em_style_lovely

New Member

Download miễn phí Đề tài Phát triển KTTN trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam





Mục lục

 

LỜI MỞ ĐẦU 3

I/ Lý luận tổng quan về KTTN và phát triển KTTN trong điều kiện hội nhập KTQT ở VN hiện nay: 4

1. Khái niệm về KTTN: 4

1.1 KTTN là hình thức kinh tế dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. 4

1.2 KTTN năng động, nhạy bén, phát huy cao độ mọi nguồn lực nhưng mang tính tự phát cao, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu: 5

2. Việt Nam trong tiến trình hội nhập: 6

2.1 Hiểu biết chung về hội nhập: 6

2.2 Quá trình hội nhập ở Việt Nam: 7

4. Phương hướng chung cho phát triển KTTN trong điều kiện hội nhập: 11

4.1 Định vị các doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu: 11

4.2Đặt khu vực KTTN vào vị trí xứng đáng: 12

4.3 Xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp theo tinh thần của tư duy toàn cầu, hội nhập và phát triển bền vững: 12

II/Hội nhập với thực tiễn phát triển KTTN của Việt Nam trong những năm qua: 12

1.Điều kiện thuận lợi mang lại những tăng trưởng cao: 13

1.1 Môi trường kinh doanh cải thiện đáng kể làm gia tăng số lượng chủ thể trong KTTN: 13

1.2 Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy thu hút vốn, đẩy mạnh hợp tác và xuất khẩu: 15

1.3 Các đóng góp của khu vực KTTN trong nền kinh tế quốc dân: 17

2. Đánh giá về sự phát triển của KTTN, những khó khăn cơ bản và những mặt còn hạn chế: 18

2.1Phát triển nhanh,mang lại nhiều đóng góp to lớn cho kinh tế-xã hội của đất nước: 18

