hermione_1010

New Member

Download miễn phí Đề tài Khoa học là lực lượng sản xuất trực tiếp và xem xét vấn đề trên trong công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam





Trên cơ sở lý luận vai trò cơ sở và động lực của khoa học đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam nói chung là rất rõ ràng. Tuy nhiên, đấy mới chỉ là về mặt nhận thức lý luận. Còn trong thực tế thì sao? Qua việc tìm hiểu thực trạng khoa học và công nghệ trong điều kiện nước ta hiện nay và những mâu thuẫn giữa nhu cầu rất cao về khoa học và công nghệ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá với thực trạng đó sẽ phần nào trả lời được câu hỏi này.
Nếu xem xét thực trạng của khoa học công nghệ, thì ngoài khoa học với toàn bộ những tri thức đã có của con người về tự nhiên, xã hội và tư duy, còn phải đề cập đến 4 yếu tố cấu thành của công nghệ: trong thiết bị máy móc (kỹ thuật), cơ sở vật chất hạ tầng của sản xuất; nguồn lực con người; thông tin và tổ chức quản lý. Khoa học cùng với 4 yếu tố của công nghệ tạo thành một tổ hợp khoa học và công nghệ làm nền tảng và động lực cho cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

, cải tạo giới tự nhiên và phát triển bởi vì khoa học và công nghệ là những yếu tố quan trọng của lực lượng sản xuất xã hội, chúng có mặt ở tất cả mọi thành phần của lực lượng sản xuất: trong tư liệu sản xuất (công cụ, kĩ thuật), trong con người. Cùng với sự phát triển của xã hội, khoa học công nghệ càng ngày càng có vai trò quan trọng hơn trong lực lượng sản xuất xã hội. Thâm nhập vào khoa học và công nghệ hiện đại đã đảm bảo cho lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng theo hai hướng chủ yếu: 1) Thay đỏi chức năng và vị trí của con người trong sản xuất trên cơ sở dịch chuyển từ nền tảng điện-cơ khí sang nền tảng cơ-vi điện tử; 2) Chuyển sang sản xuất trên cơ sở các ngành công nghệ cao có thân thiện với môi trường.
1.3.2. Điều kiện để khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Từ cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật trước đây đến cách mạng khoa học - công nghệ hiện nay, khoa học ngày càng thể hiện vai trò của mình một cách rõ ràng dưới dạng thực tiễn xã hội trực tiếp, nhờ quá trình không ngừng biến đổi của nó, từ chỗ là lực lượng sản xuất tiềm năng thành lực lượng sản xuất trực tiếp.Có sự chuyển đổi này là nhờ các điều kiện sau :
Điều kiện về sản xuất: nền sản xuất xã hội phải đạt đến trình độ phát triển nhất định. Trong nền sản xuất xã hội còn ở trình độ thấp từ cộng sản nguyên thuỷ cho đến phong kiến , khoa học không thể trực tiếo đi vào sản xuất mà phải qua khâu trung gian: khâu thực nghiệm khoa học. Từ những thành tựu thu được qua thực tiễn thực nghiệm khoa học, con người tìm cách vận dụng chúng vào trong sản xuất. Quá trình này diễn ra chậm chạp. Trong điều kiện như vậy, khoa học chỉ có thể biểu hiện như một lực lượng sản xuất tiềm năng mà thôi chứ chưa thể trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Ngược lại, khi sản xuất xã hội đã đạt đến trình độ phát triên cao, chính sản xuất lại đặt ra những vấn đề mới, phức tạp đòi hỏi khoa học phải có cách giải quyết phù hợp , để thúc đẩy sản xuất phát triển và qua đó, khoa học cũng phát triển theo. Như vậy, trong điều kiện này, sản xuất đã tạo ra những cơ sở quan trọng, những nhu cầu cấp thiết cho sự xuất hiện của những tri thức khoa học mới. Khoa học không phục vụ sản xuất một cách thụ động theo kiểu khoa học cũng được mà không khoa học cũng chẳng sao; khoa học đã tham gia một cách tích cực, chủ động và trở thành một yếu tố không thể thiếu của quá trình sản xuất xã hội. Và, chỉ đến lúc này, khoa học mới có điều kiện để trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Điều kiện về trình độ phát triển của khoa học : Trong nền sản xuất cũ trình độ khoa học rất thấp ,và nó không ảnh hưởng lớn đến sản xuất . Trong nền sản xuất ngày nay , có một vấn đề nào của ngành sản xuất đặt ra mà tri thức của ngành khoa học; thậm chí là của vài ngành khoa học cụ thể không thể giải quyết được hoàn toàn. Tổng hợp khoa học, tổng hợp tri thức là xu hướng phát triển của khoa học ngày nay và điều kiện này hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của thực tiễn hiện đại. Ngày nay, trong khoa học đang diễn ra một quá trình tương tác mạnh mẽ giữa các khoa học, quá trình liên kết khoa học theo hướng tổng hợp tri thức của khoa học hiện đại và đó là điều kiện quan trọng và tối cần thiết để biến khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Điều kiện về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, mà nếu biểu hiện về mặt sản xuất thì đó chính là sự thống nhất giữa hoạt động sản xuất vật chất và hoạt động khoa học. Thực tiễn, trước đây là thực tiễn xã hội, là nguồn gốc, là động lực của nhận thức khoa học, đồng thời cũng là tiêu chuẩn của chân lý. Do vậy, việc khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp sẽ là con đường ngắn nhất và đáng tin cậy nhất để xác định độ chính xác,đúng đắn, tính chân lý của tri thức khoa. Sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất và hoạt động cơ bản của xã hội hiện đại được xây dựng trên cơ sở của nền sản xuất hiện đại và khoa học tiên tiến.
