daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC VÀ CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT ............................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ vi
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................................3
1.1. Giới thiệu về Trà hoa vàng (Camellia chrysantha (Hu) Tuyama).......................3
1.1.1. Hệ thống phân loại và phân bố..........................................................................3
1.1.2. Đặc điểm sinh học.............................................................................................3
1.1.3. Giá trị sử dụng...................................................................................................3
1.2. Tổng quan về mã vạch ADN (DNA barcode)......................................................5
1.2.1. Trên Thế Giới....................................................................................................6
1.2.2. Ở Việt Nam .......................................................................................................6
1.3. Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài cây ................................................................8
1.3.1.Trên thế giới .......................................................................................................8
1.3.2. Ở trong nƣớc ...................................................................................................12
1.4. Cơ sở khoa học của nhân giống bằng hom ........................................................14
1.4.1. Cơ sở của phƣơng pháp giâm hom..................................................................15
1.4.2. Nhu cầu sinh lý của cành đã cắt rời ................................................................16
1.5. ngh a của nhân giống bằng hom.....................................................................16
1.6. Những nghiên cứu về chi Camellia...................................................................17
1.6.1. Những nghiên cứu về chi Camellia trên Thế Giới ..........................................17
1.6.2. Những nghiên cứu về chi Camellia ở Việt Nam.............................................19
Chƣơng 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........24
2.1. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................24
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu.........................................................................................24
2.3. Địa điểm nghiên cứu ..........................................................................................24
2.4. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................24
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................24
2.5.1. Nghiên cứu mã vạchADN (DNA barcode) cho cây Trà hoa vàng Ba Chẽ.....24
2.5.2. Nghiên cứu một số đặc điểm Lâm học Trà hoa vàng .....................................26
2.5.3. Thí nghiệm giâm hom Trà hoa vàng...............................................................29
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................32
3.1. Kết quả xác định mã vạch AND (DNA barcode) ..............................................32
3.1.1. Tách chiết ADN và khuyếch đại PCR (Polymerase Chain Reaction) ............32
3.1.2. Phân tích trình tự nucleotide từ ba vùng ADN ...............................................33
3.2. Một số đặc điểm Lâm học Trà hoa Vàng...........................................................36
3.2.1. Đặc điểm hình thái loài cây Trà hoa vàng Ba chẽ...........................................36
3.2.2. Đặc điểm sinh thái và phân bố loài cây Trà hoa vàng tại Ba chẽ ...................39
3.2.3. Đặc điểm cấu trúc hoàn cảnh rừng nơi có loài cây Trà hoa vàng phân bố tự
nhiên..........................................................................................................................40
3.3. Nhân giống Trà hoa vàng Ba chẽ bằng phƣơng pháp giâm hom.......................46
3.3.1. Ảnh hƣởng của nồng độ các chất điều hòa sinh trƣởng đến khả năng sống và
khả năng ra rễ của hom .............................................................................................46
3.3.4. Ảnh hƣởng của giá thể ruột bầu đến hiệu quả giâm hom ...............................53
3.3.5. Ảnh hƣởng của ánh sáng đến khả năng sống của hom. ..................................54
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây Trà hoa vàng thuộc chi trà (Camellia) là một chi thực vật có hoa trong
họ Chè (Theaceae), trên thế giới và Việt Nam có rất nhiều loài thuộc chi Camellia
có hoa đẹp với đủ các màu sắc khác nhau nhƣ trắng, đỏ, hồng và nhiều màu sắc lạ
mắt, độc đáo đƣợc lai tạo đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà chơi cảnh trong đó
có ngƣời chơi cảnh Việt Nam. Trong số đó, các loài Trà hoa vàng là loài hiện mới
chỉ phát hiện tại Việt Nam và Trung Quốc. Cũng nhƣ nhiều loài khác trong chi
Camellia, giá trị đầu tiên dễ nhận thấy nhất của Trà hoa vàng là làm cảnh. Màu vàng
của Trà hoa vàng rất đặc trƣng, Khó có thể tạo ra đƣợc bằng phƣơng pháp lai hữu
tính (Trần Ninh – Hakoda Naotoshi, 2010). Trà hoa vàng còn có giá trị kinh tế và y
dƣợc cao nhƣ: Sử dụng để lấy gỗ, có thể làm cây trồng tầng dƣới ở các đai rừng
phòng hộ, lá và hoa làm đồ uống cao cấp, có tác dụng phòng và chống các bệnh
huyết áp, tim mạch, tiểu đƣờng, u bƣớu (Zhu Ji Yu et al…, 2006). Các nhà thực vật
thế giới xem các loài Trà hoa vàng là nguồn gen quý hiếm cần đƣợc bảo vệ nghiêm
ngặt (Trần Ninh và cs, 2010)[25].
