memory_forever

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Không gian văn hóa làng Vạn Phúc : Luận văn ThS. Khu vực học: 60 31 60
Nhà xuất bản: Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển
Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày: 2012
Chủ đề: Việt Nam học
Không gian văn hóa
Làng Vạn Phúc
Văn hóa Việt Nam
Miêu tả: 133 tr. + CD-ROM + Tóm tắt
Luận văn ThS. Việt Nam học -- Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Trình bày về khái niệm, nội dung, yếu tố địa lý, sinh thái tự nhiên và sinh thái nhân văn cấu thành không gian văn hóa làng Vạn Phúc. Nghiên cứu không gian văn hóa làng Vạn Phúc quan những đặc trưng: Khía cạnh vật thể của không gian văn hóa; khía cạnh phi vật thể của không gian văn hóa. Xác định những yếu tố tác động đến sự hình thành, phát triển và biến đổi không gian văn hóa làng Vạn Phúc, đồng thời đưa ra một số giải pháp để đảm bảo tính bền vững của quá trình phát triển làng nghề Vạn Phúc
MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH KHÔNG GIAN VĂN HÓA LÀNG VẠN PHÚC 13 1.1 . Một số vấn đề về không gian văn hóa làng: Khái niệm, nội dung và tiêu chí xác định 10 13 1.2. Yếu tố địa lý, sinh thái tự nhiên và sinh thái nhân văn cấu thành không gian văn hóa làng Vạn Phúc 13 1.3 Điều kiện lịch sử 18 1.4 Điều kiện xã hội 21 CHƯƠNG 2: KHÔNG GIAN VĂN HÓA LÀNG VẠN PHÚC NHỮNG ĐẶC TRƯNG CHÍNH 28 2.1 Khía cạnh vật thể của không gian văn hóa 28 2.1.1 Tổ chức không gian sống 28 2.2 Khía cạnh phi vật thể của không gian văn hóa 66 2.2.1 Phong tục tập quán 66 2.2.2. Lễ thức cá nhân 67 2.2.3 Lễ thức cộng đồng 73 CHƯƠNG 3: KHÔNG GIAN VĂN HÓA LÀNG VẠN PHÚC: BIẾN ĐỔI, PHÁT TRIỂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG BẢO TỒN GIÁ TRỊ 82 3.1 Xu hướng biến đổi: Theo hai hướng tích cực và tiêu cực 82 3.1. 2. Biến đổi văn hóa 91 3.2 Phương hướng bảo tồn giá trị 105 KẾT LUẬN 115 Tài liệu tham khảo 118 PHỤ LỤC 123 1. Lý do chọn đề tài Vạn Phúc ở phía Tây Bắc thị xã Hà Đông, trước đây là tỉnh lỵ Hà Đông, nay là nội thành Hà Nội. Vạn Phúc có nghề dệt lụa cổ truyền nổi tiếng và có truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường. Cảnh vật, con người và truyền thống văn hóa nơi đây đã thu hút và thôi thúc tui tìm hiểu về làng. Làng Vạn Phúc đã có nhiều người nghiên cứu từ góc độ kinh tế, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên chưa có nhiều những nghiên cứu về không gian văn hóa làng. Vạn Phúc là một làng đặc biệt trong nghĩa vị thế địa lý văn hóa – làng ven đô, làng nằm ở vùng tiếp giáp giữa không gian văn hóa xứ Đoài và không gian văn hóa Thăng Long – Hà Nội. Về kinh tế, Vạn Phúc cũng là dạng làng đặc biệt – làng nghề thủ công thăng trầm cùng đất nước. Nền kinh tế công nghệp hóa – hiện đại hóa và quá trình đô thị hóa đã khiến cho không gian văn hóa làng Vạn Phúc biến đổi nhanh chóng, nhiều yếu tố vật thể và phi vật thể bị mai một đi trước khi chúng ta kịp ghi nhận và nghiên cứu. Trước sự chuyển mình của nền kinh tế xã hội, việc nghiên cứu, tìm hiểu về không gian văn hóa làng Vạn Phúc là một yêu cầu cấp thiết vừa đáp ứng cả về khoa học, cả về thực tế. 2. