lqd03a2longan

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Ket-noi
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
1. Khái niệm
Quản trị tài chính là một phạm trù rất rộng, nó bao gồm hàng loạt những chức năng rộng lớn trong các đơn vị kinh doanh theo các loại hình kinh tế rất khác nhau. Nhưng nhìn chung quản trị tài chính giúp doanh nghiệp trả lời ba câu hỏi sau:
Doanh nghiệp nên đầu tư vào lĩnh vực nào, dài hạn hay ngắn hạn, lợi nhuận tạo ra có tương xứng không? ( Quyết định đầu tư ).
Doanh nghiệp cần huy động tiền cho đầu tư như thế nào, ở đâu và vào thời điểm nào? ( Quyết định tài trợ )
Lợi nhuận của doanh nghiệp được sử dụng như thế nào? (Quyết định phân phối).
2. Mục đích
Các doanh nghiệp hoạt động trong một môi trường luôn luôn biến động, thậm chí là hổn loạn. Và từ đó luôn xuất hiện những cơ hội có thể đem lại lợi nhuận cũng như những thách thức, rủi ro cho doanh nghiệp. Trong những điều kiện đó, các nhà quản trị phải có các khả năng đưa ra những quyết định phù hợp với mục đích và mục tiêu của doanh nghiệp, đồng thời phải có khả năng thực hiện chúng. Nhìn chung, công tác quản trị tài chính không nằm ngoài ba mục tiêu chủ yếu sau:
Tối đa hoá lợi nhuận
Hầu hết các doanh nghiệp đều có mục tiêu là làm ra lợi nhuận càng nhiều thì càng tốt.Nhưng mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận không phải là một công việc dễ đánh giá. Bởi mục tiêu này chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như thời gian, rủi ro….Và do đó công tác quản trị tài chính lại càng quan trọng hơn.
Tối thiểu hoá rủi ro
Đây là một yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động của doanh nghiệp.Trong bất cứ môi trường thực tế nào thì cũng có sự hiện diện của yếu tố rủi ro, hay tính không chắc chắn của môi trường kinh doanh với khả năng tạo ra lợi nhuận trong tương lai.
Tối đa hoá giá trị thị trường
Trong khi tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp, bên cạnh việc phải xem xét hoạt động kinh doanh dưới giác độ của các yếu tố thời gian, rủi ro…chúng ta còn đề cập tới giá trị thị trường của doanh nghiệp. Tối đa hoá giá trị thị trường của doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị những tài sản của các chủ sở hữu hiện tại của doanh nghiệp.Quá trình này đáp ứng những yêu cầu hợp lý của doanh nghiệp,vì lẽ mục tiêu này không chỉ được đánh giá dưới góc độ thời gian, rủi ro mà còn gồm nhiều yếu tố khác.
3. Nội dung
3.1 Quyết định đầu tư
3.1.1 Khái niệm
Định nghĩa một cách tổng quát thì quyết định đầu tư là quyết định nhằm xác lập lĩnh vực, ngành nghề mà nhà đầu tư sẽ đầu tư vào. Đối với các định chế tài chính thì ngoài các công cụ do mình tạo ra thông qua quan hệ với khách hàng, các định chế tài chính còn tập trung vào danh mục đầu tư tài chính trên thị trường tài chính chứ không chỉ thông qua quan hệ khách hàng. Việc đầu tư này thường đem lại cho các định chế tài chính một khoản thu nhập giới hạn ( thường là cố định ) cho tới khi các tài khoản này đáo hạn ( thường là công cụ nợ).