Trong hơn 10 năm qua, các nhà khoa học đã phát hiện tại Việt Nam có tới 24
loài Trà hoa vàng. Tuy vậy, hiện nay Trà hoa vàng đang bị đe dọa nghiêm trọng do
mất môi trƣờng sống bị thu hẹp cũng nhƣ việc thu lƣợm cây giống thái quá dẫn đến
suy giảm rất nhanh về số lƣợng cá thể ngoài tự nhiên.
Theo quy hoạch của tỉnh Quảng Ninh, Ba Chẽ là một trong ba vùng dƣợc
liệu của tỉnh. Để chủ động cho hƣớng phát triển, huyện Ba Chẽ đã xây dựng quy
hoạch vùng trồng dƣợc liệu hơn ba nghìn ha, trong đó trà hoa vàng đƣợc trồng với
tổng diện tích hơn 500 ha trên địa bàn các xã, thị trấn. Đến nay, toàn huyện đã trồng
đƣợc hơn 100ha trà hoa vàng từ nguồn vốn các doanh nghiệp và các hộ dân trên địa
bàn. Công ty cổ phần Phú Khang HT hiện đã lập dự án trồng 250 ha trà hoa vàng
tập trung ở xã Thanh Sơn, kết hợp chế biến dƣợc liệu tại chỗ và phát triển du lịch
sinh thái[57].
Vì thế việc nghiên cứu các phƣơng pháp nhân giống, chăm sóc để bảo tồn và
phát triển các loài Trà hoa vàng là một việc làm cần thiết. Tuy nhiên cho tới nay
những nghiên cứu về các loài Trà hoa vàng còn rất hạn chế. Trong số các loài Trà
hoa vàng quý hiếm tại tỉnh Quảng Ninh thì loài Trà hoa vàng Camellia chrysantha
là một trong những loài trà quý cần đƣợc quan tâm, bảo tồn và phát triển.
Từ những lý do trên, tui đã tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu đặc điểm
Lâm học và nhân giống Trà hoa vàng (Camellia chrysantha (Hu) Tuyama) bằng
phương pháp giâm hom. Nhằm phục vụ công tác bảo tồn và phát triển cây dƣợc liệu
quý này.
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu về Trà hoa vàng (Camellia chrysantha (Hu) Tuyama)
1.1.1. Hệ thống phân loại và phân bố
Hình 1.1: Trà hoa vàng Ba chẽ
Phân loại
Bộ (ordo) Theales
Họ (familia) Theaceae
Chi (genus) Camellia
Loài (species)
Tên khoa học
C. chrysantha
Camellia chrysantha
(Hu) Tuyama
Trà hoa vàng hay con gọi là Kim hoa trà (Camellia chrysantha (Hu)
Tuyama) là một loài thực vật hạt kín trong họ Theaceae. Nó đƣợc tìm thấy ở Trung
Quốc (tây nam tỉnh Quảng Tây) và Việt Nam (tỉnh Quảng Ninh), V nh Phúc (Tam
Đảo).
