thuongthuong210

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Khái lược về Nho giáo, vị trí, vai trò của Nho giáo ở Việt Nam trước thế kỷ XIX; triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX và sự tái độc tôn Nho giáo. Nghiên cứu những ảnh hưởng chủ yếu của Nho giáo trong xã hội phong kiến Việt Nam dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX ở một số lĩnh vực chủ yếu như: việc hoạch định đường lối cai trị và quản lý xã hội; giáo dục - khoa cử; xây dựng và thi hành pháp luật. Nêu những giá trị chủ yếu và hạn chế cơ bản của Nho giáo triều Nguyễn trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX
Luận văn ThS. Triết học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007

Chương 1............................................................................................................ 8
BỐI CẢNH XÃ HỘI PHONG KIẾN VIỆT NAM DƯỚI TRIỀU NGUYỄN
NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX VÀ VẤN ĐỀ TÁI ĐỘC TÔN NHO GIÁO ............. 8
1.1. Khái lược về Nho giáo và vị trí, vai trò của Nho giáo ở Việt Nam trước
thế kỷ XIX.......................................................................................................... 8
1.1.1. Nho giáo và những tư tưởng cơ bản của Nho giáo................................... 8
1.1.2. Vài nét về Nho giáo Việt Nam trước thế kỷ XIX................................... 22
1.2. Triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX và sự tái độc tôn Nho giáo ........... 30
1.2.1. Bối cảnh xã hội phong kiến Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX................... 30
1.2.2. Vị trí, vai trò của Nho giáo dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX..... 41
Chương 2.......................................................................................................... 47
NHỮNG ẢNH HƯỞNG CHỦ YẾU CỦA NHO GIÁO DƯỚI TRIỀU
NGUYỄN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX............................................................... 47
2.1. Ảnh hưởng của Nho giáo trong việc hoạch định đường lối cai trị và
quản lý xã hội .................................................................................................. 47
2.1.1. Ảnh hưởng của Nho giáo trong việc xây dựng hệ tư tưởng và đường lối
cai trị ................................................................................................................. 48
2.1.2. Vai trò của đạo làm vua trong cai trị và quản lý xã hội......................... 58
2.1.3. Quan niệm về dân và vai trò của dân...................................................... 60
2.2. Ảnh hưởng của Nho giáo trong lĩnh vực giáo dục - khoa cử............... 68
2.3. Ảnh hưởng của Nho giáo tới việc xây dựng và thi hành pháp luật .... 79
2.4. Giá trị chủ yếu và hạn chế cơ bản của Nho giáo triều Nguyễn trong
giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX........................................................................ 92
2.4.1. Những giá trị chủ yếu của Nho giáo dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX92
2.4.2. Những hạn chế cơ bản của Nho giáo dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX93
KẾT LUẬN....................................................................................................... 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 98
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nho giáo là một học thuyết chính trị - xã hội, học thuyết đạo đức ra đời
ở Trung Quốc từ thời cổ đại. Nho giáo được du nhập vào Việt Nam từ thời
Bắc thuộc, đã đóng vai trò quan trọng là hệ tư tưởng thống trị trong xã hội
phong kiến Việt Nam gần một nghìn năm. Trong từng thời kỳ lịch sử hình
thành, phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam, các triều đại phong kiến
Việt Nam chịu ảnh hưởng của Nho giáo ở các mức độ đậm nhạt khác nhau. Vì
vậy, vai trò, vị trí của Nho giáo trong xã hội phong kiến Việt Nam ở mỗi thời
kỳ, mỗi giai đoạn cũng khác nhau với những nét đặc thù riêng.
Với tinh thần “chúng ta không phân tích, đánh giá những hiện tượng tư
tưởng bằng bản thân tư tưởng. Chúng ta tìm hiểu tư tưởng Nho giáo gắn liền
với những điều kiện xã hội cụ thể trong đó nó đã nảy sinh, phát triển và suy
tàn” và “không thể có một thứ Nho giáo chung cho các thời đại, một thứ Nho giáo
nhất thành bất biến, thích ứng ở khắp mọi nơi, mọi lúc” [35, tr. 151]. Do vậy mà,
điều quan trọng là cần “… đi vào lịch sử Nho giáo, nêu lên tính quy luật của
sự du nhập phát triển và suy vong của nó. Công việc ấy sẽ góp phần đánh giá một
cách sâu sắc vai trò và ảnh hưởng của nó trong toàn bộ đời sống xã hội của nhân
dân ta từ xưa đến nay, góp phần xử lý những vấn đề của nó trên một cơ sở khoa
học chặt chẽ nhất” [35, tr. 149].