3.1.2 Mục tiêu
Tuỳ theo từng định chế tài chính mà có các mục tiêu khác nhau trong việc ra quyết định đầu tư. Nhưng nhìn chung việc quản lý danh mục đầu tư không nằm ngoài những mục tiêu cơ bản sau:
Quản lý rủi ro lãi suất
Quản lý thanh khoản
Thu nhập
Quản lý rủiro tín dụng
Tổng thu nhập
Quản lý vốn có rủi ro
Lãi chứng khoán
Mục tiêu được xếp hạng cao nhất là sử dụng danh mục đầu tư để quản lý rủi ro lãi suất. Chứng khoán cho phép các định chế tài chính điều chỉnh độ nhậy theo lãi suất một cách rất nhanh chóng vì có thể bán và mua chúng một cách tức thời và với thời gian đáo hạn ( thời hạn thực ) tuỳ ý. Theo các định chế tài chính, mục tiêu quan trọng thứ hai đó là quản lý tính thanh khoản. Hầu hết các định chế tài chính sử dụng danh mục đầu tư chứng khoán làm nguồn thanh khoản cơ bản và để giảm rủi ro thanh khoản. Thứ ba, và được xếp hạng gần với mục tiêu thanh khoản đó là mục tiêu sản sinh thu nhập. Danh mục đầu tư chứng khoán góp phần quan trọng vào thu nhập của các định chế tài chính . Theo thống kê, đầu tư chứng khoán đóng góp tới một phần tư tổng doanh thu của tất cả các ngân hàng của Mỹ. Vì có thể mua và quản lý chứng khoán với giá rẻ hơn nhiều so với nợ, hầu như chắc chắn rằng tỷ lệ đóng góp của danh mục đầu tư chứng khoán vào thu nhập ròng của ngân hàng còn cao hơn so với tỷ lệ đóng góp của nó so với doanh thu. Một mục tiêu quan trọng khác trong việc quản lý danh mục đầu tư là làm hạ bớt rủi ro tín dụng. Chứng khoán nằm trong phạm vi từ không rủi ro cho tới rủi ro tín dụng vừa phải cạnh tranh với rủi ro tín dụng của các khoản cho vay ngân hàng có chất lượng tốt. Loại thứ năm được liệt kê ra là thu nhập tổng cộng. Nó nhìn nhận một mục tiêu phi truyền thống mới xuất hiện nhằm đánh giá mức độ hiệu quả của việc quản lý danh mục đầu tư chứng khoán về cả hai mặt thu nhập lãi và thu nhập trên giá vốn. Mục tiêu thứ sáu là sử dụng danh mục đầu tư chứng khoán để quản lý nguồn vốn có rủi ro. Phần lớn các chứng khoán do các định chế tài chính nắm giữ hay không có hay có trọng số rủi ro rất thấp. Hệ quả là, các định chế tài chính có thể lựa chọn các đầu tư nguồn tài chính dư vào chứng khoán thay vì các khoản cho vay, với mục đích tránh phải dự trữ nhiều nguồn vốn cao hơn qui định. Mục tiêu cuối cùng được đưa ra đó là lợi tức chứng khoán, nó nhìn nhận sự chủ động trong việc tích cực mua bán chứng khoán với ý định kiếm được các khoản chênh lệch giá ngắn hạn chứng khoán.
3.1.3 Các loại tài sản được các định chế tài chính đầu tư
Những Công Cụ Nợ Ngắn Hạn Do Các Định Chế Tài Chính Nắm Giữ

Chứng khoán
Nhà phát hành
Mô tả ngắn gọn
Tín phiếu kho bạc
Chính phủ
Khoản nợ với tính khả mại, không có rủi ro tín dụng; bán trên cơ sở chiết khấu.

Trái phiếu
Các cơ quan chính phủ
Nghĩa vụ nợ của các cơ quan chính phủ; Có chất lượng rất cao và tính khả mại cao.
Thương phiếu
Doanh nghiệp và các công ty tài chính
Các giấy hứa nợ doanh nghiệp chất lượng cao; bán trên cơ sở chiết khấu.