1.1.2. Đặc điểm sinh học
Cây gỗ nhỏ hay cây bụi; nhánh mảnh, không lông. Lá có phiến thuôn, dài 9 –
12 cm, rộng 4 – 5 cm, không lông, mép có khía răng cƣa nhỏ, gân bên khoảng 10 đôi;
cuống lá dài 6–7 mm. Hoa mọc đơn độc trên cuống dài 7 – 10 mm; lá bắc 4. Lá đài 5;
cánh hoa 8 - 10, màu vàng đậm, cao 3 cm; nhị nhiều; bầu nhụy không lông, vòi nhụy
3 - 4, dính nhau một phần. Quả nang to có đƣờng kính 3 cm, vỏ quả dày 3 mm. Sinh
sống trong các khu rừng ẩm có độ cao dƣới 500 mét so với mặt nƣớc biển.
1.1.3. Giá trị sử dụng
Trà hoa vàng là loài cây quý hiếm, có nhiều giá trị để sử dụng nhƣ lấy gỗ, có
thể làm cây trồng tầng dƣới ở các đai rừng phòng hộ, trồng làm cây cảnh, làm đồ
uống cao cấp và chế biến dƣợc liệu, có tác dụng phòng và chống các bệnh huyết áp,
tim mạch, tiểu đƣờng, u bƣớu[14].
Theo "Camellia International Journal" – tạp chí chuyên nghiên cứu về Trà
hoa vàng của thế giới, các hợp chất của Trà hoa vàng có khả năng kiềm chế sự sinh
trƣởng của các khối u đến 33,8% trong khi chỉ cần đạt đến ngƣỡng 30% đã có thể
xem là thành công trong điều trị ung thƣ; giúp giảm đến 35% hàm lƣợng cholesterol
trong máu, trong khi dùng các loại thuốc khác thì mức độ giảm chỉ là 33,2%… [49]
Một số công trình nghiên cứu cho thấy Trà hoa vàng giảm triệu chứng xơ
vữa động mạch do máu nhiễm mỡ, điều hòa huyết áp, hạ đƣờng huyết, chữa kiết lỵ,
đại tiện ra máu…
Lá Trà hoa vàng có thể uống, điều chỉnh các chất béo trong cơ thể, lƣợng
đƣờng trong máu, giải độc gan và thận, theo y học Trung Quốc công bố, Trà hoa
vàng có 9 tác dụng chính:
- Trong lá trà có những hoạt chất làm giảm tổng hàm lƣợng lipit trong huyết
thanh máu, giảm lƣợng cholesterol mật độ thấp (cholesterol xấu) và tăng lƣợng
cholesterol mật độ cao (cholesterol tốt);
- Nƣớc sắc lá trà có tác dụng hạ huyết áp rõ ràng và tác dụng đƣợc duy trì
trong thời gian tƣơng đối dài;
- Nƣớc sắc lá trà có tác dụng ức chế sự tụ tập của tiểu cầu, chống sự hình
thành huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu;
- Phòng ngừa ung thƣ và ức chế sự phát triển của các khối u khác;
- Hƣng phấn thần kinh;
- Lợi tiểu mạnh;
- Giải độc gan và thận, ngăn ngừa xơ vữa động mạnh máu;
- Ức chế và tiêu diệt vi khuẩn.
Ngoài ra, lá chè còn có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và duy trì trạng
thái bình thƣờng của tuyến giáp.
PGS, TS Trần Văn Ơn, Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội nghiên cứu về loại
thảo dƣợc này. Đến nay, đã có kết luận: hoa và lá cây trà hoa vàng bao hàm hơn 400
thành phần hóa học, không có độc và tác dụng phụ, trong đó phải kể tới Saponin,
các hợp chất phenolic, amio acid, axit folic, protein, vitamin B1, B2, C, E, axit
béo,… cùng rất nhiều các thành phần dinh dƣỡng tự nhiên; trà hoa vàng có vài chục
loại axitamin, rất nhiều các nguyên tố vi lƣợng Ge, Se, Mo, Zn, V,… có tác dụng
bảo vệ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật”[57].