Dưới triều Nguyễn, khi đất nước thống nhất, một yêu cầu bức thiết đặt
ra cho giai cấp phong kiến Việt Nam là phải có một hệ tư tưởng, một chủ
nghĩa nào đó làm quốc giáo, làm công cụ chuyên chính. Trước nhu cầu tập
trung mọi quyền hành, thống nhất chính trị, thống nhất tư tưởng, nhà Nguyễn
đã tiếp tục sự lựa chọn như các triều đại phong kiến trước đó là lấy Nho giáo
làm cơ sở tư tưởng của đạo trị nước và tiếp tục độc tôn Nho giáo. Như nhiều
thời kỳ trước đây của chế độ phong kiến Việt Nam, tư tưởng Nho giáo là công
cụ chủ yếu để bảo vệ địa vị thống trị, lợi ích và uy quyền của giai cấp phong
kiến thống trị. Nhà Nguyễn lựa chọn Nho giáo như là cứu cánh duy nhất để
phục hưng chế độ phong kiến cũng như củng cố tham vọng xây dựng triều đại
bền vững, hùng mạnh. Nhưng dưới triều Nguyễn, các yếu tố tiêu cực nhất
trong Hán Nho, Tống Nho được triều Nguyễn khai thác và sử dụng triệt để.
Những quan niệm về Thiên mệnh, Tam cương, Ngũ thường với những hạn chế và tính chất tiêu cực của nó đều biến thành công cụ, phương tiện hữu hiệu
nhất nhằm củng cố ngôi vua, duy trì và bảo vệ địa vị thống trị cùng những lợi
ích của giai cấp phong kiến thống trị.
Nửa đầu thế kỷ XIX, dưới triều Nguyễn là giai đoạn tư tưởng Nho giáo
và hệ tư tưởng phong kiến cực quyền giữ vai trò thống trị tuyệt đối trong bối
cảnh chế độ phong kiến Việt Nam ngày càng trì trệ, khủng hoảng và dần suy
vong.
Sự độc tôn tuyệt đối của Nho giáo dưới triều Nguyễn chứng tỏ rằng,
nhà Nguyễn tái địa vị độc tôn của Nho giáo trong kiến trúc thượng tầng của
xã hội phong kiến Việt Nam, tuyệt đối hoá vai trò chi phối của Nho giáo trong
mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và con người là chủ yếu nhằm khôi
phục và củng cố chế độ phong kiến, địa vị thống trị của giai cấp phong kiến
Việt Nam, ngay cả khi chế độ này đang có nguy cơ sụp đổ do những nguyên
nhân chủ quan và khách quan, do quy luật của sự vận động, phát triển xã hội
đầu thế kỷ XIX ở Việt Nam quy định.
Nghiên cứu ảnh hưởng của Nho giáo đối với chế độ phong kiến Việt
Nam là một trong những nội dung cốt lõi của tư tưởng Việt Nam nửa đầu thế
kỷ XIX. Có nhiều vấn đề đặt ra xung quanh chủ đề này như: Tại sao triều
Nguyễn lựa chọn Nho giáo là quốc giáo? Nho giáo thời kỳ này ảnh hưởng
như thế nào đối với xã hội Việt Nam? Tại sao Nho giáo không thể vực dậy
chế độ phong kiến mục ruỗng thối nát?... Mặt khác, bên cạnh việc chỉ ra
những hạn chế của Nho giáo thời kỳ này, chúng ta cần thấy được vai trò
tích cực của nó trong việc duy trì những giá trị, truyền thống tốt đẹp của dân
tộc Việt Nam, và hơn nữa, “chúng ta không nghiên cứu lịch sử vì lịch sử. Mọi
hứng thú tìm tòi về quá khứ chỉ có ý nghĩa khi nó nhằm cải tạo hiện tại và xây
dựng tương lai” [35, tr. 147].