Hối phiếu
Doanh nghiệp với sự hỗ trợ của ngân hàng thương mại
Giấy nợ sử dụng để tài trợ cho thương mại quốc tế, được các ngân hàng thương mại hỗ trợ để tăng thêm chất lượng tín dụng
giảm bớt chi phí huy động vốn nói chung.Tuy nhiên có nhiều yếu tố khác mà công ty chỉ có thể kiểm soát rất hạn chế hay không kiểm soát được như: các qui định pháp lý về bảo hiểm tiền gửi; qui định về dự trữ bắt buộc; qui định về mở chi nhánh; các diễn biến của môi trường kinh tế vĩ mô; các yếu tố về tâm lý tập quán …
Bên cạnh giải pháp kiểm soát chi phí làm giảm chi phí huy động vốn, công ty nên thực hiện giải pháp làm giảm thiểu rủi ro mang tính định hướng sau:
1. Làm tăng tính ổn định của nguồn vốn
Công ty có thể làm tăng tính ổn định của nguồn vốn bằng cách mở rộng thời hạn của các công cụ huy động vốn; mở rộng tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn; hay tăng tỷ trọng vốn bằng việc phát hành giấy tờ có giá. Tuy nhiên, sử dụng hình thức này thì chi phí cho việc huy động thường rất cao, mặt khác công ty có huy động được các nguồn vốn này hay không còn lệ thuộc vào khả năng sẵn có về vốn trong nền kinh tế, lòng tin của dân chúng vào công ty. Và đây chỉ là một trong số những giải pháp nằm trong số những chiến lược huy động vốn nhằm có được vốn và giảm rủi ro thanh khoản.
2. Bảo hiểm tiền gửi
Tức là công ty thiết lập những khoản bảo hiểm đối với các khoản tiền của khách hàng gửi. Thực hiện điều này, công ty có thể làm giảm mối lo sợ của người gưiû tiền rằng công ty có thể sẽ bị mất khả năng thanh toán. Các áp lực về rủi ro do rút tiền hàng loạt hay sức ép tâm lý làm tăng giá huy động vốn cũng giảm. Đồng thời qua việc thực hiện biện pháp này, bản thân công ty cũng có nhiều khản năng hơn trong việc chống đỡ rủi ro nhờ có sự chia sẽ của các tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Mặt khác, do có sự hậu thuẫn bởi bảo hiểm , công ty có thể giảm tỷ lệ các khoản dự trữ không sinh lợi và mở rộng tỷ trọng tài sản sinh lời để cải thiện thu nhập và lợi nhuận. Tuy nhiên thực hiện bảo hiểm tiển gửi thì ngoài tác dụng của nó, vẫn còn điểm không thuận lợi là, thứ nhất: giá tiền gửi trở nên đắt hơn do công ty phải chịu thêm phí bảo hiểm, thứ hai là: Phí bảo hiểm thu được thường rất ít và điều này làm hạn chế đi tác dụng của bảo hiểm tiền gửi.
3. Kiểm soát rủi ro lãi suất
Tức là công ty tiến hành các công tác như đoán biến động của lãi suất; phân tích độ nhạy cảm lãi suất của các tài sản bằng các kỹ thuật phân tích khoảng cách và khoản thời gian tồn tại; tiến hành các biện pháp khác nhau để loại trừ rủi ro lãi suất .
Kỹ thuật phân tích độ nhạy cảm của lãi suất gồm các bước:
1. Phân tích độ nhạy cảm lãi suất của từng loại tài sản ở bên tài sản và bên nguồn vốn.
2. Sử dụng các phương pháp khác để đánh giá ảnh hưởng của những thay đổi lãi suất ứng với các tương quan giữa bên tài sản và bên nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất.
3. Đề suất các điều chỉnh cần thiết để hạn chế rủi ro lãi suất.
. Hết .



Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học cho lao động quản lý tại Công ty cơ khí 79 Văn hóa, Xã hội 0
D Hoàn thiện công tác quản trị về cơ sở vật chất kỹ thuật tại nhà hàng luxury, khách sạn luxury Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích công tác tổ chức bộ máy và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty hasan - Dermapharm Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện định vị sản phẩm của công ty trên thị trường mục tiêu tại công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại bệnh viện y học cổ truyền tỉnh hưng yên Y dược 0
D Hoàn thiện chính sách đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Niinh Văn hóa, Xã hội 0
V Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty dụng cụ cơ khí xuất khẩu Luận văn Kinh tế 2
G Hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương tại nhà máy cơ khí Hồng Nam Luận văn Kinh tế 0
G Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại Công ty TNHH một thành viên đóng tàu Phà Rừng Luận văn Kinh tế 0
V Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top