1.2. Tổng quan về mã vạch ADN (DNA barcode)
Phƣơng pháp phân loại hình thái có lịch sử phát triển lâu đời và đã xây
dựng đƣợc một hệ thống phân loại sinh vật nói chung và thực vật nói riêng tƣơng
đối đầy đủ và toàn diện. Phƣơng pháp phân loại này chủ yếu dựa vào sự khác biệt
về hình thái của các cơ quan trong cơ thể thực vật, đặc biệt là cơ quan sinh sản
(hoa). Tuy nhiên, phƣơng pháp này cũng gặp rất nhiều khó khăn khi cần xác định
những mẫu vật đang trong giai đoạn phát triển (chƣa ra hoa), những mẫu có đặc
điểm giống nhau do cùng thích nghi với điều kiện môi trƣờng, hay khó nhận biết
do có nhiều điểm tƣơng đồng ở bậc phân loại thấp nhƣ loài và dƣới loài. Từ giữa
những năm 1990, với sự phát triển mạnh mẽ của sinh học phân tử, một phƣơng
pháp nghiên cứu mới trong l nh vực phân loại học đã hình thành và đƣợc gọi là
phƣơng pháp phân loại học phân tử. Phƣơng pháp này dựa trên các dữ liệu thông
tin về hệ gen (ADN) trong và ngoài nhân hay các sản phẩm của chúng (protein).
Tùy mục đích hay đối tƣợng nghiên cứu, ngƣời ta có thể lựa chọn các gen (đoạn
ADN) khác nhau hay các sản phẩm khác nhau của hệ gen.
Năm 2003, Paul Hebert [48], nhà nghiên cứu tại Đại học Guelph ở Ontario,
Canada, đề xuất "mã vạch DNA" (DNA Barcode) nhƣ là một cách để xác định
loài. Mã vạch đƣợc sử dụng là một đoạn ADN ngắn từ một phần của hệ gen và
đƣợc dùng giống nhƣ cách một máy quét ở siêu thị phân biệt đƣợc các sản phẩm
bằng cách nhận diện đƣợc các sọc màu đen đặc chƣng của từng sản phẩm. Trong
công nghệ mã vạch, có thể hai mặt hàng trông rất giống nhau và không phân biệt
đƣợc bằng mắt thƣờng, song qua mã vạch, máy quét có thể phân biệt đƣợc. Một
mã vạch ADN điển hình phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu sau :
- Có tính phổ biến cao để có thể thực hiện trên nhiều loài thực vật;
- Trình tự có tính đặc hiệu cao và có hiệu suất nhân bản cao;
- Có khả năng phân biệt đồng thời đƣợc nhiều loài.
1.2.1. Trên Thế Giới
Việc sử dụng DNA trong nghiên cứu định loại không phải ý tƣởng quá mới,
bởi loài ngƣời đã biết đến DNA từ năm 1953. Đột phá của mã vạch DNA nằm ở
tính chuẩn hóa và đồng bộ của nó. Ngh a là với một sinh vật bất kỳ, chỉ cần giải mã
đoạn gene Co1(hay một số lƣợng gene rất ít và xác định trƣớc), so sánh với các thƣ
viện DNA hiện có là có thể xác định danh tính loài và xác định loài mới.
Tháng 2/2005, tại hội nghị về xây dựng mã vạch sự sống ở Bảo tàng Lịch sử
tự nhiên London, Anh, các nhà khoa học đã thống nhất thực hiện dự án "Sáng kiến
xây dựng mã vạch sự sống" với tham vọng nhanh chóng lƣu trữ thông tin của
khoảng 10 triệu loài sinh vật trên Trái đất bằng mã vạch DNA.