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn - Việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị văn hóa làng như một không gian hoàn chỉnh đòi hỏi phải có sự nghiên cứu toàn diện. Nghiên cứu không gian văn hóa làng sẽ góp phần tìm hiểu những đặc trưng văn hóa của làng, hiện diện lên bức tranh văn hóa của làng là một nhu cầu thiết yếu. - Việc nghiên cứu làng ngày càng nhiều, cộng với nhu cầu thăm quan, du lịch, mua sắm sản phẩm lụa ngày càng tăng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có những giải pháp phát triển bền vững cho địa phương; đây là một đòi hỏi cần giải quyết. - Ngày nay trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Những yếu tố truyền thống đang bị tác động và mai một từng ngày. Việc nghiên cứu về làng Vạn Phúc đòi hỏi phải khẩn trương. Đây là tính khoa học và thực tiễn của đề tài. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề * Về không gian văn hóa nói chung: Nghiên cứu vùng văn hóa là một hướng nghiên cứu vừa truyền thống, vừa hiện đại. GS. Ngô Đức Thịnh trong công trình nghiên cứu “Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam”, gồm những bài nghiên cứu về: những nét lớn của khuynh hướng nghiên cứu không gian văn hóa; phác thảo về phân vùng văn hóa ở Việt Nam và trình bày một số vùng văn hóa tiêu biểu ở nước ta; cuối cùng là thông qua một số hiện tượng văn hóa riêng lẻ coi đó như là sự bổ sung, cụ thể hóa tính vùng, tính địa phương trong văn hóa Việt Nam. Giáo sư Trần Quốc Vượng có công trình nghiên cứu về “Việt Nam cái nhìn địa văn hóa”, gồm những bài viết về văn hóa các vùng miền: Cao Bằng, Vĩnh Phú, Sơn Tây, Xứ Bắc – Kinh Bắc, Hà Nội, Hải Hưng, Xứ Thanh…trải dài đến đất Cà Mau, địa cuối của Tổ Quốc. Văn hóa xứ Quảng Nam cũng được GS Trần Quốc Vượng cùng đồng nghiệp nghiên cứu đặc trưng ở văn hóa cư trú, văn hóa thương cảng, văn hóa tiêu dùng ở các di tích, văn hóa ẩm thực. Giá trị đặc trưng của vùng văn hóa Quảng Nam được lắng đọng trong lễ hội, phong tục tập quán, tâm lý truyền thống, được kết tinh từ lao động sáng tạo, lối suy nghĩ, lối sống, lối ứng xử của các dân tộc sống trên mảnh đất này. Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc trong công trình nghiên cứu “Một số vấn đề làng xã Việt Nam” đã nghiên cứu các vấn đề về làng xã Việt Nam, đặc biệt tác giả nghiên cứu làng Đan Loan từ khi hình thành, phát triển, biến đổi, xưa và nay trải dài theo thời gian dưới các góc độ lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. “Những sinh hoạt văn hóa dân gian của một làng ven đô” (làng Đăm) của Lê Hồng Lý – Phạm Thị Thủy Chung cho thấy một cái nhìn sâu sắc và tổng thể về làng Đăm: hội làng, di tích lịch sử văn hóa, sinh hoạt văn hóa dân gian, kinh tế và sự phát triển kinh tế, văn hóa trong thời kỳ đô thị hóa. Nghiên cứu về “không gian văn hóa làng Keo – Thái Bình” tác giả Trần Thị Lệ Thủy trong khóa luận tốt nghiệp khoa Sử của mình đã nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển làng Keo và nghiên cứu không gian văn hóa làng dưới các góc độ đời sống kinh tế xã hội và sinh hoạt văn hóa. PGS Nguyễn Hải Kế với công trình “Một làng Việt cổ truyền ở Đồng Bằng Bắc Bộ” đã tiếp cận nghiên cứu làng Dục Tú, Hà Nội bằng phương pháp định lượng và phương pháp so sánh hệ thống trong một khung thời gian nhất định đã phát