2.2 Những khó khăn cơ bản cần giải quyết: 20

3. Một số giải pháp được đưa ra: 24

KẾT LUẬN 26

Tài liệu tham khảo 27

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


n cơ sở đường lối đổi mới và “mở cửa” nền kinh tế và trên cơ sở chính sách, quan hệ đối ngoại của Việt Nam với phương châm “đa phương hoá, đa dạng hóa quốc tế.
+Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 3 (khoá VI) chỉ rõ: Việt Nam sẵn sàng mở rộng quan hệ hợp tác với tất cả các nước, các công ty nước ngoài trên cơ sở cùng có lợi và không có điều kiện chính trị ràng buộc, hạn chế đến mức thấp nhất cái giá phải
+Cụ thể hoá đường lối Đại hội VII, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 3 (khoá VII) đã ra chuyên đề Chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá mà Đại hội VII nêu ra, đánh dấu bước khởi đầu của tiến trình hội nhập của Việt Nam.
+Đại hội VIII (năm 1996) đã khẳng định chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế, đó là xây dựng một nền kinh tế “mở” và đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế
+Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 4 (khoá VIII) đã nêu nhiệm vụ cụ thể cho quá trình này là tích cực chủ động xâm nhập và mở rộng vào thị trường quốc tế vững chắc, tích cực, khẩn trương đàm phán với Mỹ, gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Có kế hoạch cụ thể để chủ động cam kết gia nhập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Như vậy, Đại hội VIII và các Nghị quyết Trung ương khoá này đã chỉ đạo tiến trình hội nhập khẩn trương hơn
+Đến Đại hội IX (năm 2001), tiếp tục khẳng định chủ trương Đại hội VIII nêu ra và đã đưa ra một khẩu hiệu: Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển. Đồng thời, Đại hội IX nhấn mạnh: Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc dân tộc và bảo vệ môi trường.
+Báo cáo Chính trị Đại hội IX của Đảng, nhất là Nghị quyết 07-NQTW ngày 27/11/2001 của Bộ chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế đã nhấn mạnh quan điểm:
“Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoại để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; đảm bảo tính độc lập tự chủ và định hướng XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ gìn an ninh quốc gia, phát huy bản sắc và văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái”
Các bước đi trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta được thực hiện trên hai mặt chính:
+ Đối với bên ngoài:
1993 đã khai thông quan hệ với Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới(WB), Ngân hàng phát triển Châu Á(ADB)
25/7/1995: Chính thức gia nhập ASEAN và AFTA và Chương trình thuế quan và ưu đãi có hiệu lực chung( CEPT)
3/1996 tham gia diễn đàn hợp tác Á-Âu ASEM với tư cách thành viên sáng lập
11/1998: là thành viên chính thức của Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương APEC
2000 :Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ được ký kết
12/2006: Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn PNTR được Mỹ thông qua
11/1/2007 Chính thức gia nhập WTO
6/2007: Hiệp định thương mại và đầu tư(TIFA) với Mỹ được ký kết.
+Đối với trong nước chúng ta đã làm 2 việc cơ bản
Quốc hội đã thông qua nhiều đạo luật, văn bản dưới luật tạo hành lang pháp lý phù hợp cho hội nhập (Ví dụ: Luật Doanh nghiệp, Luật Công ty, Luật Đầu tư nước ngoài);
Thực hiện sự chuyển đổi thể chế kinh tế, đổi mới chính sách và hệ thống kinh tế vĩ mô và cố gắng cải cách kinh tế, xây dựng cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế )
Theo Bộ trưởng Bộ công thương( 30/1/2008) các giải pháp hội nhập hiệu quả trong thời gian tới là:
Tăng cường cơ hội tiếp cận thị trường cho hàng hóa xuất khẩu VN: đàm phán các khu vực mậu dịch tự do với Hàn Quốc, Trung quốc, Nhật Bản, Ấn Độ
Tạo môi trường thương mại minh bạch, cạnh tranh bình đẳng: bảo vệ các doanh nghiệp trong những vụ kiện bán phá giá, xử lý các hình thức cạnh tranh không lành mạnh, tăng cường công tác vận động các nước công nhận nền kinh tế thị trường ở VN..
Từng bước triển khai Chính phủ điện tử, tăng cường cung cấp và trao đổi thông tin với doanh nghiệp qua các cổng thương mại điện tử, hỏi đáp về chính sách thương mại.
Khó khăn lớn nhất của Việt Nam là nội lực còn yếu kém, thiếu kinh nghiệm và định hướng mang tính chiến lược. Bước đầu hội nhập thu được nhiều thành tựu về thu hút vốn đầu tư, ký kết các hiệp định hợp tác và xuất khẩu.Tuy vậy tình trạng nhập siêu còn phổ biến, lạm phát thường xuyên ở mức cao, khủng hoảng tài chính tiền tệ