Trong giai đoạn 2003-2010, có tới 411 bài báo khoa học chứa "mã vạch
DNA" trong tiêu đề và công cụ này đƣợc sử dụng trong rất nhiều l nh vực. Đến 2011
mới có 145.298 loài đƣợc mô tả mã vạch hợp lệ.[60]
1.2.2. Ở Việt Nam
Xây dựng cơ sở dữ liệu mã vạch ADN là hƣớng nghiên cứu mới. Nhận thấy
vai trò, ý ngh a và sự cần thiết của việc xây dựng ngân hàng mã vạch ADN, ở Việt
Nam các nhà khoa học cũng nhƣ các nhà quản lý cũng đã bắt đầu tiếp cận và quan
tâm đến hƣớng nghiên cứu này, nhằm hƣớng tới xây dựng một ngân hàng dữ liệu
mã vạch ADN quốc gia cho các loài sinh vật (Động vật, thực vật, vi sinh vật,
virut,...) phục vụ phân loại, giám định, chẩn đoán bệnh, bảo tồn và quản lý thƣơng
mại nguồn tài nguyên sinh vật ở Việt Nam. Theo Hà Văn Huân tổng hợp trên Ngân
hàng dữ liệu AND Việt Nam:
Kết hợp phƣơng pháp sinh học phân tử và hình thái trong nghiên cứu phân
loại các họ Thiên lý (Asclepiadaceae) và Trúc đào (Apocynaceae) ở Việt Nam
(2009-2010, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật); Nghiên cứu đánh giá đa dạng
di truyền của cây dó bầu tại Việt Nam bằng kỹ thuật chỉ thị ADN nhằm bảo tồn, hỗ
trợ và nâng cao hiệu quả sản xuất trầm hƣơng (2010-2011, Viện Công nghệ sinh
học); Định loại phân tử để giám sát thƣơng mại và thƣơng mại hóa các lâm sản
ngoài gỗ ở Campuchia, Lào và Việt Nam (2010-2012, Viện Công nghệ sinh học,
Viện nghiên cứu hệ gen); Nghiên cứu xây dựng mã vạch ADN (DNA barcode) phục
vụ cho việc định danh sâm Ngọc Linh và cây Bá bệnh (2012-2013, Viện Công nghệ
sinh học) (Nguyễn Thị Thu Hiền, 2012; Đinh Thi Phòng, 2011, 2014). Bƣớc đầu,
một số kết quả công bố đã chỉ ra có thể sử dụng gen 18S rRNA để phân loại các loài
thuộc chi Bình vôi (Stephania) (Huỳnh Thị Thu Huệ et al., 2003), để xác định mức
độ quan hệ họ hàng giữa Sa mộc (Cunninghamia lanceolata Lamb.) nhập từ Trung
Quốc và Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata) mọc tự nhiên (Nguyễn Thị
Phƣơng Trang et al., 2009), để phân loại 9 loài thuộc họ Hoàng đàn (Cupressaceae)
ở Việt Nam (Nguyễn Minh Tâm, et al., 2012). Nguyễn Đức Thành và nhóm nghiên
cứu (2007) đã sử dụng một số gen ở lục lạp để nghiên cứu đa dạng di truyền và xuất
xứ một số loài cây lâm nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, các chỉ thị gen lục lạp
là công cụ hữu hiệu trong nghiên cứu đa dạng di truyền và xuất xứ các loài cây lâm
nghiệp.
Đề tài giám định phân tử và di truyền quần thể của các rừng gỗ Pơ Mu
(Fokienia hodginsii) tại Việt Nam (2010-2011, Trƣờng Đại học Công nghệ - Đại
học Quốc gia Hà Nội); Đánh giá đa dạng di truyền của chi Lan huệ ở Việt Nam
bằng chỉ thị phân tử (2010-2011, Trƣờng Đại học Nông nghiệp I); Nghiên cứu hệ
thống phân loại và bảo tồn các loài cây thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae) tại Việt
Nam (2010-2012, Trƣờng Đại học Lâm nghiệp). Trần Hoàng Dũng và cộng sự đã
tiến hành xác định một số đoạn ADN đặc trƣng để làm mã vạch cho một số nhóm
thực vật quý hiếm, đặc hữu, có giá trị kinh tế và dƣợc tính nhƣ: Lan Hài
(Paphiopedilum), Hoàng Thảo (Dendrobium), Sâm Ngọc Linh (Panax
vietnamensis), Củ Hoài Sơn (Discorea persimilis), Ngải sậy hoang An Giang họ
Gừng Zingiberaceae, hay nấm dƣợc liệu nhƣ Linh Chi (Ganoderma), nấm gây
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Ba vùng ADN lựa chọn (matK, rbcL và ITS2) cho nghiên cứu đã đƣợc
khuyếch đại và đọc trình tự thành công. Sự sai khác nucleotide dao động trong
khoảng từ 0% đến 0,82% thuộc sự khác biệt giữa các thể trong loài giữa Trà hoa
vàng ở Ba Chẽ, Quảng Ninh và Trà hoa vàng ở Sơn Động, Bắc Giang.