Trong luận văn này, chúng tui không có tham vọng đi sâu nghiên cứu
tất cả những vấn đề như đã nêu ra ở trên mà chúng tui chỉ giới hạn việc
nghiên cứu, tìm hiểu một số lĩnh vực chủ yếu nhất của xã hội phong kiến Việt
Nam nửa đầu thế kỷ XIX chịu ảnh hưởng đậm nét và sâu sắc nhất của Nho
giáo như: chính trị - xã hội, giáo dục, xây dựng và thi hành pháp luật nhằm
góp phần đánh giá đúng đắn ảnh hưởng, vai trò của Nho giáo đối với xã hội
phong kiến Việt Nam trong thời gian này. Từ góc độ triết học, chúng tui lựa
chọn vấn đề: “Ảnh hưởng của Nho giáo đến một số lĩnh vực chủ yếu trong
xã hội phong kiến Việt Nam dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX” làm đề
tài nghiên cứu trong luận văn Thạc sỹ triết học của mình, để có cách nhìn
khách quan hơn về Nho giáo và những ảnh hưởng của nó đến xã hội phong
kiến Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX dưới triều Nguyễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến đề tài của Luận văn, từ trước đến nay, ở Việt Nam đã có
nhiều công trình nghiên cứu về Nho giáo, về Nho giáo ở Việt Nam, cùng
những lĩnh vực chủ yếu của xã hội phong kiến Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu
sắc của Nho giáo. Trong đó, nghiên cứu về Nho giáo và ảnh hưởng của nó
dưới triều Nguyễn thế kỷ XIX có những công trình chủ yếu như:
Trong cuốn sách Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX
đến Cách mạng tháng Tám, GS. Trần Văn Giàu đã phân tích, đánh giá những
ảnh hưởng và vai trò của Nho giáo trong một số lĩnh vực của đời sống tinh
thần và xã hội Việt Nam như thế giới quan, xã hội quan, chính trị, đạo đức.
Cuốn Nho giáo tại Việt Nam do tác giả Lê Sỹ Thắng chủ biên, đã giới
thiệu các nội dung nghiên cứu của nhiều tác giả trong cuộc Hội thảo: “Nho
giáo trong lịch sử và tàn dư của nó trong xã hội Việt Nam”. Cuốn sách là bản
tổng tập những tham luận nghiên cứu về lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung
và Nho giáo Việt Nam nói riêng. Trong đó có một số bài tham luận đề cập
đến lịch sử của Nho giáo nói chung và lịch sử phát triển của Nho giáo tại Việt
Nam nói riêng, ảnh hưởng của Nho giáo trong lịch sử nói chung và từng lĩnh
vực văn hoá, tư tưởng nói riêng tại Việt Nam. Đó là một công trình lớn song
chưa thật sự đi sâu nghiên cứu và có hệ thống về một giai đoạn phát triển của
Nho giáo cũng như những ảnh hưởng của nó đến xã hội phong kiến Việt Nam
nửa đầu thế kỷ XIX.
Trong cuốn Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 2, tác giả Lê Sỹ Thắng đã
chỉ ra những ảnh hưởng sâu rộng và nổi bật của Nho giáo trong lịch sử tư
tưởng, văn hoá, xã hội nước ta trong thế kỷ XIX. Tác giả cuốn sách này đã có
những đóng góp to lớn về mặt tư liệu trong việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng
Việt Nam nói chung và lịch sử tư tưởng Việt Nam thế kỷ XIX nói riêng. Song
đó chưa phải là công trình nghiên cứu chuyên sâu về những ảnh hưởng của
Nho giáo đến xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX… Ngoài ra, liên quan đến đề tài của Luận văn, còn có nhiều học giả đáng
kính như: Trần Trọng Kim, Cao Xuân Huy, Đào Duy Anh, Vũ Khiêu, Trần
Đình Hượu, Nguyễn Tài Thư, Lê Văn Quán, Quang Đạm,… với nhiều công
trình nghiên cứu về Nho giáo nói chung và Nho giáo Việt Nam nói riêng cũng
như những ảnh hưởng của Nho giáo đến xã hội Việt Nam qua các thời kỳ.