hiện ra nhiều vấn đề về sở hữu ruộng đất, kết cấu kinh tế, tổ chức dân cư, về văn hóa tín ngưỡng… Qua nghiên cứu những tác phẩm trên, chúng tui đã kế thừa phương pháp nghiên cứu văn hóa của một làng, một vùng, một xứ thông qua các đặc trưng văn hóa và nghiên cứu văn hóa dưới cái nhìn địa – lịch sử. * Về không gian văn hóa làng Vạn Phúc: Các công trình nghiên cứu về làng Vạn Phúc dưới các khía cạnh: Nghiên cứu về lịch sử đấu tranh cách mạng của làng Vạn Phúc: Hai cuốn “Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Vạn Phúc” (tập 1 và 2), ghi lại lịch sử đấu tranh cách mạng của địa phương trong giai đoạn 1939 – 1954. Báo Hà Sơn Bình ngày 20-6-1987 có bài viết “Vạn Phúc an toàn khu của cơ quan báo Đảng” viết về Vạn Phúc – cơ sở cách mạng, an toàn khu của báo Đảng trong thời kỳ kháng chiến. Bài viết của các tác giả Anh Đức, Minh Tâm: “Vạn Phúc – ATK – làng du lịch” giới thiệu làng Vạn Phúc trong những ngày kháng chiến chống Pháp và những tiềm năng của làng lụa để phát triển du lịch. Bài viết của tác giả Nguyễn Kiên in trên báo Sài Gòn giải phóng ngày 2/9/1985: “Những ngày thu cách mạng ở làng dệt lụa Vạn Phúc” là những hồi ức về không khí tổng khởi nghĩa mùa thu năm 1945 tại Vạn Phúc. Ngoài ra địa phương còn sưu tầm và xuất bản cuốn “Vạn Phúc xưa và nay” năm 2001, sách là những bài viết, trang thơ, hồi ký, dòng bút tích…viết về tổng thể các vấn đề của làng Vạn Phúc: chính trị, văn hóa, lịch sử đấu tranh cách mạng của những nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa, các lãnh đạo cách mạng của Đảng và nhà nước ta. Nghiên cứu Vạn Phúc dưới góc độ du lịch có những bài nghiên cứu: Tác giả Quang Hào với bài viết: “Vạn Phúc làng nghề làng du lịch” in trong báo Doanh nghiệp ngày 10-5-2000, giới thiệu về làng Vạn Phúc và các loại lụa Vạn Phúc, bên cạnh đó tác giả đánh giá mấy năm gần đây, Vạn Phúc là địa chỉ du lịch quen thuộc của nhiều du khách. Tác giả Nguyễn Kim Khánh có bài viết: “Vạn Phúc làng nghề, làng văn hóa du lịch” in trong báo Lao động xã hội ngày 28-10-2000, tác giả giới thiệu về làng dệt lụa tơ tằm Vạn Phúc cùng các thế mạnh để làng nghề phát triển du lịch. Viết về làng Vạn Phúc có rất nhiều các tác giả, tác phầm nhưng chỉ đi sâu tìm hiểu về nghề dệt. Thời cận đại, làng Vạn Phúc được nhắc đến trong các tác phẩm của Hoàng Trọng Phu như: “Những công nghệ gia đình ở Hà Đông”, viết về kỹ thuật dệt lụa ở Vạn Phúc và cuốn “Các nghề thủ công truyền thống ở Hà Đông”, giới thiệu về các nghề thủ công ở Hà Đông – một nguồn lợi kinh tế của Pháp, mặt khác rút ra những biện pháp cai trị có hiệu quả của Pháp với các làng thủ công Việt Nam. Sau cách mạng tháng Tám có cuốn: “Hà Tây làng nghề làng văn” do Sở văn hóa thông tin Hà Tây xuất bản năm 1992, giới thiệu về các làng nghề truyền thống: pháo Bình Đà, thêu Quất Động, khảm trai Chuyên Mỹ, dệt lụa Vạn Phúc… Năm 2003, có cuốn luận văn thạc sĩ Văn hóa học của tác giả Lê Hoài Linh viết về “Nghề dệt ở làng Vạn Phúc thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây”. Năm 2004, tác giả Quách Vinh có cuốn “Hành trình của lụa” giới thiệu sơ qua về lụa làng Vạn Phúc…Viết về nghề dệt thì rất nhiều, nhưng để đi sâu nghiên cứu về làng Vạn Phúc dưới góc độ văn hóa