Cây Trà hoa vàng (Camellia chrysantha (Hu) Tuyama) cao trung bình 1,8m,
đƣờng kính gốc trung bình Dg = 6,5 cm; Hoa mọc đơn, màu vàng; Quả nang to
3 cm. mùa ra hoa vào khoảng tháng 9 – 2 năm sau, trong thời gian này cây vừa có
hoa và vừa có quả. Sinh sống trong các khu rừng ẩm có độ cao dƣới 70 - 150 m so
với mực nƣớc biển, khó tái sinh tự nhiên. Sống trong khu vực có nhiệt độ trung
bình từ 210C - 230C, lƣợng mƣa trung bình năm khá cao (2.285mm), độ ẩm trung
bình 83% /năm.
Hệ số tổ thành của cây Trà hoa vàng quá nhỏ, mật độ trung bình 2 cây/ha.
Cây Trà hoa vàng không tham gia vào công thức tổ thành rừng, sống cùng các loài
nhƣ: Trám, Xoan ta, Lim xanh, Thẩu tấu, Ngát, Đa .... Độ che phủ trung bình của
cây bụi đạt từ 32 -38 %, thảm tƣơi > 34,2%.
Xử lí hom bằng chất ĐHST thực vật IBA 150 pPhần mềm cho kết quả tốt nhất với tỉ
lệ sống 85,56%, tỉ lệ ra rễ 71,11%, chỉ số ra rễ 9,09 (CT7). Lựa chọn đƣợc hom 1
(CT13) cho kết quả tốt hơn tỉ lệ sống 87,88%, tỷ lệ hom ra rễ 71,11%, số rễ trung bình
5,38 rễ/hom, chỉ số ra rễ 9,91. Giá thể giâm hom là trấu hun + đất tầng B (CT15) cho
kết quả tốt hơn lệ sống 81,11%, tỷ lệ ra rễ 72,22%, chỉ số ra rễ 10,68. Che sáng 50%
(CT18) cho kết quả tốt nhất 84,44%, số hom sống trung bình 25,33 hom.
Vậy giâm hom Trà hoa vàng với chất ĐHST thực vật IBA 150 pPhần mềm cho hom
1 trên giá thể trấu hun + đất tầng B (1:1) và che 50% ánh sáng sẽ cho tỉ lệ sống tốt
nhất và chất lƣợng hom tốt nhất.
2. Tồn tại
+ Do số lƣợng cá thể loài Trà hoa vàng trong tự nhiên còn rất ít nên nghiên
cứu đặc điểm Lâm học chƣa hoàn chỉnh.
+ Một số chỉ tiêu khác nhƣ: Thời vụ giâm hom, nhiệt độ, khả năng nảy
chồi… đối với cây Trà hoa vàng chƣa đƣợc nghiên cứu đánh giá.
3. Kiến nghị
+ Cần có những nghiên cứu kỹ hơn về vai trò, công dụng, hoạt tính sinh học
của các hoạt chất tự nhiên trong cây Trà hoa vàng (Camellia chrysantha (Hu)
Tuyama).
+ Cây Trà hoa vàng Ba Chẽ trong tự nhiên cần có biện pháp quản lí và bảo
vệ nghiêm ngặt hơn.
+ Tiếp tục nghiên cứu đầy đủ hơn về quy trình sản xuất cây giống Trà hoa
vàng phục vụ bảo tồn, phát triển nguồn gen quý hiếm.
