản ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ảnh hưởng từ sự linh hoạt của nhà cung cấp dịch vụ tới lòng trung thành của khách hàng tổ chức Luận văn Kinh tế 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định của người mua nhà ở của người mua nhà khu vực đô thị Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại đông nam á Luận văn Kinh tế 0
D PHÂN TÍCH một số yếu tố ẢNH HƯỞNG đến LƯỢNG KHÍ THẢI CO2 của một số QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI năm 2014 Khoa học Tự nhiên 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất làm việc từ xa của nhân viên văn phòng tại Tp. HCM Văn hóa, Xã hội 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư để ở của khách hàng cá nhân Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của hình ảnh nhà hàng, giá trị cảm nhận đến sự hài lòng và ý định hành vi của khách hàng Luận văn Kinh tế 0
M ad tải giúp em bài : ảnh hưởng của hình ảnh nhà hàng, giá trị cảm nhận đến sự hài lòng và ý định hành vi của khách hàng với ạ Khởi đầu 1
D Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhận biết thương hiệu của khách hàng đối với Công ty TNHH On Home Asia Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua smart-phone của khách hàng tại Bình Dương Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top