thì rất ít người quan tâm đến. Vì vậy, trong luận văn này, chúng tui kế thừa những nghiên cứu về làng Vạn Phúc và nghề dệt làm cơ sở đi sâu nghiên cứu Không gian văn hóa làng Vạn Phúc để thấy được những nét văn hóa đặc trưng truyền thống của làng nghề dệt nổi tiếng. CHƯƠNG 3: KHÔNG GIAN VĂN HÓA LÀNG VẠN PHÚC: BIẾN ĐỔI, PHÁT TRIỂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG BẢO TỒN GIÁ TRỊ 3.1 Xu hướng biến đổi: Theo hai hướng tích cực và tiêu cực Tính cộng đồng cao là một đặc trưng cơ bản của đời sống xã hội tại các làng quê Việt Nam. Đối với những làng nghề tính cộng đồng còn được nâng cao lên một bậc do yếu tố tổ chức sản xuất phường hội. Vạn Phúc cũng vậy, với nghề dệt cổ truyền hình thành từ lâu đời nên tính cộng đồng làng xã đã trở thành một đặc điểm nổi bật, cố hữu. Hầu như mọi người trong làng xóm đều có những mối liên hệ cùng làng, có thể là mối liên hệ họ hàng, mối liên hệ thông qua hôn nhân và đặc biệt là mối liên hệ trong hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, đời sống cộng đồng của cư dân Vạn Phúc đã có nhiều biến đổi cùng với hàng loạt những tác động do quá trình phát triển xã hội mang lại như: quá trình đô thị hóa mở rộng thủ đô Hà Nội, quá trình đô thị hóa của chính làng Vạn Phúc cũng như của quận Hà Đông; sự giao lưu kinh tế, văn hóa của Vạn Phúc với các tỉnh, thành phố khác, với khách du lịch nước ngoài…song song với nó là sự phát triển của truyền hình, internet, truyền thông mang tính đại chúng…tất cả chúng làm cho đời sống văn hóa của cư dân ở Vạn Phúc giảm bớt tính cộng đồng và thay vào đó là các hoạt động văn hóa xã hội mang tính chất gia đình và cá nhân được phát triển mạnh. Sự biến đổi về không gian văn hóa làng dần dần hình thành nên không gian văn hóa phường, thể hiện rõ nét qua các khía cạnh: 3.1.1 Biến đổi về kinh tế: * Tổng quan hiện trạng phát triển kinh tế Vạn Phúc: Trong giai đoạn 2001 – 2010, kinh tế Vạn Phúc đã có những bước phát triển khá nhanh. Tốc độ tăng trưởng GDP nhanh, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Năm 2001, tổng GDP đạt 68,15 tỷ đồng trong đó: Nông nghiệp là 1,68 tỷ, chiếm tỷ lệ 2,47%; Công nghiệp – Tiều thủ công nghiệp là 41,75 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 61,26%; Thương mại dịch vụ là 24,72 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 36,27%. Năm 2010, tổng GDP đạt 137,23 tỷ đồng trong đó: Nông nghiệp là 1,68 tỷ, chiếm tỷ lệ 1,06%; Công nghiệp – Tiều thủ công nghiệp là 76,69 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 57,69%; Thương mại dịch vụ là 56,25 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 41,25%. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra với xu hướng tích cực: Nông nghiệp giảm trong khi thương mại dịch vụ tăng nhanh chóng. Năm 2001, tỷ trọng Nông nghiệp – Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – Thương mại dịch vụ là 2,47 - 61,26% - 36,27%. Năm 2010 chỉ số này tương ứng 1,68% - 57,69% - 41,25%. Như vậy trong giai đoạn 2001 – 2010, khu vực kinh tế Thương mại - Dịch vụ đã có sự tăng trưởng về mặt tỷ trọng để vươn lên cùng công nghiệp trở thành hai khu vực kinh tế chính của phường, điều này phù hợp với quá trình phát triển đô thị hóa của khu vực.