Như vậy cùng với sự phát triển của xã hội, vai trò của khoa học ngày càng được tăng cường, nhất là trong thời đại ngày nay, khi khoa học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Tri thức khoa học vừa là sự biến đổi, vừa là quyền lực, vừa là sự giàu có, là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự phát triển, sự thịnh suy của một công ty, một dân tộc, một đất nước, một khu vực trong cuộc cạnh tranh khốc liệt cuả thế giới hiện đại.
1.3.3. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Từ lâu khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Có thể nói rằng nó xuất hiện cùng với con người khôn ngoan tức là con người thực sự có hành vi lao động sản xuất đầu tiên, với công cụ lao động sản xuất đầu tiên. Vấn đề chỉ là ở chỗ xu hướng ấy ngày càng phát triển lên và trở nên đậm nét trong xã hội ngày nay. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp được biểu hiện dưới nhiều hình thức:
Một là, tri thức khoa học được vật thể hóa thành các công cụ, máy móc tinh vi, hiện đại như các loại máy vi tính, siêu tính, các máy công nghệ tự động hóa, các thế hệ người máy (rôbốt). C.Mác là người đã chỉ ra cơ sở kỹ thuật của nền kinh tế công nghiệp là máy móc mà trong đó việc đưa năng suất lao động tăng vọt là máy công tác, nhờ đó chuyển nền kinh tế nông nghiệp thủ công lên công nghiệp. Còn máy điều khiển tự động mà trong đó, máy tính điện tử nối mạng quốc gia và quốc tế là quan trọng nhất, là yếu tố quyết định sự chuyển nền kinh tế công nghiệp lên kinh tế tri thức (kinh tế sau công nghiệp), đồng thời tạo ra các loại công nghệ mới như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới... Điều này không chỉ mang lại hiệu quả và năng suất cao hơn, chất lượng cao hơn mà còn góp phần quan trọng vào việc tiết kiệm nguyên vật liệu, tạo ra các nguyên vật liệu mới vốn không có sẵn trong tự nhiên; giảm thời gian lao động phải chi phí cho một đơn vị sản phẩm. Thực tế sản xuất ở các nước công nghiệp phát triển đã cho thấy rằng, tri thức khoa học ngày càng chiếm một hàm lượng cao trong giá trị sản phẩm, nguồn lợi do khoa học mang lại cũng ngày càng lớn hơn. Cụ thể là, vào những năm đầu của thế kỷ XX, khi chỉ có một bộ phận nhỏ của thế giới bước vào công nghiệp hóa, khi mà sự phát triển của khoa học chưa được gắn chặt với kỹ thuật và sản xuất, thì lao động chân tay, tính trung bình, chiếm một tỷ lệ rất cao, tới 9/10 trong giá trị sản phẩm. Còn đến những năm 90, khi hầu hết các nước trên thế giới đã bước vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và ở nhiều nước đang diễn ra cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật và cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, thì tỷ lệ đó đã giảm xuống còn 1/5, trong khi đó, số lượng sản phẩm tăng 10 lần. Với đà phát triển như hiện nay của khoa học và công nghệ, tỷ lệ đó còn giảm mạnh, theo số dự đoán...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh thông qua dạy học lĩnh vực khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở Luận văn Sư phạm 0
D Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Hưng Yên Văn hóa, Xã hội 0
M Nguồn lực thông tin kinh tế tại Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia Kiến trúc, xây dựng 0
D Báo cáo thực tập khoa quản trị nhân lực - đại học thương mại thực trạng công tác quản trị nhân lực t Luận văn Kinh tế 0
T Phát triển năng lực tư duy khoa học cho sinh viên qua giảng dạy môn triết học Mác- Lê Nin tại trường Luận văn Sư phạm 0
S Tạo động lực làm việc cho nhân viên tại Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
X Phát triển đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ trong các trường đại học ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
C Quản lý nhân lực tại Bộ Khoa học và công nghệ Luận văn Kinh tế 0
M Quản lý nhân lực tại Viện Khoa học và công nghệ giao thông vận tải Luận văn Kinh tế 0
U Thu hút các nguồn lực cho phát triển khoa học và Công nghệ Tỉnh Hà Giang Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top