Cũng giống với chất ĐHST thực vật ABT và IBA thời điểm 30 ngày đầu, chất
ĐHST thực vật NAA tỉ lệ sống không thay đổi đáng kể. Từ thời điểm 40 ngày đến 70
ngày thì tỉ lệ sống giảm dần. Cụ thể: CT9 từ 90,00% giảm xuống 73,33%; CT10 từ
88,89% giảm xuống 73,33%; CT11 từ 91,11% giảm xuống 77,78%; CT12 từ 87,78%
giảm xuống 71,11%. Vậy sau 70 ngày với chất ĐHHST thực vật NAA tỉ lệ sống của
CT12 là nhỏ nhất 71,11%, lớn nhất là CT11 đạt 77,78% (bảng 3.10 và biểu 3.3).
Tóm lại:
Kết quả cho thấy, sau khi giâm hom 10 ngày đã thấy xuất hiện một số hom
chết, tuy nhiên tỷ lệ chết không nhiều. Tiếp tục kéo dài thời gian theo dõi thì tỷ lệ
chết càng tăng, đồng ngh a với tỷ lệ hom sống giảm. Số liệu trong bảng 3.10 cho
thấy, khi xử lý hom với các chất ĐHST có nồng độ khác nhau (50 – 200 ppm) có sự
sai khác về tỷ lệ sống giữa các công thức thí nghiệm. Với chất IBA cho tỷ lệ hom
sống đều cao hơn so với các chất còn lại, công thức CT7 dùng IBA 150 pPhần mềm cho tỷ
lệ cao nhất đạt 85,56%; tỷ lệ sống thấp nhất ở công thức CT1 đạt 67,78%, có thể nói
rằng khi xử lý hom với chất ĐHST thực vật với nồng độ cao hơn có thể làm ảnh
hƣởng đến khả năng sống của hom và nhƣ vậy kết quả cũng phù hợp với những kết
quả nghiên cứu trƣớc đây. Công thức đối chứng chỉ đạt tỷ lệ sống 63,33%.
- Sau 10 ngày đầu: Ftính < Fcrit, vậy loại và nồng độ chất ĐHST không có ảnh
hƣởng rõ rệt đến tỷ lệ sống của hom.
- Sau 20, 30, 40, 50, 60, 70 ngày thí nghiệm tiếp theo: Ftính > Fcrit , vậy loại và
nồng độ chất ĐHST có ảnh hƣởng rõ rệt đến tỷ lệ sống của hom.
 Ảnh hưởng của nồng độ các chất ĐHST thực vật đến khả năng ra rễ
Sau 70 ngày thí nghiệm, tiến hành kiểm tra, đo đếm bộ rễ của hom cho thấy,
ở phần lớn các công thức thí nghiệm đã ra rễ cấp 2, số lƣợng rễ trên hom nhiều nên
chỉ đếm rễ cấp 1. Số liệu thu thập đƣợc trình bày ở bảng 3.11.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng Và Kết Quả Điều Trị Bệnh Thủy Đậu Bằng Zincpaste Y dược 0
D Nghiên cứu quy trình sản xuất cao đặc hai loài diệp hạ châu quy mô pilot Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu hệ thống cân cơ nông vùng mặt và mối liên quan với thần kinh mặt Y dược 0
D Nghiên cứu đặc tính của chitinase tự nhiên và biểu hiện chitinase tái tổ hợp từ chủng nấm Lecanicillium lecanii Y dược 0
D Nghiên cứu đặc điểm của hệ thống gạt mưa rửa kính,thiết lập các bài tập thực hành và thí nghiệm trên mô hình hệ thống gạt mưa rửa kính Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Kết Quả Điều Trị Đợt Bùng Phát Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Y dược 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của bò sữa chậm sinh và ứng dụng hormone để khắc phục Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu đặc tính quang của bộ tách kênh ghép tín hiệu sử dụng ống dẫn sóng silicon Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Của Quá Trình Khoáng Hóa Một Số Hợp Chất Hữu Cơ Họ Azo Trong Nước Thải Dệt Nhuộm Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chế biến nước cam cô đặc Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top