xunsa_xd

New Member
Gợi ý

“Không thầy đố mầy làm nên. Học thầy không tày học bạn”. Chú trọng đến vai trò đích thực của việc học hỏi ở bạn bè cùng trang lứa ở nhà, giờ lên lớp.

* “Không thầy đố mày làm nên”: Đề cập đến tầm quan trọng của người thầy trong học tập ở trường lớp.

- Mối quan hệ của hai câu tục ngữ: Không đối lập mà bổ sung.

- Bàn luận:

* Mặt tích cực và hạn chế của hai câu tục ngữ trên:

Câu “Không thầy đố mày làm nên”

+ Tích cực: đề cao vai trò quan trọng củạ người thầy trong truyền thụ kiến thức, thái độ trân trọng thầy.

+ Hạn chế: dễ tạo nên tâm lí ỷ lại, thụ động, học vẹt ở học sinh.

Câu “Học thầy không tày học bạn”

+ Tích cực: phát huy được sự năng động, sáng tạo trong học tập.

Động viên được ý thức tập thể, tình đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập. 

+ Hạn chế: hiểu sai lệch vấn đề: xem thường vai trò của người thầy. 

Hiện tượng làm bài, học bài dùm bạn

“Học thầy không tày học bạn" câu tục ngữ được đúc kết từ quá trình sống và kinh nghiệm sống của cha ông ta, nhưng đã làm cho nhiều thế hệ cháu con đâm ra hoang mang. Vì sao? Vì một câu tục ngữ nhưng lại có hai lời khuyên. Vậy có mâu thuẫn hay không? Xin thưa rằng không: vì cả hai bổ sung cho nhau, giúp ta ta có sự học toàn diện hơn.

“Không thầy đố mày làm nên" là một phát ngôn khẳng định rõ ràng, dứt khoát về vai trò của người thầy dạy. Đã đi học là phải có hai đối tượng: người dạy (thầy (cô;) giáo) và người học (học sinh). Và dù có sách trong tay, học sinh chúng ta vẫn rất cần sự chỉ bảo, hướng dẫn, uốn nắn của các thầy. Đó chính là phương pháp, là kĩ năng học sao cho tốt. Thầy đâu chỉ thực hiện chức năng "cầm tay chỉ việc" mà phải chỉ ra đường hướng, cách thức, kĩ năng…

Như vậy, thầy giáo là người đứng trên ta một bậc về tầm hiểu biết tri thức khoa học, đạo lí làm người và nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống. Tôn sư trọng đạo luôn là bài học đạo lí và cũng là nét đẹp nhân văn truyền thống của dân tộc ta: "Muốn sang thì bắc cầu kiều. Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy" (ca dao).

Còn câu "Học thầy không tày học bạn" (hay "Học thầy chẳng tày học bạn"), có nghĩa là học thầy không bằng học bạn. Bạn ở đây là bạn bè, những người cùng trang lứa, cùng vào vai người đi học, cùng nhiều hoàn cảnh và điều kiện khác nữa.



Không thầy đố mày làm nên. Học thầy không tày học bạn

Xuất phát điểm như nhau nhưng trong cuộc đua tri thức lại có thể không giống nhau: Người tiếp thu nhanh, người tiếp thu chậm; người giỏi môn này, người trội hơn môn kia. Vậy là có khi trong một lớp học nào đó, sẽ có "người cao người thấp", xếp hạng bao giờ cũng có người đứng đầu, người "đội sổ".