Các tác phẩm, công trình nghiên cứu của các học giả ấy về Nho giáo Việt
Nam đã góp phần làm sáng tỏ hơn, cụ thể hơn về vị trí, vai trò và ảnh hưởng
của Nho giáo trong xã hội phong kiến Việt Nam và đưa ra những gợi mở mà
người nghiên cứu sau có thể kế thừa, phát huy. Song vẫn còn những vấn đề,
những nhận định trong các công trình này cần được tiếp tục nghiên cứu; vẫn
còn có những phương diện cần bổ sung và cần làm rõ, đặc biệt là
những ảnh hưởng chủ yếu của Nho giáo trong xã hội phong kiến Việt Nam
dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích
Thông qua việc phân tích những ảnh hưởng chủ yếu của Nho giáo trong
một số lĩnh vực của xã hội phong kiến Việt Nam dưới triều Nguyễn nửa đầu
thế kỷ XIX, luận văn chỉ ra những đóng góp và hạn chế chủ yếu của nó trong
xã hội phong kiến Việt Nam giai đoạn này.
Nhiệm vụ
Xuất phát từ lý do chọn đề tài, tình hình nghiên cứu và mục đích nghiên
cứu của đề tài, luận văn trình bày và phân tích những nội dung sau:
- Bối cảnh xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX và vấn đề tái độc tôn
Nho giáo.
- Những ảnh hưởng chủ yếu của Nho giáo trong xã hội phong kiến Việt
Nam dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX ở một số lĩnh vực chủ yếu như:
chính trị, giáo dục, pháp luật.
- Những giá trị chủ yếu và hạn chế cơ bản của Nho giáo dưới triều
Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Nho giáo Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX và ảnh hưởng của nó trong xã
hội phong kiến Việt Nam thời kỳ này. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu những ảnh hưởng của Nho giáo đến
một số lĩnh vực chủ yếu trong xã hội phong kiến Việt Nam nửa đầu thế kỷ
XIX như: chính trị, giáo dục - khoa cử, xây dựng và thi hành pháp luật.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở thế giới quan duy vật biện chứng của
chủ nghĩa Mác - Lênin và những nhận thức về Nho giáo, Nho giáo ở Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu lịch sử triết học; các
phương pháp luận chủ yếu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử kết hợp với một số phương pháp nghiên cứu khoa học khác như
phương pháp: logic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, đối chiếu - so sánh, hệ thống
hoá… nhằm làm rõ những ảnh hưởng chủ yếu của Nho giáo trong xã hội phong
kiến Việt Nam dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn chỉ rõ và hệ thống hoá những ảnh hưởng chủ yếu của Nho
giáo dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX trong một số lĩnh vực: chính trị,
giáo dục - khoa cử, xây dựng và thi hành pháp luật.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần tìm hiểu, hệ thống hoá và làm sâu sắc hơn nhận
thức về vai trò, vị trí và những ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam nửa đầu
thế kỷ XIX.
- Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo, phục vụ cho việc nghiên cứu và
giảng dạy Lịch sử Triết học, Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nho giáo Việt Nam.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, phần Nội
dung của luận văn bao gồm 2 chương với 6 tiết.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ảnh hưởng từ sự linh hoạt của nhà cung cấp dịch vụ tới lòng trung thành của khách hàng tổ chức Luận văn Kinh tế 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định của người mua nhà ở của người mua nhà khu vực đô thị Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại đông nam á Luận văn Kinh tế 0
D PHÂN TÍCH một số yếu tố ẢNH HƯỞNG đến LƯỢNG KHÍ THẢI CO2 của một số QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI năm 2014 Khoa học Tự nhiên 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất làm việc từ xa của nhân viên văn phòng tại Tp. HCM Văn hóa, Xã hội 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư để ở của khách hàng cá nhân Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của hình ảnh nhà hàng, giá trị cảm nhận đến sự hài lòng và ý định hành vi của khách hàng Luận văn Kinh tế 0
M ad tải giúp em bài : ảnh hưởng của hình ảnh nhà hàng, giá trị cảm nhận đến sự hài lòng và ý định hành vi của khách hàng với ạ Khởi đầu 1
D Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhận biết thương hiệu của khách hàng đối với Công ty TNHH On Home Asia Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua smart-phone của khách hàng tại Bình Dương Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top