+ Đối với không gian làng nghề truyền thống: Không gian làng nghề truyền thống được quy hoạch trên cơ sở bảo tôn tạo thành không gian thăm quan cho khách du lịch. * Bảo tồn, tu bổ các công trình kiến trúc cổ, các di tích lịch sử đã xuống cấp. Công tác bảo tồn phải gắn với sự phát triển, trên cơ sở tôn tạo, tu bổ để giữ gìn bản sắc. * Đưa các hoạt động sản xuất nghề thủ công có quy mô lớn ra khu sản xuất tập trung. * Đưa không gian làng nghề truyền thống hiện tại thành không gian tham quan và tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất theo mô hình trải nghiệm. * Điều chỉnh, nắn tuyến hệ thống giao thông trong không gian làng nghề cổ để đảm bảo các yêu cầu về an toàn chữa cháy và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của dân cư và khách du lịch tham quan. * Hình thành các khu kết hợp tái định cư và dãn dân tại khu ruộng hiện tại ở phía Bắc xã, giáp với dự án đường Lê Văn Lương kéo dài với mục đích vừa tái định cư dân phục vụ giải phóng mặt bằng cho các dự án chỉnh trang hệ thống giao thông, vừa đáp ứng nhu cầu dãn dân tại khu làng nghề cổ. + Đối với không gian dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống: Quy hoạch, xác định vị trí xây dựng đảm bảo hạn chế tác động đến không gian làng nghề truyền thống đồng thời đảm bảo mối liên hệ giữa không gian dịch vụ với không gian làng nghề truyền thống. + Đối với không gian tổ chức sản xuất tập trung: Quy hoạch khu sản xuất tập trung đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các đơn vị sản xuất đồng thời tách hoạt động sản xuất quy mô lớn khỏi không gian làng nghề cổ để hạn chế tác động đến môi trường sống và xây dựng định hướng phát triển bền vững ngành nghề.
Tiểu kết chương 3 Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nền kinh tế, cùng với xu hướng đô thị hóa của thành phố Hà Đông cũng như của làng Vạn Phúc, đã có tác động 2 mặt: tích cực và tiêu cực đối với không gian văn hóa làng. Sự tác động ấy diễn ra trên tất cả các bình diện từ kinh tế, văn hóa, xã hội…của làng. Về kinh tế của làng phát triển theo xu hướng của thời mở cửa. Nông nghiệp giảm trong khi thương mại dịch vụ tăng nhanh, nhiều ngành nghề kinh doanh mới ra đời. Thu nhập của người dân nâng cao, đời sống ngày được cải thiện, con người dần quen với những dịch vụ mới, lối sống mới. Tuy nhiên kinh tế làng nghề càng phát triển thì mặt trái của làng nghề - vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng gay gắt và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sức khỏe của người dân. Ở Vạn Phúc, hiện nay phát triển hình thức kinh doanh cho thuê nhà trọ, những người ở nơi khác đến với những phong tục, lối sống và cách thức sinh hoạt của địa phương mình đã ảnh hưởng không nhỏ tới con người nơi đây, làm xáo trộn ít nhiều đến lối sống của người Vạn Phúc. Bên cạnh sự phát triển của kinh tế, dẫn đến những biến đổi về văn hóa. Làng Vạn Phúc có sự biến đổi không gian truyền thống - Không gian kiến trúc mới hình thành. Nhiểu yếu tố cổ đã bị mai một, thậm chí mất đi và thay vào đó là kiểu kiến trúc mới – kiến trúc đô thị. Không gian sống của làng trong quá trình biến đổi chứa đựng cả ba nhân tố: truyền thống, sự đan xen, sự đổi mới. Quá trình đô thị hóa tác động tới những phong tục, tập quán của người dân, con người bị ảnh hưởng của lối sống mới trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Các dịp lễ tiết trong năm ở Vạn Phúc đang có xu hướng đơn giản hóa. Bên cạnh đó sự chuyển đổi về lối sống của người Vạn Phúc cũng đang diễn ra mạnh mẽ. Quan hệ của các thành viên trong gia đình cũng như quan hệ giữa những người cùng làng đã thay đổi, mọi người sống khép mình

trong gia đình nhỏ của mình, tuy nhiên tình làng nghĩa xóm, lối sống đoàn kết thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau vẫn là nét đặc trưng trong tính cách của người Vạn Phúc. Không gian văn hóa Vạn Phúc là không gian văn hóa làng nghề, luận văn đã mạnh dạn đưa ra một số định hướng để phát triển làng nghề một cách bền vững, tránh làm mai một đi nghề truyền thống của làng như một số làng nghề khác của tỉnh Hà Tây (cũ).
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:



tải đủ 2 phần rồi giải nén
 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top