"Thua thầy một vạn không bằng thua bạn một li". Bởi theo lẽ thường, học trò đi học, thua kém thầy là chuyện đương nhiên; nhưng kém một bạn nào đó dễ làm cho ta cảm giác tự ái, ngượng ngùng, xấu hổ: "Cũng cơm, cũng gạo, cũng thầy mà sao em kém thế này, em ơỉ" (ca dao). Muốn không "thua chị kém em", chúng ta phải học hỏi với tinh thần cầu thị. Đừng có ngại, hay sĩ diện hão. Bác Hồ từng căn dặn: "Học ở trường, học ở trong sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân". Vậy thì, học ở trường chính là học từ thầy cô, còn học lẫn nhau chính là học từ bạn bè đấy. Đó cũng chính là một cách học tối ưu. "Một tai nghe thầy, một tai nghe bạn về nhà mẹ giảng, thế là thành… mười tai". Hai câu tục ngữ "Không thầy đó mày làm nên" và "Học thầy không tày học bạn" là hai lời khuyên chí lí, hai bài học có giá trị bổ sung cho nhau để đưa ta tới chân trời tri thức một cách hiệu quả nhất.

Trong kho tàng thành ngữ tục ngữ dân gian, cũng không hiếm gì các cặp tục ngữ tưởng như nghịch lí mâu thuẫn. Chẳng hạn: "Giọt máu đào hơn ao nước lã" (Ý nói tình anh em, máu mủ ruột già là cao cả, rất hệ trọng) với "Bán anh em xa mua láng giềng gần" (Phải quan hệ với hàng xóm láng giềng sao cho phải, bởi trong nhiều hoàn cảnh, do anh em xa xôi cách trở không có điều kiện giúp đỡ, chính những người láng giềng tốt bụng kia lại vô cùng hữu ích vào những khi tắt lửa tối đèn).

Đây là hai câu tục ngữ nằm trong hai bối cảnh khác nhau về cách ứng xử tình huống mà mỗi người nên xử lí sao cho hợp lệ. Hay là hai câu "Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân" và "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn", lại thể hiện hai quan niệm liên quan đến cùng về một hiện tượng (quần áo, trang phục). Một câu nói về cách tận dụng trang phục để làm tăng vẻ đẹp hình thể, còn câu kia nói về một quan niệm giá trị thẩm mĩ trong cuộc đời (cốt lõi, bản chất mới là cái quyết định). Chúng vẫn hoàn toàn đúng nếu chúng ta xét trong từng hoàn cảnh phát ngôn.

PGS TS Phạm Văn Tình
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
K Bình luận câu nói của Hồ Chí Minh: Văn Hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ t Văn học 0
Y Bình giảng hai dòng thơ trong đoạn Trao duỵên mà anh chị thích nhất.  Văn học 0
T EM muốn tính thể tích của 1 bình chứa hình trụ lồi 2 đầu ( VD: MÁY NÉN KHÍ ) ) ANH CHỊ NÀO BIẾT CHỈ Sinh viên chia sẻ 0
T Sao kì quá à mấy anh chị ơi! em muốn bình chọn cho Vịnh Hạ Long mà không thấy dòng chữ "make your no Hỏi đáp Tin học 1
M Nhờ anh chị tải giúp em tài liệu Bản đồ địa chất và khoáng sản Việt Nam tỷ lệ 1:200.000. Địa chất và khoáng sản tờ Lệ Thuỷ-Quảng Trị Khoa học kỹ thuật 1
D Nhờ anh/ chị tải giúp em tài liệu này với ạ. Em cảm ơn nhiều ạ Khoa học kỹ thuật 6
V Nhờ anh chị tải giúp em tài liệu về Kho Việt Tiến này với ạ. Em cám.ơn ạ Sinh viên chia sẻ 1
V Nhờ anh chị tải giúp em tài liệu về Kho Việt Tiến này với ạ. Sinh viên chia sẻ 1
V Nhờ anh chị tải tài liệu chuỗi cung ứng công ty Việt Tiến này giúp em với ạ. Em cám ơn anh chị hỗ trợ giúp đỡ ạ Sinh viên chia sẻ 3
@quangdung Bản dịch của Bản triều bạn dịch liệt truyện, tài liệu mình tìm được chia sẻ cho thầy cô, anh chị em nào cần ạ Lịch sử 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top