3. Phát triển KTTN trong thời kỳ hội nhập là xu thế khách quan, phù hợp quy luật “QHSX phù hợp tính chất và trình độ phát triển của LLSX”:
Với trình độ phát triển của LLSX mà nhân loại đạt được như hiện nay, việc theo đuổi lợi ích thiết thân vẫn chưa thể mất đi. KTTN với những ưu khuyết điểm của nó tồn tại như một tất yếu, vừa khuyến khích con người tham gia kinh doanh sản xuất, vừa có thể thực hiện những mục tiêu xã hôi. Sự sụp đổ của hệ thống các nước XHCN Đông Âu cũ một phần do sự nhận thức sai dẫn đến kìm hãm KTTN phát triển. Nhiều chuyên gia kinh tế cũng cho rằng việc Việt Nam vẫn có thể theo đuổi mô hình CNXH khi đó là do thành phần KTTN vẫn ngầm tồn tại dưới sự kiểm sóat lỏng lẻo của chính phủ, như chiếc “phao cứu sinh” khi kinh tế Nhà nước, tập thể khủng hoảng, suy thoái.
Trong điều kiện hiện nay, Việt Nam thiết lập nền kinh tế thị trường định hướng XHCN để phù hợp với sự phát triển không đồng đều , còn yếu kém của LLSX. Nếu như kinh tế Nhà nước tạo nên định hướng XHCN thì KTTN là cốt lõi của kinh tế thị trường.Sự xuất hiện của ngày càng nhiều các tổ chức sản xuất kinh doanh thuộc khu vực KTTN trong tất cả các ngành, lĩnh vực đã đẩy lùi độc quyền, làm sản xuất hàng hóa phát triển, thị trường được mở rộng, các quy luật kinh tế thị trường phát huy được hết tiềm năng.
Hội nhập cũng là sản phẩm của sự phát triển LLSX tới trình độ xã hội hóa cao. Và mỗi quốc gia chỉ thực sự hội nhập khi các cá nhân, doanh nghiệp tham gia chủ động, tích cực vào nền kinh tế quốc tế. KTTN với lực lượng chủ thế kinh tế đông đảo, phạm vi hoạt động toàn diện, rộng khắp và những ưu thế tuyệt đối vốn có sẽ là cầu nối hữu hiệu giữa kinh tế trong nước với kinh tế các khu vực , quốc gia. Tranh thủ các nguồn lực vô giá bên ngoài là vấn đề chính của Việt Nam trên tiến trình hội nhập và đã được thực hiện có hiện có hiệu quả thông qua hoạt động của KTTN trong thực tiễn gần đây.
4. Phương hướng chung cho phát triển KTTN trong điều kiện hội nhập:
4.1 Định vị các doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu:
Việt Nam với nội lực vốn có còn yếu, việc đánh giá đúng năng lực cạnh tranh, tìm ra những ngành có lợi thế so sánh để đầu tư phát triển là vô cùng quan trọng.Trong những năm qua, hầu hết các doanh nghiệp của ta thường tập trung vào lĩnh vực gia công, ít tạo ra giá trị gia tăng, chỉ cung cấp sức lao động phổ thông và nguyên liệu thô.Thay đổi được thực tế này sẽ đem lại hiệu quả lớn.
Việt Nam có 2 tình huống đặc biệt hơn so với các nước khác Thứ nhất, chúng ta gia nhập sau, lại xuất phát điểm cùng kiệt nàn lạc hậu.Thứ hai, sau khi gia nhập ta phải cạnh tranh với 2 cường quốc lớn có nhiều điểm tương đồng là Trung Quốc và Ấn Độ. Cần chú trọng xem xét những vấn đề này để đưa ra chiến lược hội nhập thích hợp.
4.2Đặt khu vực KTTN vào vị trí xứng đáng:
KTTN và kinh tế Nhà nước là 2 bộ phận quan trọng nhất, cùng tồn tại ở nước ta hiện nay, có những vị trí và vai trò đặc thù trong một cơ cấu phát triển chung, không có xu thế lấn át hay loại trừ nhau.Để đạt được những mục tiêu tăng trưởng cao, lâu dài và ổn định, 2 khu vực kinh tế đó còn phải hỗ trợ , bổ sung cho nhau.
Kinh tế Nhà nước cần nắm vai trò điều tiết, định hướng phát triển thông qua việc nắm giữ một số lĩnh vực, ngành nghề quan trọng nhất của nền kinh tế.Phần còn lại cần giao cho KTTN phát triển tương ứng với tầm vóc và vị thế của mình. Trong những năm qua, 2 nguồn lực chính của Nhà nước là tài nguyên và tài chính được phân bổ lệch lạc quá nhiều. Nên coi đầu tư của doanh nghiệp tư nhân là tài nguyên quốc gia cần được khơi dậy. Đẩy nhanh công tác sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế là nhiệm vụ quan trọng trước mắt.
4.3 Xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp theo tinh thần của tư duy toàn cầu, hội nhập và phát triển bền vững:
Bên cạnh những chính sách vĩ mô của Nhà nước nhằm tạo môi trường phát triển thuận lợi, những hỗ trợ lớn về vốn và mở cửa trên mặt trận ngoại giao, bản thân các doanh nghiệp cần chú trọng 2 vấn đề lớn sau:
+Tự đổi mới và trau dồi kinh nghiệm để nâng cao khả năng cạnh tranh, chú trọng những lĩnh vực mũi nhọn có thế mạnh,tránh những tổn thương lớn trong qúa trình hội nhập.
+ Đẩy mạnh hỗ trợ, liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước thuộc cùng một lĩnh vực cũng như với các doanh nghiệp nước ngoài là đối tác làm ăn lâu dài, tiềm năng.
II/Hội nhập với thực tiễn phát triển KTTN của Việt Nam trong những năm qua:
1.Điều kiện thuận lợi mang lại những tăng trưở...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top